Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)

4. Bố cục của luận văn

1.1.4.Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

trong khu vực và trên thế giới

a. Đổi mới tổ chức, nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp

Trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp là một trong những yếu tố quyết định tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Trình độ tổ chức thể hiện trước hết ở việc bố trí, sắp xếp các bộ phận quản lý, các khâu sản xuất, sử dụng con người trong từng bộ phận, từng khâu. Để nâng cao trình độ tổ chức quản lý doanh nghiệp, cần hiện đại hóa quản lý theo hướng đổi mới căn bản mô hình tháp truyên thống, áp dụng linh hoạt các mô hình tổ chức quản lý hiện đại, linh hoạt như mô hình tổ chức doanh nghiệp phù hợp nhằm phát huy được vai trò của các bộ phận trong doanh nghiệp, tạo ra sự

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

gắn kết trong doanh nghiệp, đồng thời mở ra khả năng hợp tác với bên ngoài, khả năng huy động nguồn lực tốt hơn. Chẳng hạn các doanh nghiệp cần nghiên cứu để chuyển từ loại hình doanh nghiệp và công ty trách nhiệm hữu hạn phổ biến như hiện nay thành công ty cổ phần để tăng cường huy động vốn có điều kiện để niêm yết nhà nước cần chuyển đổi nhanh sang mô hình công ty nhà nước để tăng cường tính tự chủ, tăng cường tính năng động, sáng tạo trong kinh doanh.

Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở trình độ đào tạo, kiến thức về tất cả những ngành và lĩnh vực có liên quan đến doanh nghiệp, mà còn là kỹ năng lãnh đạo và quản lý, kỹ năng lập chiến lược, kế hoạch, tổ chức thực hiện, năng lực sử dụng phương pháp quản lý, năng lực thuyết phục…

Để nâng cao trình độ và năng lực quản lý doanh nghiệp, cần tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức chuyên môn, kiến thức về quản lý, về pháp luật, tin học, ngoại ngữ… Thường xuyên rèn luyện kỹ năng quản lý từng mặt công việc trong doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tăng cường đầu tư cho hoạt động đào tạo và cán bộ doanh nghiệp, lựa chọn nội dung chương trình phù hợp.

Để nâng cao năng lực quản lý, các doanh nghiệp cần tích cực và chủ động áp dụng quy trình quản lý chất lượng hiện đại: ISO 9000, TQM, GMP, Q-base v.v... và thường duy trì hoạt động các quy trình này một cách thường xuyên, liên tục, không nên coi việc có được giấy chứng nhận là chất lượng là mục đích của doanh nghiệp.

Ngoài ra, cần áp dụng cá phương pháp quản lý khoa học, trong đó đặc biệt là phương pháp phân tích điểm mạnh - yếu - cơ hội - thách thức (SWOT) hiện đang được sử dụng khá phổ biến và có hiệu quả cao, sử dụng các công cụ trợ giúp ra quyết định quản lý dưa trên mô hình được vi tính hóa.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Năng lực quản lý của doanh nghiệp thể hiện cụ thể trên nhiều mặt, trong đó đặc biệt là năng lực canh tranh của doanh nghiệp. Đó là những công cụ quản lý, có tác động lớn đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh gồm: xác định mục tiêu, xác định các biện pháp, bố trí các nguồn lực, các phương pháp thực hiện.

Trong điều kiện hiện nay, việc hoạch định chiến lược kinh doanh và chiến lược cạnh tranh cần dựa vào năng lực của doanh nghiệp và bối cảnh, điều kiện của môi trường kinh doanh. Có thể tham khảo mô hình lựa chọn chiến lược kinh doanh của Mc. Kinsey.

Biểu 18: Mô hình lựa chọn chiến lƣợc của doanh nghiệp Tình hình môi

trƣờng kinh doanh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Mạnh Trung bình Yếu

Cơ hội thuận lợi là chủ yếu

Đầu tư, mở rộng thị trường

Hợp nhất theo chiều ngang

- Cơ cấu lại - Chuyển hướng

sản xuất Vừa có cơ hội thuận

lợi vừa có khó khăn, thách thức

Chiến lược kinh doanh

Chiến lược cạnh tranh

Chiến lược kinh doanh quốc tế

Bất lợi là chủ yếu - Tận dụng cơ hội hớt váng’’ - Chuyển hướng kinh doanh - Chiến lược thị trường ngách Giải thể hoặc sáp nhập Nguồn : [4,185]

Nhìn vào mô hình này có 9 khả năng mà doanh nghiệp có thể lựa chọn tùy thuộc vào điều kiện môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đủ mạnh và môi trường kinh doanh có nhiều cơ hội thuận tiện

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thì doanh nghiệp có thể tăng cường đầu tư, mở rộng thị trường, ngược lại, nếu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp quá yếu và môi trường có nhiều bất lợi khó khăn thì doanh nghiệp có thể sáp nhập vào doanh nghiệp khác hoặc thậm chí phân bổ trên cơ sở chiến lược kinh doanh, doanh nghiệp có thể hình thành chiến lược cạnh tranh trên cơ sở khai thác các nguồn lực của doanh nghiệp định hướng vào thị trường khách hàng…

b. Nâng cao năng lực marketing của doanh nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Năng lực tiếp thị được coi là yếu tố qquan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao năng lực tiếp thị cần thiết phải thực hiện các biện pháp đồng bộ về nghiên cứu thị trường, mặt hàng, giá cả, phân phối, xúc tiến bán hàng. Chiến lược sản phẩm: xác định rõ sản phẩm gắn với từng loại thị trường (theo phân khúc thị trường), và đảm bảo về số lượng, chất lượng. Nâng cao chất lượng sản phẩm bao gồm cả về giá trị sử dụng như tính năng, công dụng và các giá trị cảm quan như kiểu dáng, mẫu mã, nhãn mác của sản phẩm. Cụ thể một số mặt như sau:

- Nâng cao chất lượng sản phẩm: đối với những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh thì tiến hành đổi mới công nghệ một cách đồng bộ để tăng giá trị sử dụng và giá trị cảm quan của sản phẩm, đối với các doanh nghiệp nguồn lực hạn hẹp, có thể bắt đầu bằng việc cải tiến mẫu mã, kiểu dáng - là khâu cần ít vốn hơn, làm cơ sở cho việc đầu tư chiều sâu trong bước tiếp theo. Ngoài ra, cần nâng cao tay nghề của đội ngũ công nhân, trong đó cần chú ý đến khâu thiết kế, cải tiến mẫu mã, kiểu dáng, kích cỡ, bao gói. Đây đang là khâu yếu nhất của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Để nâng cao chất lượng sản phẩm doanh nghiệp.

- Cần lấy việc nâng cao chất lượng sản phẩm làm mục tiêu phấn đấu ở tất cả các bộ phận. Các nhà quản lý các cấp và người lao động trong doanh nghiệp phải nhiệt tình ủng hộ triết lý nâng cao chất lượng và hoạt động tốt để

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thực hiện triết lý này. Doanh nghiệp phải tạo ra cho người lao động ý thức quen với việc sản xuất hàng hóa theo tiêu chuẩn. Đó có thể là tiêu chuẩn cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn quốc tế. [4,197]

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 71)