Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 80)

4. Bố cục của luận văn

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.546,55 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước năm 2007. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo QĐ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.

Biểu 20: Diện tích năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên

Đơn vị: Km2 Đơn vị Năm 2008 Thành phố Thái Nguyên 187,70 Thị xã Sông Công 83,64 Huyện Định Hoá 511,09 Huyện Võ Nhai 840,10 Huyện Phú Lương 368,97 Huyện Đồng Hỷ 457,75 Huyện Đại Từ 577,06 Huyện Phú Bình 249,36 Huyện Phổ Yên 256,68 Tæng 3.534,35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lí như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ.

Với vị trí địa lí đó đã tạo cho tỉnh có một lợi thế đặc biệt trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với thị trường rộng lớn. Tuy nhiên do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi địa bàn bị chia cắt, chất lượng đường còn thấp, do vậy đã làm giảm đáng kể khả năng thu hút đầu tư tế bên ngoài.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 80)