ĐỐI TƯỢNG CHỢ, SIÊU THỊ, TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 63)

4.1.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát

Khảo sát thực tế và thu thập ý kiến từ ban quản lý của các trung tâm thương mại, siêu thị, chợ

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh về việc giảm thiểu sử dụng túi nylon.

Nhằm định hướng nội dung cho việc thu thập ý kiến của ban quản lý các đơn vị chợ, siêu thị và trung tâm thương mại về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng như hiện trạng sử dụng túi nylon của họ, một số giảđịnh nghiên cứu đã được đặt ra làm cơ

sở cho việc thiết kế nội dung các bảng câu hỏi để thu thập ý kiến và thông qua ý kiến của đối tượng kiểm chứng lại các giả thuyết trên.

Các giảđịnh được đặt ra như sau:

1. Có phải các đối tượng sử dụng nhiều túi nylon là do không có vật liệu khác thay thế? 2. Có phải các đối tượng sử dụng nhiều túi nylon là do sự tiện lợi của túi nylon?

3. Có phải các đối tượng sử dụng nhiều túi nylon là do túi nylon có chi phí thấp?

4. Có phải các đối tượng không muốn ngừng phát túi miễn phí túi nylon vì sợ mất khách hàng?

5. Có phải các đối tượng chưa biết nhiều về tác hại của túi nylon với môi trường?

Tất cả những giả thuyết trên sẽđược kiểm chứng trong quá trình khảo sát, đồng thời thông qua việc khảo sát sẽ thu thập thêm các ý kiến, nguyện vọng cũng như ý kiến đề xuất của đối tượng

đối với chương trình giảm thiểu việc sử dụng túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh.

4.1.2. Phương pháp tiến hành

(1) Công tác điều tra thu thập ý kiến ban quản lý được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên phải phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu phỏng vấn và phương pháp điều tra thông qua phiếu khảo sát đến các đơn vị được chọn mẫu.

(2) Đối tượng khảo sát được chia làm 2 loại: chợ và nhóm các siêu thị và trung tâm thương mại (xem phụ lục 6)

(4) Phương pháp chọn mẫu: Mẫu khảo sát phải đảm bảo đại diện cho toàn Thành phố. Đối với từng loại đối tượng, phân chia thành từng quy mô lớn, vừa và nhỏ; thành từng khu vực trung tâm và ngoại thành. Sau đó chọn các đối tượng sao cho các đối tượng có đầy đủở các quy mô và thuộc cả nội thành lẫn ngoại thành.

(5) Thời gian tiến hành: Tháng 10 - 11, 2007

4.1.3. Kết quả khảo sát

1. Tng quan vđối tượng kho sát

Đểđối tượng khảo sát mang tính đại diện cho các đơn vị chợ, siêu thị (ST), trung tâm thương mại (TTTM) trên toàn thành phố nên đối tượng khảo sát được chọn bao gồm cả các đơn vị có quy mô lớn và nhỏ, trong nội thành lẫn ngoại thành.

Bảng 4.1. Tỷ lệ thành phần khảo sát Nhóm đối tượng Tổng số đơn vị Sốđơn vị khảo sát Tỷ lệ khảo sát (%) - Chợ 229 75 32,8 - Siêu thị 78 29 37,2 - Trung tâm thương mại 17 12 70,6 Tổng số 324 116 35,8

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ các TTTM và siêu thị được chọn cao. Do ST và TTTM là những nơi có tiêu thụ lượng túi nylon khá lớn, tương đối đồng bộ và ban quản lý có thể kiểm soát được lượng túi sử dụng do phần lớn các đơn vịđó có nhu cầu in logo, thương hiệu của đơn vị lên túi nylon. Còn ở chợ, lượng túi được sử dụng cũng rất lớn nhưng không đồng bộ và khó kiểm soát do từng tiểu thương quyết định việc dùng loại túi nào.

Bảng 4.2. Quy mô của đối tượng khảo sát11

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng 4.2 cho thấy quy mô của các đối tượng cũng rất khác nhau: - Chợ có quy mô trung bình chiếm phần lớn (44%), thấp nhất là quy mô lớn (18,7%). - Siêu thị có quy mô lớn chiếm phần lớn (48%), thấp nhất là quy mô vừa (20,7).

- TTTM có quy mô lớn chiếm phần lớn (83%), quy mô vừa và nhỏ bằng nhau chiếm (8,35%).

