Để có cơ sởđánh giá khả năng nhân rộng Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần”, báo cáo phân
tích những thuận lợi và khó khăn trong việc triển khai chương trình tại Metro.
Khó khăn
- Metro là đơn vị đầu tiên triển khai chương trình, người dân chưa quen với việc không
được phát miễn phí túi nylon khi mua hàng;
- Nhận thức của người dân về tác hại của của việc sử dụng túi nylon hầu như rất thấp.
Thuận lợi
- Hệ thống buôn bán hiện đại, qui trình khép kín, dễ kiểm soát; thừa hưởng trình độ quản lý cao cấp của công ty mẹ.
- Khách hàng đa số là các doanh nghiệp, cán bộ, công nhân viên, những người có trình độ, thu nhập ổn định nên dễ tiếp nhận sự thay đổi;
- Đặc thù của hệ thống Metro là hệ thống bán với giá sỉ, vì vậy có lợi thế luôn có lượng khách hàng thành viên ổn định;
- Một số khách hàng Metro đi mua hàng bằng xe ô tô.
Khả năng nhân rộng mô hình
Có thể xem việc Metro triển khai thành công Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” là một dấu hiệu tốt đối với việc nhân rộng chương trình trong tương lai. Các hệ thống siêu thị với quy trình khép kín hoàn toàn có thể triển khai các biện pháp giảm sử dụng túi nylon tương tự. Tuy nhiên, hình thức và biện pháp lựa chọn cần được cân nhắc sao cho phù hợp với đặc trưng của từng hệ thống siêu thị và đối tượng khách hàng. Bên cạnh đó, cũng cần lưu ý một khác biệt quan trọng của hệ thống Metro so với các hệ thống siêu thị khác là: Metro là hệ thống bán sỉ. Vì vậy, chương trình giảm sử dụng túi nylon khi triển khai tại các hệ thống siêu thị bán lẻ khác có thể sẽ gây ra phản ứng khác từ phía khách hàng.
Có thể học tập một số kinh nghiệm của Metro trong triển khai Chương trình:
- Có thời gian “chuyển tiếp” bằng một chương trình tuyên truyền và thử nghiệm để chuẩn bị tâm lý cho khách hàng và để khách hàng quen dần với thói quen mang túi khi đi mua sắm;
- Các banner/poster tuyên truyền nên bố trí nơi khách hàng có thời gian để chú ý như khu vực xếp hàng tính tiền, khu vực chờ gửi xe; nên tăng cường bằng hình thức tuyên truyền qua loa phát thanh (khách hàng vừa mua sắm vừa có thể nghe thông tin);
- Cần phải tập huấn cho nhân viên của siêu thị về chương trình đồng thời bố trí nhân viên tư vấn, tiếp xúc trao đổi trực tiếp với khách hàng khi cần thiết;
- Nên cho khách hàng nhiều lựa chọn về kích cỡ và giá tiền túi. Túi sử dụng nhiều lần cần
được thiết kế bền, đẹp, khả năng chứa hàng tốt và có thể xếp gọn thuận tiện cho việc mang theo khi đi mua hàng.
Bên cạnh đó, cơ quan quản lý nhà nước về môi trường cũng cần có chính sách thúc đẩy việc nhân rộng mô hình như vận động các hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại triển khai các chương trình giảm sử dụng túi nylon, ban hành các hướng dẫn thực hiện, các chính sách khuyến khích thực hiện, nâng cao nhận thức cộng đồng về tác hại của việc sử dụng túi nylon…
6.5. KẾT LUẬN
Lần đầu tiên triển khai tại Việt Nam, Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” của Metro có thể xem là thành công, không chỉđem lại những lợi ích rõ ràng cho Metro mà còn những lợi ích về kinh tế và môi trường cho xã hội.
Việc nhân rộng mô hình cho các hệ thống siêu thị khác là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên,
đểđảm bảo việc triển khai thành công cần phải có kế hoạch cụ thể, phương án giảm sử dụng túi nylon cần được cân nhắc sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh và đối tượng khách hàng của từng siêu thị. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý môi trường cũng cần có biện pháp hỗ trợ như nâng cao nhận thức cộng đồng, hỗ trợ tuyên truyền, ban hành các hướng dẫn thực hiện, các chính sách khuyến khích thực hiện…
Chương 7. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU TÚI NYLON24TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
Qua khảo sát thực tế, có thể nhận xét rằng mối quan tâm của cộng đồng đến vấn đề sử
dụng lãng phí túi nylon còn hạn chế, dường như thói quen của họ khó có thể thay đổi được, nhất là khi sự quan tâm của các cơ quan chức năng chưa thật sựđúng mức. Việc giảm thiểu túi nylon hiện nay chính là việc làm cách nào để có thể quay trở lại được với thời điểm chưa có túi nylon xuất hiện. Muốn vậy cần xem xét từng giai đoạn để rút ra được nguyên nhân nào đã đưa người dân đến với việc sử dụng túi nylon.
Việc sử dụng túi có thể xem như trải qua 03 giai đoạn chính:
Giai đoạn I: Bắt đầu sử dụng
Việc sử dụng túi nylon ở nước ta là do du nhập từ nước ngoài. Ngày nay, khi nhiều nước trên thế giới đã có chính sách quản lý chặt chẽ việc sử dụng, khuyến khích thay đổi công nghệ
sản xuất cũ bằng công nghệ mới sản xuất các bao bì bằng các vật liệu thân thiện với môi trường và vẫn giữ được những tiện lợi như với túi nylon, hoặc cấm sản xuất và sử dụng túi nylon thì nước ta lại chưa quan tâm, góp phần chất lượng môi trường của ta ngày càng kém.
Trước đây, nền kinh tế của ta còn thấp, các công nghệ, vật liệu và kỹ thuật sản xuất còn lạc hậu, chưa đưa ra được nhiều sản phẩm tiên tiến thật sự tiện dụng cho cuộc sống của người dân nên những sản phẩm bao gói lúc đó hầu hết là gần gũi với môi trường như lá chuối, lá sen, hay tận dụng những tờ giấy báo, hoặc giấy trắng. Khi ấy khái niệm túi nylon với người dân vẫn còn rất mới, trong mắt họ nylon là một loại vật liệu mới, có sức bền dẻo dai, đàn hồi, có thể xếp gọn nhẹ, có thể sản xuất thành những túi với mẫu mã đẹp hơn nhiều so với các vật liệu khác như
giấy. Tuy nhiên, giá thành còn tương đối cao, nên họ chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết.
Giai đoạn II: Sử dụng nhiều
Khi nền kinh tế nước ta càng tiến bộ hơn, điều kiện vật chất của người dân ngày càng thoải mái, phong cách tiêu dùng của họ cũng đã dần dần thay đổi. Họ cần những hàng hóa không những có chất lượng tốt mà còn có mẫu mã đẹp, bắt mắt, túi nylon cũng ngày càng thể
hiện được lợi thế của mình khi người tiêu dùng mua ngày càng nhiều đồ trên một lần đi mua sắm, khi ấy, những túi bằng những vật liệu giấy trở nên mất tác dụng. Nhu cầu ngày càng tăng, công nghệ ngày càng tiên tiến đã giúp cho mẫu mã của túi ngày càng đẹp, nhất là giá thành ngày càng thấp nên việc sử dụng đã được đẩy mạnh tối đa.
Giai đoạn III: Sử dụng lãng phí
Nhu cầu mua sắm ngày càng gia tăng, nhưng giá nguyên liệu nhựa cũng tăng nhanh chóng, khiến cho việc sản xuất túi nylon đã gặp một số trở ngại trong việc tiêu thụ. Vì vậy, các nhà sản xuất đã tận dụng lại nguồn túi nylon cũđể tái sản xuất túi nylon, đáp ứng cho các nhu cầu bình dân, không cần quan tâm đến thẩm mỹ. Việc tái chế xét ra là một bước tốt trong vòng
đời của sản phẩm, tuy nhiên, khối lượng quá lớn cùng cách thức sử dụng và xử lý sau sử dụng ở
24Khái niệm “Túi nylon” dùng để chỉ loại túi HDPE mỏng dùng một lần (thường gọi là túi xốp) được sử dụng phổ
biến tại các chợ, siêu thịđểđựng hàng … Các giải pháp giảm sử dụng túi nylon trong báo cáo không áp dụng đối với các loại nylon bọc thực phẩm, nylon sử dụng trong cửa hàng.
nước ta đã khiến cho lượng rác nylon trong môi trường là quá lớn. Không những vậy, thói quen sử dụng túi nylon của người dân lại là trở thành một trong các chiêu thức lôi kéo khách hàng
đến mua sắm ở các địa điểm kinh doanh buôn bán, thể hiện ở hình thức là phát miễn phí, mà đa phần là vượt quá nhu cầu thật sự ngay thời điểm mua bán.
Người tiêu dùng cũng có các biện pháp tái sử dụng túi nhưđựng hàng ở những thời điểm khác, hay tận dụng đểđựng rác,…Tuy nhiên, đôi khi số lượng túi quá lớn, vượt quá nhu cầu sử
dụng của họ, hoặc kích thước, hình dáng túi không phù hợp với những mục đích sử dụng lâu dài,….nên việc họ phải xả thải lại môi trường cũng là bình thường. Lượng túi nylon lớn đi đến các bãi chôn lấp rác cũng gây tác động nghiêm trọng đến quá trình phân hủy sinh học của lượng rác hữu cơ khác và làm giảm thời gian sử dụng bãi chôn lấp. Nếu việc xả thải của họ không qua hệ thống thu gom rác dẫn đến tác động nghiêm trọng của túi nylon đã xảy ra trên khắp địa bàn thành phố, làm tắc nghẽn hệ thống cống rãnh, kênh rạch và đường phố lúc nào cũng đầy túi nylon vương vãi. Sự việc dường như không có điểm dừng, có chiều hướng ngày càng tệ hại không thể không kểđến vai trò của các nhà quản lý môi trường.
Để quản lý một vấn đềở tầm vĩ mô, không thể chỉ trông chờ vào sự tự nguyện thi hành của người dân. Việc bảo vệ môi trường chỉ bằng các băng rôn, biểu ngữ,… dường như không thể mang lại kết quả như mong đợi của chính quyền khi chưa có luật lệ rõ ràng, cụ thể và nguồn nhân lực để giải quyết các vấn đề liên quan. Đối với việc sử dụng túi nylon cũng vậy, cho đến thời điểm này, chưa có một quy định, hướng dẫn cụ thể nào của chính quyền về quyền lợi và trách nhiệm của các nhà sản xuất, các nhà phân phối cũng như người tiêu dùng. Như vậy, theo nhận định trên thì vai trò của chính quyền trong vấn đề giảm thiểu túi nylon được đưa lên hàng
đầu và có vai trò quyết định.
Qua bài học kinh nghiệm các nước, cũng như qua kết quả khảo sát, phân tích từ các chương trước và thu nhận các góp ý từ hội thảo, Đề tài đề xuất các giải pháp khả thi nhằm giảm sử dụng túi nylon tại TP.HCM như sau: