Tác động của hệ thống quản lý nhàn ướ c

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 131)

Trong khi chưa tìm được loại vật liệu thân thiên môi trường phù hợp, chưa tìm được giải pháp xử lý hiệu quả nylon thải, việc hạn chế và tiến đến nói không với sản phẩm này là giải pháp

được xem có khả năng áp dụng ngay nhằm ngăn chặn sự “bùng phát” túi nylon thải bỏ trên toàn cầu. Bên cạnh những biện pháp cấp bách nói trên, những qui định liên quan đến bao bì thân thiện môi trường hỗ trợ cho việc sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này cũng được thiết lập. Trước hết là các tiêu chuẩn vật liệu có khả năng phân hủy sinh học được ban hành và áp dụng ở

các nước châu Âu (EN 13432), Mỹ (ASTM D 6002/ASTM D 5338), Nhật (JIS K 6953), Đức (DIN V 54900), Úc (AS 4736), Trung Quốc (QB/T 2461/GB/T 18006/HJB2 012/HBC 01) và quốc tế (ISO 14851),… Cùng với những tiêu chuẩn để xác định đặc tính phân hủy sinh học của vật liệu, các nước cũng áp dụng những hệ thống đăng ký mẫu sản phẩm, nhãn sản phẩm phân hủy sinh học, những chính sách hỗ trợ cho các nhà sản xuất và quản lý chất thải riêng cho dòng

22 Theo ISO 14855/ASTM D 6002/DIN V 54900/JIS K 6953) 23 Theo www.bioplastic.com

sản phẩm này. Nhãn sản phẩm phân hủy sinh học của một số hãng sản xuất được trình bày trong Hình 5.11.

Hình 5.11 Nhãn sản phẩm có khả năng phân hủy sinh học của một số nhà sản xuất trên thế giới

Ở Việt Nam, hệ thống qui chế và tiêu chuẩn đối với các sản phẩm phân hủy sinh học vẫn chưa hình thành. Vì thế, việc triển khai các hoạt động sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm này sẽ gặp khó khăn. Hiện nay, thị trường trong nước mới xuất hiện sản phẩm BIOCOM của Naft Asia Biodegradable Plastics – Canada do công ty TNHH Phúc Lê Gia phân phối. Tuy sản phẩm được giới thiệu là có khả năng phân hủy sinh học nhưng các dữ liệu về sản phẩm do nhà cung cấp chưa chứng minh được các đặc tính này. Theo tài liệu “Giới thiệu công nghệ phân hủy sinh học biocom và hóa phẩm biodegradable plastic resin”, nhà sản xuất có dẫn chứng những kết quả thử

nghiệm đã thực hiện ở phòng thí nghiệm Canada, Mỹ và Trung Quốc, nhưng các tiêu chuẩn áp dụng đểđánh giá đều không sử dụng những tiêu chuẩn đánh giá khả năng phân hủy sinh học của vật liệu nhưđã nêu trên. Đây cũng là một thách thức đối với các nhà quản lý môi trường của Việt Nam trước xu thế và nhu cầu sử dụng dòng sản phẩm thân thiện môi trường. Vì vậy, để có thể hỗ trợ cho quá trình hình thành thị trường sản phẩm bao bì thân thiện môi trường ở Việt Nam, nhà nước cần sớm xây dựng một qui trình/chiến lược quản lý xuyên suốt từ khai thác sử

dụng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ bao bì thân thiện môi trường bao gồm những nội dung chủ yếu:

- Chiến lược phát triển: Quản lý tài nguyên/môi trường, quản lý thị trường, hỗ trợ công nghệ, triển khai dự án

- Qui định, tiêu chuẩn chất lượng các loại bao bì thân thiện môi trường - Xây dựng qui trình vận hành hệ thống quản lý chất thải bao bì - Hỗ trợ công nghệ tái chế, xử lý chất thải

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)