Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33)

4. Bố cục của luận văn

1.1.3.2. Cơ hội và thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam

a. Những cơ hội chủ yếu hội nhập kinh tế đối với các doanh nghiệp

Những cơ hội chủ yếu do hội nhập kinh tế quốc tế mạng lại cho các doanh nghiệp.

Một là, mở rộng thị trường cho doanh nghiệp.

Việc ký kết các hiệp định song phương và đa phương về mở cửa, tự do hoá thương mại và đầu tư cũng như việc gia nhập các tổ chức kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, APEC và đặc biệt là WTO tạo điều kiện rất lớn cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường sang các thành viên. Việt Nam đã tận dụng tốt cơ hội này. Bằng chứng là các doanh nghiệp đã tăng cường xuất khẩu sang các nước phát triển như Mỹ, EU, Nhật Bản. Chẳng hạn, việc Việt Nam kết thúc Hiệp định gia nhập WTO với EU năm 2004 đã thúc đẩy mạnh hoạt động thương mại với EU: Năm 2005 là thời điểm đánh dấu bước ngoặt trong quan hệ thương mại Việt Nam - EU, với kim ngạch hai chiều đạt 8,1 tỷ USD, gấp 27 lần năm 1990 và gấp 2 lần năm 2000, năm 2006, tổng kim ngạch hai chiều đạt 10 tỷ USD và 6 tháng đầu năm 2007 đạt 6,7 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2006. Đây là kết quả của quá trình đàm phán giữa Việt Nam với

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

EU, ngoài hiệp định khung Việt Nam đã ký kết một số hiệp định, thoả thuận về kinh tế thương mại như hiệp định dệt may, hiệp định tiếp cận thị trường, thoả thuận về chống gian lận thương mại giầy dép…

Hoạt động thương mại với Mỹ cũng tăng nhanh sau khi Việt Nam trở thành viên chính thức WTO. Theo báo cáo của Bộ thương mại (nay là Bộ công thương), 6 tháng đầu năm 2007, riêng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam sang Mỹ đạt gần 2 tỷ, tăng 20,7% so với cùng kỳ.

Nhờ việc mở rộng thị trường trong quá trình hội nhập nên đến nay, theo báo cáo của Bộ công thương, có 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam dự kiến đạt trên 1 tỷ USD năm 2007 gồm: gạo (1,4 tỷ USD), cà phê (1,5 tỷ USD), cao su (1,44 tỷ USD), thuỷ sản (3,8 tỷ), dệt may (7,5 tỷ USD), giày dép (2,2 tỷ USD), điện tử và linh kiện điện tử, dầu thô, dây điện - cáp điện và đồ gỗ. Tổng kim ngạch năm 2007 dự kiến đạt 48 tỷ USD, tăng 20,5% so với năm 2006.

Hai là, được đối xử bình đẳng trong hoạt động thương mại quốc tế và giải quyết tranh chấp:

Hội nhập kinh tế sẽ tạo điều kiện nâng cao vị thế của các doanh nghiệp, được đối xử bình đẳng, tránh được các biện pháp phân biệt đối xử của các nước lớn đối với các nước còn bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường như Việt Nam. Khi có tranh chấp thương mại, các doanh nghiệp được sử dụng hệ thống giải quyết tranh chấp công bằng và hiệu quả của WTO để giải quyết, nhờ đó mà hạn chế được sự chèn ép của các công ty hay chính phủ của các nước khác. Các vụ kiện bán phá giá của các tổ chức và doanh nghiệp Mỹ đối với cá da trơn nhập khẩu từ Việt Nam là những minh chứng tốt cho việc giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán quốc tế. Thực tế đó cho thấy, nếu không dựa vào những thể chế minh bạch, công khai để đấu tranh thì các doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

ở các quốc gia yếu thế như Việt Nam rất khó có thể thắng trong việc giải quyết tranh chấp với các doanh nghiệp lớn ở các nước có vị thế mạnh.

Ba là, các doanh nghiệp được hưởng lợi từ việc “thuận lợi hoá ” thương mại và đầu tư ngay trên “sân nhà”:

Trong quá trình hội nhập kinh tế, nước ta phải thực hiện việc công khai hoá, minh bạch hoá các chính sách, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, đáp ứng các yêu cầu công khai, minh bạch, dễ dự đoán của “luật chơi quốc tế”. Trên tinh thần đó, thể chế, bộ máy quản lý và thủ tục hành chính được đổi mới theo hướng đơn giản hoá, thuận lợi hoá, phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ doanh nhgiệp. Nhờ đó, các doanh nghiệp không chỉ thực hiện nhanh các thủ tục, tiếp cận nhanh các nguồn lực mà còn tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc trong quá trình gia nhập, tiếp cận và tham gia thị trường. Kết quả là, từ khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức WTO đến nay, đầu tư phát triển cuả các doanh nghiệp tăng lên rất lớn, đặc biệt là các doanh nghiệp khu vực kinh tế tư nhân tăng trưởng nhanh với 20,5% so với năm 2006 - gấp đôi mức tăng trưởng của các doanh nghiệp nhà nước.

Bốn là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng thêm các hội kinh doanh cho doanh nghiệp:

Hội nhập kinh tế tạo cho các doanh nghiệp trong nước có nhiều cơ hội đầu tư và kinh doanh cả trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức: liên doanh, liên kết, hợp tác kinh doanh, thầu phụ, huy động vốn từ bên ngoài, mở rộng hoạt động thương mại với bên ngoài, đầu tư ra bên ngoài. Việc mở cửa nền kinh tế, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư… sẽ tạo điều kiện thu hút các nhà kinh doanh từ bên ngoài. Những kết quả thực tế phần nào minh chứng cho điều đó: nửa năm đầu 2007, đầu tư tăng 14% và phần lớn tăng trưởng này từ khu vực tư nhân trong nước với đóng góp trong tổng vốn đầu tư khoảng 35%.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năm là, tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp thu công nghệ, kỹ năng quản lý:

Quá trình hội nhập càng sâu thì cạnh tranh càng gay gắt nên đã tạo động lực để các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ. Hội nhập kinh tế mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận thị trường công nghệ rộng mở khắp toàn cầu, thúc đẩy chuyển giao công nghệ, tiếp thu công nghệ tiên tiến. Ngoài ra, các doanh nghiệp có cơ hội học hỏi được kinh nghiệm quản lý thông qua các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Thông qua sự cọ sát với các mô hình đầu tư, kinh doanh từ bên ngoài, ý thức, năng lực, trình độ của các chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Số liệu thực tế cho thấy, 6 tháng sau khi gia nhập WTO, nhập khẩu máy móc, thiết bị tăng 46,5%.

Sáu là, hội nhập kinh tế quốc tế làm tăng tính năng động, hiệu quả của các doanh nghiệp:

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp được đặt trong môi trường cạnh tranh gay gắt. Do vậy, để có thể tồn tại, các doanh nghiệp không ngừng vuơn lên, tích cực đổi mới tổ chức quản lý, đổi mới công nghệ. Trước áp lực cạnh tranh các doanh nghiệp không chỉ hoạt động trên “sân nhà” truyền thống và năng động hơn, vươn xa hơn. [4,79]

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)