4. Bố cục của luận văn
1.1.5. Tình hình sản xuất, kinh doanh chè Việt Nam
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu chè chủ yếu tập trung ở các tỉnh trung du và miền Bắc Việt Nam. Chè xuất khẩu của ta gồm hai loại chủ yếu là chè đen va chè xanh với nhiều chủng loại tuỳ thuộc vào dạng của cánh chè (nguyên hay không nguyên ). Chè của Việt Nam hiện tại có chất lượng thấp vì vậy không xuất khẩu được nhiều. Trong những năm gần đây chất lượng có được cải thiện nên lượng xuất khẩu có tăng dần, thể hiện qua con số sau:
Biểu 19: Xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 2006 - 2008
Năm Lƣợng xuất khẩu (Tấn) Giá trị xuất khẩu (Tr.USD)
2006 95,000 107
2007 100 110,43
2008 105,63 126
Nguồn:Bộ Công Thương
Nhìn chung, chất lượng chè của ta thấp thể hiện ở chỗ lẫn loại, lẫn cấp chất lượng, độ ẩm thường cao hơn quy định, kém xoăn, tạp chất nhiều, màu nước không đẹp, dư lượng thuốc trừ sâu vượt quá giới hạn cho phép. Chính vì vậy mà giá rẻ mạt, chỉ bằng một nửa giá của thế giới. Theo số liệu của FAO, năm 2006, giá chè thế giới là 3,2 USD/kg thì Việt Nam chỉ 2,5 USD/kg. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè Việt Nam yếu không những ở thị trường nước ngoài. Chất lượng đã thấp lại thiếu ổn định thì thị trường thu hẹp là điều khó tránh khỏi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.6. Phƣơng pháp nghiên cứu
1.1.6.1. Các câu hỏi nghiên cứu
- Cơ sở khoa học về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp ngành chè nói riêng?
- Thực trạng về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên như thế nào?
- Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cần phải có những giải pháp kinh tế - kỹ thuật nào?
1.1.6.2. Phương pháp nghiên cứu
1.1.6.2.1. Cơ sở phương pháp luận
Phương pháp luận được sử dụng trong nghiên cứu đề tài là phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lê nin.
1.1.6.2.2. Phương pháp thu thập thông tin a.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp a.Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan, các tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài nước, những nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất kinh doanh chè.
b.Phương pháp thu thập thông tin sơ cấ
+ Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu.
Tất cả các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
+ Phương pháp phân tổ điều tra: phân tổ thành ba loại hình doanh nghiệp: - Doanh nghiệp sản xuất - chế biến.
- Doanh nghiệp sản xuất - chế biến - tiêu thụ. - Doanh nghiệp tiêu thụ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
1.1.6.2.3. Phương pháp tổng hợp xử lý số liệu
a. Đối với thông tin thứ cấp b. Đối với thông tin sơ cấp
1.1.7. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.7.1. Hệ thống các tiêu chí xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
+ Khả năng duy trì và mở rộng thị phần của doanh nghiệp. + Nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
- Chất lượng sản phẩm. - Giá cả sản phẩm.
- Mức độ thoả mãn nhu cầu của khách hàng. - Dịch vụ đi kèm.
+ Năng lực duy trì và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp: - Tỷ suất lợi nhuận.
- Chi phí đơn vị sản phẩm.
+ Năng suất các yếu tố sản xuất.
+ Khả năng thích ứng và đổi mới của doanh nghiệp. + Khả năng thu hút các nguồn lực.
+ Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp.
+ Chỉ tiêu tổng hợp về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.1.7.2. Hệ thống các nhân tố tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp
Có nhiều yếu tố bên trong doanh nghiệp tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) đang sử dụng chỉ tiêu thuộc 5 nhóm yếu tố bên trong doanh nghiệp trong việc xác định năng lực cạnh tranh gồm: năng lực quản lý (triết lý kinh doanh, sự tin tưởng vào quản lý nghiệp vụ, sự hiện diện chuỗi giá trị), chất lượng nhân lực (mở rộng đào tạo nhân viên), năng lực marketing (định hướng khách hàng, đổi mới mẫu mã,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tăng cường tiếp thị, mở rộng thị trường quốc tế, kiểm soát hoạt động phân phối ở nước ngoài, mở rộng mạng lưới bán lẻ), khả năng đổi mới, năng lực nghiên cứu và phát triển (chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển).
Theo cách tiếp cận truyền thống, các yếu tố bên trong của doanh nghiệp ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh gồm: năng lực tổ chức quản lý của doanh nghiệp, trình độ công nghệ, năng lực tài chính, trình độ tay nghề người lao động… Có thể phân tổ thành 4 nhóm yếu tố bên trong tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau:
- Trình độ năng lực và phương thức quản lý: trình độ cán bộ quản lý, khả năng lập kế hoạch và kiểm soát, chế độ thưởng - phạt, khả năng đàm phàn…
- Năng lực Marketing: chiến lược sản phẩm - giá cả - vị trí - khuyến mại (4P), danh tiếng của thương hiệu, quy mô mạng lưới bán hàng...
