Yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60)

4. Bố cục của luận văn

1.1.3.4.2. Yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam

a. Tổ chức quản lý doanh nghiệp Việt Nam

Tổ chức quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu hàng đầu tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tổ chức quản lý doanh nghiệp bao gồm nhiều yếu tố như: mô hình tổ chức doanh nghiệp, mô hình tổ chức doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, năng lực cán bộ quản lý doanh nghiệp.

- Về mô hình tổ chức doanh nghiệp:

Một là loại hình doanh nghiệp nhà nước hiện đang có số lượng khá lớn so với các nước kinh tế thị trường.

Hai là khu vực ngoài quốc doanh gồm nhiều mô hình tổ chức: từ các hợp tác xã đến doanh nghiệp tư nhân và các công ty tư nhân .

Ba là, các mô hình doanh nghiệp ở Việt Nam có những “biến thể” do đang trong quá trình hình thành, phát triển và tiếp tục điều chỉnh.

- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp:

Các loại hình doanh nghiệp khác nhau cũng tạo nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý không hoàn toàn giống nhau. Hiện tại, một số doanh nghiệp tổ chức hội đồng quản trị và số khác lại không có hội đồng quản trị. Trong việc thực hiện chức năng của bộ máy quản lý doanh nghiệp, nhiều công ty cổ phần ở Việt Nam không phân biệt rõ ranh giới giữa quản lý và điều hành như thông lệ quốc tế, khi nảy sinh mâu thuẫn nội bộ không có biện pháp xử lý do chế tài pháp luật không rõ ràng và không có hiệu lực. Đối với công ty cổ phần được

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thì tình hình phức tạp hơn, đặc biệt là đối với doanh nghiệp có cổ phần của Nhà nước, bởi lẽ chưa có biện pháp giải quyết hài hoà quan hệ giữa sự can thiệp của Nhà nước và quyền tự chủ của doanh nghiệp. Trong nhiều trường hợp, các quyết định đầu tư, thay đổi thị trường, sản phẩm… thường bị chậm do trở ngại ngay ở bản thân người đại diện cổ phần của Nhà nước hoặc do cổ đông can thiệp đòi quyền quyết định. Sự chậm trễ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Năng lực quản lý của doanh nghiệp Việt Nam:

Năng lực quản lý doanh nghiệp được thể hiện tập trung nhất ở năng lực của người đứng đầu doanh nghiệp. Năng lực đó trước hết được thể hiện ở trình độ. Trình độ đào tạo của giám đốc doanh nghiệp Việt Nam được thể hiện ở Biểu 13:

Biểu 13: Trình độ giám đốc doanh nghiệp Việt Nam

Đơn vị: % Chung Tiến sỹ Thạc Sỹ Cử nhân, kỹ sƣ Cao đẳng Trung học chuyên nghiệp Công nhân kỹ thuật Không đào tạo 0,53 1,153 36,16 2,96 15,72 12,06 31,4

Doanh nghiệp Nhà nước 2,14 2,8 85,4 1,23 5,22 0,42 2,79 Doanh nghiệp ngoài

nhà nước 0,48 0,85 30,5 3,12 11,9 9,77 43,38 Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 2,87 8,2 71,6 2,68 1,83 1,27 11,55

Nguồn: [11]

b. Năng lực vốn của doanh nghiệp Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 14: Vốn bình quân của doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc và Việt Nam năm 2006

Loại hình Trung Quốc

(nghìn USD)

Việt Nam (nghìn USD)

Cả nước 86,0 10.390

Doanh nghiệp nhà nước 275,7 33.309 154,40 10.016

Doanh nghiệp tập thể 30,7 3.709 1,52 99

Công ty cổ phần 352,6 42.600 21,12 1370

Doanh nghiệp có vốn đầu tư

nước ngoài 132,2 15.972 21,12 8.330

Nguồn: [11]

Như vậy, vốn bình quân một doanh nghiệp công nghiệp Trung Quốc khu vực nhà nước là 33,3 triệu USD gấp 3 lần doanh nghiệp Việt Nam. Theo số liệu thống kê vốn bình quân của doanh nghiệp Việt Nam có sự khác biệt giữa các ngành.

