Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 105)

4. Bố cục của luận văn

2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế

SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ CHÈ TỈNH THÁI NGUYÊN

Để đánh giá được khả năng cạnh tranh phải dựa trên kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong những năm qua.

Từ quá trình phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi tiến hành đánh giá khả năng khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên trong những năm qua chỉ tiêu sau:

Thứ nhất, xem xét cạnh tranh theo thị trường mà cá doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Qua tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh chè Thái Nguyên trong 3 năm qua chúnh tôi thấy có 47 doanh nghiệp đang kinh doanh mặt hàng này. Hàng năm đều có các doanh nghiệp mới xâm nhập thị trường, các công ty này ban đầu đưa sản phẩm ra để giới thiệu với khách hàng. Khi có chỗ đứng trên thị trường các công ty mới đưa ra nhiều hình thức kinh doanh. Xuất phát từ sản lượng tiềm năng của sản phẩm chè còn lớn và phong chào sử dụng chè ngày một nhiều. Nên các doanh nghiệp tăng cường sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Tổng sản lượng tăng dần lên, năm 2006 là 22.400 tấn, năm 2007 là 27.960 tấn, năm 2008 là 31.767 tấn. Điều đó chứng tỏ là người tiêu dùng sử dụng sản phẩm chè ngày càng nhiều. Thị trường sản phẩm chè Thái Nguyên

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biểu 31: Tỷ trọng sản lƣợng chiếm lĩnh thị phần của các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên

Doanh nghiệp

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Sản lƣợng (Tấn) Thị phần (%) Sản lƣợng (Tấn) Thị phần (%) Sản lƣợng (Tấn) Thị phần (%) Cty TNHH Hoàng Bình 1.500 6,25 2000 7,153 2700 8,5 Cty Cổ phần Thế Hệ Mới 300 1,25 400 1,43 510 1,61 Cty CP Chè Bắc Kinh Đô 430 1,79 520 1,86 600 1,89 Cty TNHH XNK Trung Nguyên 925 3,85 1.005 3,6 1100 3,46 Cty CP Chè Hà Thái 730 3,04 820 2,933 900 2.83 Nhà máy XK chè Đại Từ 620 2,58 745 2,664 885 2,79 Cty TNHH Trà Phú Lương 475 1,98 555 1,98 645 2,03 Cty TNHH 1 thành viên chè

Bình Yên 990 4,13 1.135 4,06 1.235 3,89

Cty cổ phần chè Sông Cầu 642 2,67 752 2,69 872 2,74 Nhà máy chè XK La Bằng 970 4,04 1.220 4,36 1520 4,78 Các công ty khác 4.918 20,49 6808 24,35 8500 26,76 Các hộ 11.500 47,91 12.000 42.92 12.300 38,72

Tổng 24.000 100 27.960 100 31.767 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra 2008

Trên thị trường tỉnh Thái Nguyên xảy ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty như: Hoàng Bình, Hà Thái, Sông Cầu. Trong đó công ty Hoàng Bình đang có những bước tiến lớn về thị phần. Thể hiện qua các chỉ tiêu về thị phần năm 2007 là 7,153% thì đến năm 2008 là 8,5% thị phần của tỉnh. Đây là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

công ty có quy mô lớn, được đầu tư nhiều các chiến lược cạnh tranh cũng đã đạt được một số thành công nhất định.

Trong tình hình hiện nay với sự ra đời của nhiều doanh nghiệp tư nhân, và số hộ chế biến chè đang có xu hướng tăng lên, một phần do giá chè giảm mạnh vào năm 2003, nhưng chủ yếu là do chi phí sản xuất giảm và sự ra đời của thiết bị chế biến mới, lò quay bằng tôn. Các hộ và các doanh nghiệp trên cùng hoạt động kinh doanh cùng một mặt hàng trên cùng một thị trường đã dẫn đến tình trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp giảm sút. Tình trạng các doanh nghiệp trong tỉnh cạnh tranh với nhau, làm giảm giá một cách không cần thiết, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu đã làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.

Khi sản xuất chè xanh sấy khô, các nhà chế biến thường sử dụng máy dệt diệt men của chè lá, phơi khô và đánh mốc chè đã chế biến. Với dây chuyền đơn giản như vậy chất lượng chè vẫn còn nhiều hạn chế. Ngày nay, một số xưởng chế biến đã lắp đặt dây chuyền tiên tiến hơn gồm một máy diệt men - cối vò - máy sấy - máy sàng phân loại. Nhờ đó, chất lượng chất lượng chè xanh đã được cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên chỉ có một tỷ lệ nhỏ các cơ sở chế biến và các công ty sử dụng phương pháp này do chi phí còn tương đối cao, từ 300 triệu đồng đến một tỷ đồng, cao rất nhiều so với đầu tư của các hộ chế biến sử dụng phương pháp thủ công. Như vậy, với vốn đầu tư nhỏ, quy mô sản xuất nhỏ, tỷ trọng sản lượng của các hộ đã giảm dần. Nếu như năm 2007 tỷ lệ này là 42,92% thì đến 2008 là gần 38,72%. Điều đó nói lên rằng sản xuất chè ở Thái Nguyên đã và đang từng bước được chuyên nghiệp hoá. Sản xuất thô sơ thủ công đang từng bước được thay thế bằng sản xuất công nghiệp hiện đại.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Thứ hai: xem xét việc sử dụng các công cụ cạnh tranh của các doanh nghiệp

Các doanh nghiệp sản xuất chè Thái Nguyên đã từng bước sử dụng các công cụ cạnh tranh. Kết quả đó đã được chỉ ra qua các công cụ để cạnh tranh như đã phân tích trên. Tuy nhiên không thể tránh khỏi những hạn chế mà các doanh nghiệp gặp phải trong quá trình thực hiện.