- Khả năng nghiên cứu phát triển: nhân lực cho nghiên cứu và phát triển, trang thiết bị đầu tư cho nghiên cứu, khả năng phát sinh sản phẩm mới,...
- Năng lực sản xuất: quy mô doanh nghiệp, vị trí số lượng nhà máy, trình độ công nghệ sản xuất, trình độ tay nghề lao động, khả năng khai thác năng lực sản xuất.
Một số tác động tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: - Trình độ và năng lực tổ chức quản lý doanh nghiệp. - Trình độ thiết bị công nghệ.
- Trình độ lao động trong doanh nghiệp. - Năng lực tài chính của doanh nghiệp. - Năng lực marketing của doanh nghiệp.
- Năng lực nghiên cứu phát triển của doanh nghiệp.
b. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp
Có rất nhiều các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) dựa trên mô hình kim cương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
của M.Porter để đưa ra các nhân tố bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh bên ngoài. Các chỉ tiêu này được lượng hoá để xếp hạng cho các quốc gia:
Một là, các điều kiện yếu tố đầu vào gồm kết cấu hạ tầng vật chất - kỹ thuật, hạ tầng hành chính, nguồn nhân lực.
Hai là, các điều kiện về cầu.
Ba là, các ngành cung ứng và ngành liên quan chất lượng và số lượng nhà cung cấp địa phương, khả năng tại chổ về nghiên cứu riêng biệt.
Bốn là, bối cảnh đối với chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp gồm động lực và cạnh tranh.
Theo lôgic truyền thống các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân chia thành các nhóm sau:
- Thị trường.
- Thể chế, chính sách. - Kết cấu hạ tầng.
- Các nghành công nghiệp dịch vụ hổ trợ. - Trình độ nguồn nhân lực.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Chƣơng 2
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN, TIÊU THỤ
CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên tỉnh Thái Nguyên
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên
Thái Nguyên là một tỉnh miền núi nằm ở vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.546,55 km2, chiếm 1,08% diện tích và 1,33% dân số cả nước năm 2007. Về mặt hành chính, sau khi chia tỉnh (theo QĐ của kỳ họp thứ 10 Quốc hội khoá IX) Thái Nguyên có 7 huyện, một thành phố và một thị xã, với tổng số 180 xã, phường và thị trấn, trong đó có 14 xã vùng cao, 106 xã vùng núi, còn lại là các xã trung du và đồng bằng.
Biểu 20: Diện tích năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên
Đơn vị: Km2 Đơn vị Năm 2008 Thành phố Thái Nguyên 187,70 Thị xã Sông Công 83,64 Huyện Định Hoá 511,09 Huyện Võ Nhai 840,10 Huyện Phú Lương 368,97 Huyện Đồng Hỷ 457,75 Huyện Đại Từ 577,06 Huyện Phú Bình 249,36 Huyện Phổ Yên 256,68 Tæng 3.534,35
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Tỉnh Thái Nguyên giáp ở phía Bắc, Vĩnh Phúc và Tuyên Quang ở phía Tây, Lạng Sơn, Bắc Giang ở phía Đông và Thủ đô Hà Nội ở phía Nam. Với vị trí địa lí như vậy, Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, xã hội của vùng TDMN Bắc Bộ và là cửa ngõ giao lưu kinh tế - xã hội giữa vùng TDMN Bắc Bộ với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Sự giao lưu này được thực hiện thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông hình dẻ quạt mà thành phố Thái Nguyên là đầu mối. Đường quốc lộ số 3 từ Hà Nội lên Bắc Kạn, Cao Bằng cắt dọc toàn bộ tỉnh Thái Nguyên chạy qua thành phố Thái Nguyên là cửa ngõ phía Nam nối Thái Nguyên với Hà Nội, các tỉnh đồng bằng Sông Hồng, với các tỉnh khác trong cả nước, đồng thời còn là cửa ngõ phía Bắc qua tỉnh Bắc Kạn lên Cao Bằng thông sang biên giới Trung Quốc. Các quốc lộ 37, 1B cùng với hệ thống tỉnh lộ, huyện lộ là những mạch giao thông quan trọng nối Thái Nguyên với các tỉnh xung quanh. Tuyến đường sắt Hà Nội - Quán Triều, Lưu Xá - Kép - Đông Triều nối với khu công nghiệp Sông Công, khu Gang Thép và thành phố Thái Nguyên. Vị trí này đã và đang tạo điều kiện cho Thái Nguyên trở thành trung tâm kinh tế vùng miền núi Bắc Bộ.