c. Năng lực công nghệ trong các doanh nghiệp Việt Nam

Năng lực công nghệ của doanh nghiệp thể hiện trước hết ở trình độ công nghệ của máy móc thiết bị và kỹ thuật sản xuất của doanh nghiệp đang sử dụng. Theo đánh giá mới nhất của bộ kế hoạch và đầu tư cùng với khảo sát của UNIDO thì hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng công nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới từ 2 đến 3 thế hệ. Cụ thể 76% máy móc dây chuyền công nghệ thuộc thế hệ những năm 50 - 60 của thế kỷ XX, 75% số máy móc thiết bị đã khấu hao, 50% là đồ tân trang. Nhiều doanh nghiệp đang sử dụng đan xen cả công nghệ lạc hậu, trung bình và tiên tiến. Số doanh nghiệp có công nghệ tiên tiến còn ít và chỉ tập trung vào các ngành trọng điểm như dầu khí, dệt may, da dày, điện tử... trong đó các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

có đầu tư nước ngoài lớn. Các doanh nghiệp nhà nước sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực như phát dẫn điện, sản xuất thiết bị đo điện, lắp ráp điện tử, sản xuất sợi dệt... có trình độ công nghệ tương đối hiện đại và ở mức trung bình. Hầu hết các doanh nghiệp chưa biết xây dựng chiến lược công nghệ, mới chỉ tiến hành đổi mới công nghệ thụ động do yêu cầu của tình hình sản xuất hiện tại như chưa có chiến lược dài hạn.

Biểu 15: So sánh công nghệ Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc

Chỉ tiêu Việt Nam Thái Lan Trung Quốc

Khả năng tiếp thu công nghệ ở tầm

công nghiệp 38/104 26/104 34/104

Mức độ sử dụng bằng sáng chế công

nghệ nước ngoài của doanh nghiệp 89/104 11/93 59/104 Hợp tác giữa các trường đại học và

nghiên cứu công nghệ 82/104 31/104 22/104

Chỉ tiêu doanh nghiệp về nghiên cứu

triển khai 71/104 43/104 26/93

Đầu tư nước ngoài và chuyển giao

công nghệ 79/104 8/104 52/104

Nguồn:Bộ Khoa học công nghệ

Doanh nghiệp Việt Nam thường ở khoảng cách rất xa so với Thái Lan và Trung Quốc, trong khi đó các quốc gia này chưa phải là các quốc gia phát triển hiện đại và có công nghệ nguồn. Nếu so với các quốc gia phát triển thì chênh lệch này còn lớn hơn nhiều.

d. Năng lực của lao động trong doanh nghiệp Việt Nam

Về số lượng, năm 2006 tổng số lao động đang làm việc trong các khu công nghiệp là 5,8 triệu người chiếm 12% tổng số lao động trong nền kinh tế.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Số lượng lao động trong doanh nghiệp tăng trưởng khá nhanh: năm 2006 gấp 3,5 lần năm 2000.

Biểu 16: Số lao động theo loại hình doanh nghiệp nhƣ dƣới đây:

Loại doanh nghiệp 2005 2006

Tổng số lao động trong doanh nghiệp 100 100

Doanh nghiệp nhà nước 39,0 32,7

Doanh nghiệp ngoài nhà nước 42,9 47,6

Doanh nghiệp tập thể 2,7 2,6

Doanh nghiệp tư nhân 7,5 7,7

Công ty hợp danh 0,0 0,0

Công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân 24,2 25,6

Công ty cổ phần có vốn nhà nước 3,2 4,5

Công ty cổ phần vốn tư nhân 5,3 7,4

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài 18,1 19,8

Nguồn: [11]

Trong tổng lao động của khối doanh nghiệp, doanh nghiệp nhà nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng giảm từ 32,7 % năm 2006. Tỷ trọng lao động trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước khu vực vốn trong nước lớn nhất hiện nay và có xu hướng tăng lên 47,6% năm 2005. Trong các loại doanh nghiệp ngoài quốc doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân có tỷ trọng lao động lớn nhất. lao động trong các nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 14,8% ÷18,1% tổng số trong các doanh nghiệp và có xu hướng ngày càng tăng lên.

Chất lượng lao động trong các doanh nghiệp cũng được cải thiện trong thời gian qua. Trình độ của người lao động trong các doanh nghiệp Việt Nam theo khu vực kinh tế được thể hiện qua biểu 17:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 17: Trình độ lao động trong doanh nghiệp Việt Nam

Doanh nghiệp Tiến

Thạc Cử nhân, kỹ sƣ Cao đẳng Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Không đào tạo Tổng số 0,05 0,15 10,9 1,7 29,5 7,4 50,3 Doanh nghiệp nhà nước 0,08 0,19 14,5 1,4 40 8,5 35,33 Doanh nghiệp ngoài

nhà nước 0,078 14,5 9,5 1,7 20 6,3 62,29

Doanh nghiệp có vốn

đầu tư nước ngoài 0,03 0,17 6,9 3 14 3 72,9

Nguồn: [11]

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 60)