Tóm lại khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệo sản xuất chè Thái Nguyên còn một số hạn chế sau:

- Chất lượng nguyên liệu thấp, không đồng đều:

Nhà máy chế biến chè không có vùng nguyên liệu tập trung, bên cạnh đó mối liên kết giữa các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ với người trồng chè còn rất lỏng lẻo. Doanh nghiệp có được hợp đồng thu mua với dan cùng chỉ mua chè với lại phẩm cấp thấp, nên vào thời vụ công suất của các nhà máy vẫn không thể vượt mức 60% do thiếu nguyên liệu. Một số doanh nghiệp đặt nhà máy giữa vùng nguyên liệu đặc sản nhưng vẫn phải thu mua chè của các tỉnh lân cận. Vì vậy dẫn đến sự bất ổn định về chất lượng sản phẩm chè.

- Sản phẩm và chất lượng sản phẩm:

Sản phẩm chè của các oanh nghiệp tuy đa dạng nhưng chưa phong phú, sản phẩm cao cấp chưa nhiều. Rõ ràng các doanh nghiệp chưa có khả năng cạnh tranh trên đoạn thị trường này, sản phẩm trà túi lọc, chè hoà tan ít được sản xuất, trong khi đó, nhu cầu của người tiêu dùng đối với những sản phẩm này ngày càng tăng. Hiện tại Thái Nguyên chưa có hệ thống quản lý chất lượng chè thương xuyên suốt từ cấp tỉnh đến huyện xã mà thực tế là sản xuất tại địa phương qua manh mún. Nhiều hộ sản xuất, chế biến sản phẩm chè nhưng không biết chính xác sản phẩm của mình có đảm bảo chất lượng an toàn thực phẩm hay không.

Bao bì sản phẩm còn rất đơn điệu, màu sắc chưa gây được sự hấp dẫn đối với người tiêu dùng, thậm chí cùng chất lượng như nhau nhưng laọi bao bì khác nhau.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Hiện nay trong kết cấu sản phẩm của các doanh nghiệp ta thấy có nhưnggx sản phẩm có lãi nhiều còn chiếm tỷ trọng thấp.

Những sản phẩm có khối lượng tiêu thụ lớn nhưng mức lãi còn thấp. Một cơ cấu sản phẩm như vậy là chưa hợp lý, nó đã làm giảm lợi nhuận nói chung và làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.

- Mạng lưới tiêu thụ và các hoạt động marketting

Hầu hết các doanh nghiệp đều chưa tạo được lợi thế và marketting. Các hoạt động tiếp thị, nghiên cứu thị trường, quảng cáo diễn ra không thường xuyên, nghệ thuật kém.

Ngoài ra trong các doanh nghiệp cũng chưa có một kế hoạch hoạt động rõ ràng. Không có nhân viên làm công tác tiếp thị với nhiệm vụ là thu thập thông tin về tình hình tiêu thụ chè. Do đó việc nắm bắt nhu cầu thị trường còn nhiều hạn chế do chưa tổ chức, khảo sát, phân đoạn thị trường một cách có hệ thống và khoa học.

- Vốn nâng cấp trang thiết bị và mua nguyên liệu hạn chế

Các dây chuyền công nghệ chế biến chè xanh Thái Nguyên còn lạc hậu phân tán. Chế biến thủ công quá nhiều dẫn đến chất lượng sản phẩm chè không đồng đều, khó kiểm soát.

Từ thực trạng về khả năng canh tranh của sản phẩm chè xanh ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại Thái Nguyên và dựa theo mô hình SWOT chúng tôi tổng kết lại những điểm mạnh, điểm yếu của các doanh nghiệp, đồng thời chỉ ra những cơ hội cũng như thách thức để các doanh nghiệp có được sự nhìn nhận chính xác giúp các doanh nghiệp có định hướng đúng đắn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Điểm mạnh

- Sản xuất, kinh doanh tại vùng nguyên liệu lớn.

- Có lực lượng lao động dồi dào - Chất lượng sản phẩm tương đối cao - Có nhiều nhãn hiệu kinh doanh - Được thừa hưởng kinh nghiệm sản xuất chè truyền thống từ các thế hệ trước.

Điểm yếu

- Chất lượng, hình thức bao bì sản phẩm mới đạt ở mức trung bình - khá. - Chủng loại sản phẩm chưa phong phú, chưa chú ý đến những sản phẩm có chất lượng cao (chè hoà tan, chè thảo dược).

- Chưa quan tâm đến quảng cáo và khuyếch trương sản phẩm.

- Trình độ lao động thấp.

- Máy móc thiết bị phục vụ sản xuất lạc hậu

- Thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh.

Cơ hội

- Tiềm năng thị trường chè lớn

- Phong trào trồng chè đang ngày càng phát triển trong nhân dân

- Thị trường xuất khẩu lớn

- Có khả năng tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Được Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển

Thách thức

- Có nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh sản phẩm chè trong cả nước nên quá trình cạnh tranh diễn ra khốc liệt.

- Mạng lưới tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp còn hạn chế, chưa hoàn chỉnh.

- Chưa áp dụng nhiều giống chè mới có chất lượng tốt bởi vậy sản phẩm có chất lượng chưa cao.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 105)