Với vị trí địa lí đó đã tạo cho tỉnh có một lợi thế đặc biệt trong phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với thị trường rộng lớn. Tuy nhiên do Thái Nguyên là một tỉnh miền núi địa bàn bị chia cắt, chất lượng đường còn thấp, do vậy đã làm giảm đáng kể khả năng thu hút đầu tư tế bên ngoài.
2.1.1.2. Địa hình
Là một tỉnh miền núi, nhưng địa hình Thái Nguyên ít bị chia cắt hơn so với các tỉnh miền núi khác trong vùng Trung Du Miền Núi Bắc Bộ. Độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 ÷ 300m, thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang đông. Các dãy núi cao gồm dãy núi Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1.592m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Địa hình được chia thành 3 vùng:
- Vùng địa hình vùng núi: bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng Bắc Nam và Tây Bắc - Đông Nam. Dãy Tam Đảo kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng này tập trung ở các huyện Võ Nhai, Đại Từ, Định Hoá và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500 ÷ 1000m, độ dốc thường từ 250
÷ 350.
- Vùng địa hình đồi cao, núi thấp: là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và đường quốc lộ 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp đan chéo với các dải đồi cao tạo thành các bậc thềm lớn và nhiều thung lũng, độ cao trung bình từ 100 ÷ 300m, độ dốc thường từ 150
÷250.
- Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: bao gồm vùng đồi thép và đông bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 ÷ 50m, độ dốc thường dưới 100
.
Với đặc điểm địa hình, địa mạo như trên làm cho việc canh tác, giao thông đi lại có những khó khăn, phức tạp. Song chính sự phức tạp đã lại tạo ra đa dạng, phong phú về chủng loại đất và điều kiện khí hậu khác nhau, cho phép phát triển một tập đoàn cây trồng, vật nuôi đa dạng và phong phú.
2.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu của tỉnh Thái Nguyên chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Theo số liệu của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn, lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500 ÷ 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1. Nhiệt
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
độ trung bình chênh lệch giữa tháng nóng nhất (28,90
C - tháng 6) với tháng lạnh nhất 15,20
C ÷ tháng 1) là 13,70C. Tổng số giờ nắng trong năm dao động từ 1.300 ÷1.750 giờ và phân phối tương đối đều cho các tháng trong năm. Tổng tích nhiệt độ vượt 7.5000C, thời kỳ lạnh (nhiệt độ trung bình tháng dưới 180
C) chỉ trong 3 tháng.
Với lượng mưa khá lớn, trung bình 1.500 ÷ 2.500 mm, tổng lượng nước mưa tự nhiên của tỉnh Thái Nguyên dự tính lên tới 6,4 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều theo thời gian và không gian. Theo không gian lượng mưa tập trung nhiều ở thành phố Thái Nguyên, huyện Đại Từ, trong khi đã tại huyện Võ Nhai, Phú Lương lượng mưa tập trung ít hơn. Theo thời gian, lượng mưa tập trung khoảng 87% vào mùa mưa (từ tháng 5 đến tháng 10) trong đã riêng lượng mưa tháng 8 chiếm đến gần 30% tổng lượng mưa cả năm và vì vậy thường gây ra những trận lũ lụt lớn. Vào mùa khô, đặc biệt là tháng 12, lượng mưa trong tháng chỉ bằng 0,5% lượng mưa cả năm.
Do địa hình thép dần từ Bắc xuống Nam nên khí hậu của tỉnh vào mùa đông được chia thành ba vùng:
- Vùng lạnh nhiều nằm ở phía Bắc huyện Võ Nhai.
- Vùng lạnh vừa gồm huyện Định Hoá, Phú Lương, Nam Võ Nhai.
- Vùng ấm gồm các huyện Đại Từ, Đồng Hỷ, Phổ Yên, Phú Bình, Thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên.
Nhìn chung, điều kiện khí hậu - thuỷ văn của tỉnh Thái Nguyên tương đối thuận lợi về các mặt để có thể phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển các ngành nông, lâm nghiệp nói chung. Đặc biệt tại Thái Nguyên có thể tìm thấy cả cây trồng vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. Tuy vậy, vào mùa mưa với lượng mưa tập trung lớn thường xảy ra tai biến về sụt lở, trượt đất, lũ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
quét ở một số triền đồi núi và lũ lụt ở khu vực dọc theo lưu vực sông Cầu và sông Công.
2.1.1.4. Tài nguyên đất
Kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy đất đai của tỉnh chủ yếu là đất đồi núi (chiếm đến 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hoá nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hoá, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Do tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra