Công nghiệp chế biến chè

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 120)

4. Bố cục của luận văn

3.1. Công nghiệp chế biến chè

- Để đảm bảo ổn định công nghiệp chế biến chè trước hết cần chuyển diện tích chè trung du lá nhỏ sang trồng chè cành giống mới, tập trung chăm sóc chè theo đúng quy trình kỹ thuật để sản phẩm chè có chất lượng cao. Về công suất các nàh máy chế biến chè hiện nay hoàn toàn có thể đáp ứng được đầu ra của ngành trồng chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Do vậy, trong những năm tới hướng đầu tư chính là nâng cấp các dây chuyền công nghệ chế biến phải đạt trình độ tiên tiến của thế giới.

- Để đạt được mục tiêu chế biến 30% cao cấp (khoảng 15% chè xanh, 10% các sản phẩm chè túi lọc, 5% chè Ô long), cần phải xây dựng nhà máy hiện đại, công suất phù hợp với vùng nguyên liệu ở các vùng chè trọng điểm. Gắn liền với việc đưa thiết bị, công nghệ mới với việc tạo ra các sản phẩm đa dạng đáp ứng nhu cầu của thị trường: Vùng sản xuất chè cao cấp, đối với các sản phẩm chè xanh cần nhập thiết bị đồng bộ của Trung Quốc, với sản phẩm chè lên men bán phần (chè Ô long nhập thiết bị của Đài Loan, chè đen nhập thiết bị đồng bộ của Ấn Độ).

3.2. HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC SẢN PHẨM

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm gồm những yếu tố quyết định từ giống chè,công nghệ gieo trồng,chăm sóc, công nghệ chế biến, bao bì, mẩu mã, chủng loại của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nâng cao chất lượng cũng là nâng cao khả năng cạnh tranh. Để nâng cao chất lượng sản phẩm ngoài việc đầu tư đổi mới công nghệ còn phải tăng cường công tác quản lý chất lượng sản phẩm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp vẫn chưa thực sự ổn định, việc quản lý chất lượng còn lỏng lẻo. Bởi vậy tăng cường quản lý chất lượng sản phẩm là hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên nhằm đảm bảo ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm và nhằm tăng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm được hình thành trong suốt quá trình sản xuất và nhập kho thành phẩm phải thực hiện tốt ở tất cả các khâu từ khâu chuẩn bị sản xuất và xuất kho thành phẩm, nghiên cứu cải tiến chất lượng sản phẩm.

Để cải tiến có hiệu quả các doanh nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp cụ thể:

Một là tiến hành sản xuất ngoài máy móc thiết bị một yếu tố không thể thiếu là nguyên vật liệu.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nguyên vật liệu vì vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thì chất lượng nguyên vật liệu cũng phải đảm bảo. Đa phần chất lượng nguyên vật liệu phải mua ngoài. Do vậy nhằm nâng cao năng suất ổn định vùng nguyên liệu, phục vụ hiệu quả quá trình sản xuất trước mắt các doanh nghiệp cần có cơ chế khuyến khuyến khích các loại hình kinh tế hợp tác như : tổ hợp tác, chi hội ngành nghề... nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ nguyên liệu.

Khuyến khích các loại hình kinh tế như kinh tế hợp tác: tổ hợp tác, chi hội ngành nghề… nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ trong sản xuất và tiêu thụ nhiên liệu. Cần có các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm khuyến khích phát triển như: cơ chế về tín dụng, ưu đãi đầu tư, hỗ trợ giống, đầu tư hạ tầng, công tác khuyến nông, đồng thời cần ban hành các quy chế quản lý về tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, quy chế quản lý về tiêu chuẩn hoá chất lượng sản phẩm, quy chế quản lý nông dược, quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Đặc biệt cần có sự hợp tác liên kết trong sản xuất để tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hoá đồng nhất về chất lượng, chi phí sản xuất hạ thấp, nâng cao năng lực cạnh tranh. Trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp và hộ nông dân trồng chè nhằm tạo sự an tâm trong sản xuất, hạn chế tình trạng tranh mua, bán đoạn, ép giá nông dân. Nên lựa chọn những mô hình những mô hình hợp tác liên kết giữa những người sản xuất, sử dụng thống nhất quy trình canh tác, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng tới hợp tác cùng có lợi. Muốn làm được điều này các doanh nghiệp cần thông qua các quan hệ hợp đồng kinh tế để xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên, không chỉ quan hệ trong thương mại đơn thuần như hiện nay mà tạo mối liên kết hợp tác bền vững, xây dựng nguồn nguyên liệu ổn định. Có thể nói, việc hình thành và phát triển vùng nguyên liệu ổn định sẽ là tiền đề thúc đẩy công nghiệp chế biến, ngược lại, phát triển công nghiệp chế biến góp phần hình thành vùng nguyên liệu theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Hai là: quá trình chế tạo sản phẩm là quá trình hình thành chất lượng sản phẩm. Đây là quá trình dễ hư hỏng nhất, bởi vì quy trình sản xuất gồm nhiều công đoạn, chỉ cần một sơ suất nhỏ cũng ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Cần phải có cán bộ kỹ thuật theo dõi những khâu then chốt, dễ hư hỏng như: sao, sấy, ướp hương… Để giảm tỷ lệ chè không có mùi hấp dẫn.

Cuối cùng, các doanh nghiệp phải thực hiện tốt công tác kiểm tra chất lượng sản phẩm, đây là khâu ngăn ngừa việc đưa sản phẩm xấu ra thị trường. Đây là một công việc hết sức cần thiết, bởi vì dù những khâu trên có làm tốt đến đâu đi nữa cũng không đảm bảo một cách chắc chắn là không có sản phẩm sai hỏng. Việc làm này đòi hỏi cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm phải có chuyên môn giỏi, tinh thần trách nhiệm cao và lòng nhiệt tình thực sự.

- Đa dạng hoá sản phẩm, chủng loại:

Đa dạng hoá sản phẩm thực chất là mở rộng danh mục sản phẩm của các doanh nghiệp, qua đó gắn liền với quá trình đổi mới và hoàn thiện cơ cấu sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm thích ứng với sự biến động của thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng sản phẩm. Chủng loại sản phẩm chè của Thái Nguyên chưa được phong phú. Chúng ta chỉ mới có chè đen, chè xanh, chè túi lọc, chè hương đóng hộp. Cần mở rộng chủng loại bằng việc bổ sung những mặt hàng mới như chè chanh, chè hoà tan… nhằm thoả mãn nhu cầu nhiều nhóm khách hàng mục tiêu trên thị trường trong nước và nước ngoài. Khi đưa sản phẩm mới ra phải có kế hoạch chuẩn bị thị trường kỹ càng, xây dựng kế hoạch đặt hàng với khách hàng, giám sát chặt chẽ hàng đưa ra thị trường. Đa dạng hoá sản phẩm sẽ tăng sức cạnh tranh của chè Thái Nguyên và giảm bớt rủi ro cho các doanh nghiệp.

- Đa dạng hoá sức hấp dẫn của bao bì sản phẩm:

Tạo ra bao bì sản phẩm với hình thức và kích cỡ khác nhau để khách hàng lựa chọn tuỳ theo ý thích và yêu cầu của họ, bao bì ngoài các chất liệu bằng giấy, hộp sắt, cần có nhiều hình thức hơn nữa như hộp gỗ, túi thổ cầm… vừa dễ vận chyển, bảo quản, vừa tăng tính sang trọng của sản phẩm.