Điều này cho thấy mặc dù ra đời sau, số lượng ít hơn chợ nhưng quy mô của các siêu thị và TTTM lớn chiếm tỷ lệ rất cao, chứng tỏ những nơi đó có sức thu hút khách hàng nhiều hơn chợ, xu hướng người dân đi mua sắm ở các ST và TTTM đang gia tăng rất mạnh mẽ.

Như vậy có thể thấy rằng, đối tượng ST và TTTM có thể sẽđóng một vai trò đáng kể trong việc

đề ra các phương án.

11Định nghĩa về quy mô của từng đối tượng xem phụ lục 4 và 5.

Quy mô Lớn TL Vừa TL Nhỏ TL Nhóm đối tượng Sốđơn vị khảo sát % % % - Chợ 75 14 18,7 33 44 28 37,3 - Siêu thị 29 14 48,3 6 20,7 9 31 - Trung tâm thương mại 12 10 83,3 1 8,35 1 8,35 Tổng số 116 38 32,8 40 34,5 38 32,7

2. S quan tâm ca đối tượng kho sát đến chương trình kho sát

Bảng 4.3. Kết quả phiếu khảo sát thu được Nhóm đối tượng Số phiếu khảo sát Tỷ lệđối tượng khảo sát (%) Số phiếu thu được Tỷ lệ số phiếu thu được (%) Tổng số 116 100% 36 31 - Chợ 75 64,6 27 36 - Siêu thị 29 25 5 17 - Trung tâm thương mại 12 10,4 4 33

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Kết quả khảo sát trình bày trong bảng cho thấy chỉ có 31% số phiếu phản hồi. Tỷ lệ này tuy thấp nhưng nằm trong chỉ tiêu dự kiến lấy mẫu (36/40 đối tượng).

3. Cách thc tiêu th bao nylon ca các đối tượng kho sát

Bảng 4.4. Tỷ lệ các đơn vị sử dụng túi nylon để phát không cho khách hàng Hoạt động Số lượng Tỷ lệ (%)

Sử dụng túi nylon để phát không cho khách hàng 18 50 Có sử dụng bao bì bằng nguyên liệu khác để phát cho

khách hàng 11 30,6

Không trả lời 7 19,4

Tổng cộng 36 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ các đơn vị vẫn sử dụng túi nylon để phát không cho khách hàng còn rất cao, chiếm đến 50% các đơn vị, tỷ lệ các đơn vị có sử dụng thêm bao bì bằng vật liệu khác (như túi giấy, vải...) tương đối cao.

• Giá mua bao bì nylon để phát cho khách hàng dao động trong khoảng từ 15.000 – 40.000

Bảng 4.5. Lượng túi nylon sử dụng

Đối tượng Số lượng đơn vị

Số lượng (kg/tháng) Số lượng TB (kg/tháng/đơn vị) Chợ 27 48.942 1.813 Siêu thị 5 49.450 9.890 TTTM 4 4.506 1.127

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Kết quả khảo sát cho thấy, lượng túi nylon được sử dụng ở các siêu thị rất cao, trung bình mỗi siêu thị dùng 9.890 kg/tháng, gấp 5,5 lần chợ và 8,8 lần TTTM. Điều này do việc sử dụng túi nylon tiện lợi, đa mục đích, lại được phát không cùng với lượng hàng mua tại siêu thị cũng nhiều, nên người dân có thói quen lấy được càng nhiều túi càng tốt. Ở các TTTM cho thấy số

lượng tiêu thụ túi nylon là thấp nhất, do các TTTM bán hàng hóa có giá trị cao nên thường sử

dụng các bao bì đẹp, bắt mắt, tận dụng quảng cáo (thường là túi giấy cứng).

Bảng 4.6. Nơi mua túi nylon Nơi mua túi nylon Số lượng

(đơn vị)

Tỷ lệ (%)

Tại TP HCM 29 80,6

Không trả lời 7 19,4

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Theo kết quả khảo sát, toàn bộ các đơn vị trả có trả lời đều mua túi nylon trên địa bàn TP.HCM. Như vậy, nắm được nguồn thu mua sản xuất túi nylon cũng giúp chúng ta đưa ra được định hướng đểđề ra các giải pháp giảm thiểu.

4. Mc sn lòng ca các đối tượng tham gia vào chương trình gim thiu túi nylon

a. Ảnh hưởng của sự nhận thức và yếu tố kinh tếđến sự sẵn lòng tham gia chương trình giảm thiểu

Bảng 4.7. Ý kiến về chi phí phát miễn phí túi nylon ảnh hưởng đến thu nhập của đơn vị Ý kiến Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Không ảnh hưởng 13 36,1 Ảnh hưởng tương đối 8 22,2 Ảnh hưởng nhiều 6 16,7 Không ý kiến 9 25 Tổng số 36 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Kết quả khảo sát cho thấy, phần lớn các đơn vị (36,1%) đều cho rằng việc phát túi nylon miễn phí cho khách hàng không hề làm giảm thu nhập của đơn vị. Sốđơn vị có nhận định rằng số tiền

để phát túi nylon cho khách hàng là quá lớn, và gây ảnh hưởng đến thu nhập của mình là thấp nhất (16,7%).

Như vậy, việc đề ra chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon chắc chắn sẽ gặp khó khăn, do phần lớn đối tượng đều cho rằng việc sử dụng túi nylon nhiều là điều bình thường.

b. Các phương án giảm thiểu túi nylon

Bảng 4.8. Đánh giá việc sẵn lòng tham gia chương trình giảm thiểu túi nylon Ý kiến Số lượng (đơn vị) Lý do Số lượng Tỷ lệ (%) Vì bảo vệ môi trường 3 8,3 Tham gia 29 Vì phải theo sự quản lý của nhà nước 26 72,3

Không tham gia 1 Không 2,8

Không ý kiến 6 Không 16,7

Tổng cộng 36 100

Kết quả khảo sát theo bảng trên cho thấy, tuy tỷ lệ đồng ý tham gia vào chương trình giảm thiểu túi nylon rất cao (80,6%), nhưng trong đó phần lớn (72,3%) các đơn vịđều cho biết lý do là nếu Nhà nước bắt buộc thì mới thực hiện, chỉ có rất ít (8,3%) là để bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, tất cả các đơn vị trên đều cần sự hỗ trợ của nhà nước về mặt kinh phí triển khai chương trình, ngay cả các đơn vị có quy mô lớn. Chỉ có 01 đơn vị (2,8%) cho biết sẽ không tham gia, nhưng không có lý do. Còn lại là không có ý kiến.

Bảng 4.9. Ý kiến về thu phí túi nylon Ý kiến Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Đồng ý 10 27,8 Không đồng ý 19 52,8 Không ý kiến 7 19,4 Tổng số 36 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Theo bảng kết quả cho thấy, đa số các đơn vị (52,8%) không chấp thuận phương án giảm thiểu túi nylon bằng cách thu phí túi nylon, lý do chung của các đơn vị không đồng ý tính tiền trực tiếp với khách là sẽ không duy trì được tính cạnh tranh với các đơn vị khác, vì điều đó sẽ làm mất đi khách hàng của đơn vị. Chỉ có 27,8% đơn vị đồng ý thu phí và mức giá trung bình họ

thấy thích hợp dao động trong khoảng 60-250 đồng/túi.

Như vậy, việc giảm thiểu bằng cách thu phí (tính tiền mua túi) xem ra khó có thểđược áp dụng, bởi hầu hết các đơn vịđề quan trọng đến yếu tố lợi nhuận kinh tế, chứ không quan tâm đến vấn

đề môi trường.

Nếu như việc thu phí có vẻ không khả thi thì phương án phát túi tự hủy cho khách hàng liệu sẽ

khả quan hơn không? Kết quảđược thể hiện theo bảng sau:

Bảng 4.10. Ý kiến về các phương án giảm thiểu Ý kiến Số lượng (đơn vị) Tỷ lệ (%) Phát túi tự hủy 18 50

Thu phí túi nylon 5 13,9

Tuyên truyền thêm cho người dân 4 11,1

Chờ chỉ thị Nhà nước 1 2,8

Không ý kiến 8 22,2

Tổng số 36 100

(Nguồn: Kết quả khảo sát chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, 11/2007)

Theo đó, ta thấy rằng 18/36 đơn vị (50%) đưa ra phương án sẽ thực hiện việc phát túi tự hủy cho khách hàng nếu như không được tiếp tục sử dụng túi nylon nữa, với điều kiện tính năng của túi tự hủy vẫn đảm bảo được tuơng đương với tính năng của túi nylon và giá thành không chênh lệch nhiều. 8/36 đơn vị (22,2%) không trả lời câu hỏi, 5/36 đơn vị (13,9%) đưa ra ý kiến tính phí với khách hàng và 5/36 đơn vị (13,9%) cho các ý kiến khác như tuyên truyền, khuyến cáo người dân hạn chế sử dụng bao nylon; hợp tác giữa các ban ngành, vận động khách hàng mang giỏ khi

đi chợ; thuyết phục khách hàng sử dụng túi chung; chờ chỉ thị nhà nước,...

Như vậy, phương án giảm thiểu túi nylon bằng cách thay thế túi nylon bằng túi tự hủy xem ra khả quan hơn phương án tính phí túi nylon. Điều đó cho thấy rằng, việc nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường vẫn còn nhiều khó khăn do thói quen thích dùng đồ miễn phí. Tuy nhiên, nếu chọn phương án tiếp tục phát miễn phí túi tự hủy cho khách hàng mặc dù có thể được khách hàng hưởng ứng nhanh hơn, còn ý thức về bảo vệ môi trường của ngừơi dân vẫn chưa cải thiện được. Do đó, phát túi tự hủy chỉ có thể là phương án mang tính nhất thời và trong phạm vi hẹp, tùy thuộc chọn lựa của đơn vị.

Ngoài ra, các ý kiến đóng góp cho chương trình tương đối đa dạng, nổi bật là công tác tuyên truyền nâng cao ý thức của người dân; tăng chi phí bao bì cho khách hàng; nghiên cứu vật liệu thay thế cho bao bì nylon; tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vẫn phát không bao bì cho khách hàng mà tăng thuế môi trường cho các nhà sản xuất?

4.1.4. Kết luận

Qua kết quả khảo sát trên 36 đơn vị chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn TP HCM đã cho một cái nhìn khái quát về hiện trạng sử dụng túi nylon tại các đơn vị trên, nhận thức của những người quản lý về tác hại của túi nylon đối với môi trường, cũng như những ý kiến, phản

ứng và những tâm tư, nguyện vọng của họ đối với chương trình giảm thiểu việc sử dụng túi nylon của Thành phố.

• Các đơn vị đã thực hiện việc phát túi nylon miễn phí cho khách hàng là do chiều theo thói quen thích dùng đồ miễn phí của khách hàng, tuy giá thành túi nylon không phải là thấp nhưng so với các loại túi bằng vật liệu khác như vải, vật liệu tự hủy thì giá thành túi nylon là có thể chấp nhận được và do tính tiện lợi của túi nylon. Do đó, để giảm thiểu được lượng túi nylon thì chúng ta nên tập trung vào các chợ/siêu thị, TTTM và những người bán hàng. Vì chợ, siêu thị, TTTM là những tổ chức hoàn chỉnh, những nhóm người được đào tạo nên việc tiếp cận sẽ dễ dàng hơn cũng như việc triển khai những chính sách, giải pháp giúp giảm thiểu việc sử dụng túi nylon cũng sẽ dễ dàng hơn. Chính vì thế, chọn lựa các siêu thịđể triển khai thử nghiệm các chính sách, giải pháp nhằm giảm thiểu lượng túi nylon là cách tiếp cận

đúng, có tác dụng là đòn bẩy để triển khai các chính sách, giải pháp sâu rộng tới người dân.

• Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy đa số các đơn vị chưa nhận thức được đúng mức tác hại của túi nylon đối với môi trường, họ chỉ quan tâm đến lợi nhuận kinh tế trước mắt mà bỏ

qua các tác hại lâu dài cho môi trường mà ít nhiều sẽảnh hưởng sẽảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ.

• Từ cuộc khảo sát này, đa số các đơn vịđều đã trình bày rằng họđã cung cấp túi nylon là vì muốn làm thuận tiện cho khách hàng của họ chứ không hẳn chỉ vì mục tiêu kinh tế. Do đó, có thể thấy rằng vai trò triển vọng nhất cho mô hình giảm thiểu túi nylon từ hệ thống các siêu thị.

• Việc đối tượng sẵn lòng tham gia chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon nếu có quy định của chính quyền cho thấy muốn đưa các đối tượng trên đáp ứng các mục tiêu bảo vệ môi trường thì cần phải có thêm điều kiện đủ đó là chính quyền phải đưa các chính sách, quy

định thích hợp, đồng bộ và cụ thể.

• Một trong những mục tiêu chính của cuộc khảo sát này là xác định được đối tượng nào có thểđóng vai trò mẫu (demonstration) trong việc giảm thiểu túi nylon cho các đối tượng khác. Theo kết quả của báo cáo, nhóm khảo sát xác định 03 hệ thống đơn vị có thể đóng một vai trò ý nghĩa là hệ thống siêu thị Coopmart, thương xá TAX và hệ thống siêu thị METRO là những đơn vịđang có những chương trình nghiên cứu và triển khai việc giảm thiểu sử dụng túi nylon một cách tự nguyện.

4.2. ĐỐI TƯỢNG NGƯỜI TIÊU THỤ, NGƯỜI DÂN 4.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát 4.2.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát

Nhằm định hướng nội dung cho việc thu thập ý kiến của người dân về chương trình giảm thiểu

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 63)