- Kết hợp đa dạng hoá sản phẩm với chuyên môn hoá sản phẩm:

Trong phương án sản xuất nên có sự lựa chọn nghiên cứu để tạo ra sản phẩm của riêng mình, tạo thế độc quyền và bán độc quyền. Khi thực hiện đa dạng hoá sản phẩm, các doanh nghiệp nên xác định cho mình một cơ cấu sản phẩm tối ưu, sản phẩm có mức lãi cao chiếm tỷ trọng lớn. Để đa dạng hoá có hiệu quả, một vấn đề quan trọng là phải tăng cường hơn nữa việc nghiên cứu, phát triển, tăng cường thu thập thông tin thị trường.

3.2.1. Hoạch định chiến lƣợc giá bán sản phẩm

Giá bán là một công cụ cạnh tranh khá hữu hiệu, thể hiện qua chính sách giá. Giá có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng đến khối lượng chè tiêu thụ được vì nó là một trong những tiêu chuẩn quan trọng quyết định đến hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Ngoài ra, chính sách giá còn ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh chè.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay, trên thị trường cạnh tranh, chất lượng sản phẩm dịch vụ, điều kiện giao hàng, thời gian cung ứng hàng hoá được đặt lên hàng đầu. Tuy vậy, giá cả vẫn có vai trò quyết định, thậm chí còn là yếu tố cạnh tranh diễn ra gay gắt, nó chịu tác động cũng như sự tác động trở lại đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu thụ chè của các doanh nghiệp sản xuất chè. Việc xây dựng được một chính sách giá hợp lý sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm.

Để giữ được giá bán thấp mà vẫn có lãi, các doanh nghiệp cần áp dụng các biện pháp hạ giá thành sản phẩm bao gồm:

- Sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố đầu vào.

+ Giảm chi phí NVL: Đối với sản phẩm chè, chi phí về nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giá thành sản phẩm. Chính vì vậy giảm chi phí nguyên vật liệu có vị trí quan trọng trong công tác hạ giá thành sản phẩm. Hầu hết các chi phí phát sinh trong công tác thu mua hàng hoá đều được tính vào giá thành sản phẩm. Vị vậy giảm các chi phí phát sinh trong công tác này là hết sức cần thiết. Chi phí ở lĩnh vực này gồm có lượng tiền phải trả cho các nhà cung ứng. Ngoài việc đánh giá chất lượng của công tác thu mua thì các doanh nghiệp phải đánh giá so sánh các chi tiêu phát sinh ở từng nguồn cung ứng để đi đến quyết định mua nguyên vật liệu ở nguồn cung ứng nào là kinh tế nhất. Giá nguyên liệu chè chế biến động theo thời vụ, các doanh nghiệp cần tính toán hợp lý để có thể mua được nguyên liệu chè với mức giá kinh tế nhất.

+ Các biện pháp giảm chi phí cố định:

Đối với chi phí cố định là khấu hao tài sản cố định, các doanh nghiệp có thể giảm khoản chi phí này trong đơn vị sản xuất bằng cách tăng khối lượng sản phẩm sản xuất ra. Tận dụng triệt để thời gian máy chạy, khai thác tối đa công suất hiện có của máy móc thiết bị.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Sử dụng có hiệu quả tài sản cố định: Đối với các tài sản cố định không dùng vào các dây truyền sản xuất nên chuyển nhượng hoặc bán. Thanh lý tài sản đã khấu hao hết, không dùng nữa để thu hồi giá trị còn lại. Bảo quản tốt tài sản cố định để giảm chi phí sử chữa.

- Chính sách giá cả hợp lý:

Giá cả sản phẩm chè phải được phân theo từng mùa vụ, từng khu vực thị trường. Đối với thị trường mới xâm nhập. hay sảm phẩm mới đưa ra thị trường doanh nghiệp có thể chấp nhận chịu lỗ trong một thời gian ngắn, sau đó khi sản phẩm đã vào được thị trường, người kinh doanh, người tiêu dùng chấp nhận, chất lượng được khẳng định thì các doanh nghiệp có thể tăng giá lên để bù đắp lỗ và tìm kiếm lợi nhuận.

3.2.2. Đổi mới công nghệ

Công nghệ tác động đến hai yếu tố cơ bản tạo nên khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là giá cả và chất lượng sản phẩm. Đầu tư vào công nghệ là vấn đề đang được quan tâm của bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường.

Một số năm gần đây các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên cũng đã từng bước hiện đại hoá công nghệ sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế nhất định. Nhưng do vốn đầu tư cho công nghệ còn hạn hẹp nên chưa đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị. Bởi vậy các doanh nghiệp cần trực tiếp hoàn thiện thêm. Bên cạnh việc đảm bảo đồng bộ cho hệ thống máy móc thiết bị, các doanh nghiệp cần phải đổi mới công nghệ nhằm đưa sản phẩm mới cho khúc thị trường tiềm năng. Đó là khúc thị trường về sản phẩm trà túi lọc và trà hoà tan.

Việc tiếp tục đổi mới công nghệ và đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống máy móc thiết bị và mở rộng quy mô sản xuất làm cho chất lượng sản phẩm được nâng lên sản phẩm độc đáo hơn, nhiều hơn, nhờ đó mà tăng khả năng chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

3.2.3. Tăng cƣờng hoạt động Marketing nói chung và hoàn thiện hệ thống kênh phân phối sản phẩm

Hoạt động Marketing tác động mạnh mẽ tới các nhân tố tạo nên khả năng cạnh tranh là chất lượng giá cả, mạng lưới phân phối và các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ. Trong nền kinh tế thị trường đầy tính cạnh tranh như ngày này thì hoạt động maketing là không thể thiếu được đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp nên có một, hai cán bộ maketing nhằm nghiên cứu các thị trường truyền thóng và thâm nhập các thị trường mới.

- Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm.

Các doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi phải có một mạng lưới phân phối sản phẩm hợp lý để đảm bảo đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến khách hàng nhanh nhất, nhiều nhất và đạt lợi nhuận tối đa.

Việc tổ chức và hoàn thiện kênh phân phối cần phải được tiến hành cụ thể như sau:

+ Các doanh nghiệp nên mở rộng một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm. Địa điểm thuận lợi cho việc đặt các cửa hàng giới thiệu sản phẩm là nơi đông dân cư và tiện đường qua lại. Vì cửa hàng giới thiệu sản phẩm là các điểm quảng cáo khuyếch trương các mặt hàng gợi mở nhu cầu cho người tiêu dùng. Tuy nhiên khi mở các cửa hàng giới thiệu sản phẩm cho các doanh nghiệp cần phải chú ý làm thế nào để tạo tâm lý thoải mái cho khách hàng đến cửa hàng đồng thời đội ngũ nhân viên phải được lựa chọn có phong cách giao tiếp và khả năng tiếp xúc.

+ Mở rộng hệ thống kênh phân phối, việc tăng thêm hệ thống đại lý giúp doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm. Đối tượng là các siêu thị trên cả nước, hay các công ty chuyên kinh doanh các mặt hàng nước giải khát…

- Xây dựng chính sách giao tiếp khuyếch trương sản phẩm:

Đối với những sản phẩm mới của doanh nghiệp, hay là những mặt hàng truyền thống thâm nhập và thị trường mới thì vai trò chính sách này quả là to

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

lớn. Bởi những sản phẩm đó chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên việc thực hiện quảng cáo như thế nào cho hữu hiệu lại là vấn đề lớn. Nếu như quảng cáo rầm rộ trên các phương tiện thông tin đại chúng, có thể doanh nghiệp sẽ thu được doanh số tiêu thụ lớn nhưng sẽ kéo theo chi phí quảng cáo cao và điều cực kỳ quan trọng là các doanh nghiệp có thể đảm bảo một lượng chi phí lớn như vậy không. Vì vậy trong khi năng lực của các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên còn yếu kém như hiện nay thì quảng cáo rầm rộ là chưa cần thiết. Tuy nhiên để góp phần thực hiện chiến lược của các doanh nghiệp thành công, hoạt động giao tiếp khuếch trương của doanh nghiệp phải

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 120)