HIỆU QUẢ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON TẠI METRO

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 143)

Kết quả trực tiếp của Chương trình thể hiện rõ rệt qua lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán ra và lượng túi nylon tiết kiệm được.

Theo số liệu cung cấp bởi Metro, sau hơn 2 tháng chính thức triển khai chương trình, lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán ra ổn định ở mức khoảng 80.000 túi trên toàn hệ thống (Hình 6.7).

Đồng thời, lượng túi nylon phát miễn phí cho khách hàng hoàn toàn bằng không. Tuy không chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi chương trình, lượng túi nylon đựng thực thực phẩm tươi sống sử

# of Reusable bags - 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 Jun 2007 Aug 2007 Sep 2007 Nov 2007 Jan 2008 Feb 2008 Apr 2008 Jun 2008 Jul 2008 Total # of bags Smaller bag (48x39x20cm) Larger bag (57x38x36cm)

Hình 6.7. Lượng túi sử dụng nhiều lần Metro bán cho khách hàng (cái/tháng) (Metro, 2008)

Quantity of plastic bags (kgs)

- 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000

Jun-07 Aug-07 Sep-07 Nov-07 Jan-08 Feb-08 Apr-08 Jun-08 Jul-08

FRESH (kg) CHECK-OUT (kg)

Hình 6.8. Lượng túi nylon Metro phát miễn phí cho khách hàng (kg/tháng) (Metro, 2008)

Đối vi Metro

Khi Metro triển khai chương trình, ngoài việc phải đầu tư ban đầu (tặng túi thời gian đầu, tuyên truyền), Metro không gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai. Một số khách hàng có phản

ứng với chương trình trong giai đoạn đầu do chưa quen với việc sử dụng túi dùng nhiều lần nhưng không đáng kể. Với phương thức tiến hành như hiện nay tại Metro, việc sử dụng túi nhiều lần hầu như không làm thay đổi quy trình hoạt động Metro cũng như không làm chậm quá trình tính tiền tại quầy.

Khi triển khai Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần”, những lợi ích mà Metro thu được bao gồm: - Hình ảnh công ty được nâng cao khi Metro được khách hàng công nhận là hệ thống bán lẻ

- Ngưng phát miễn phí túi nylon cũng đồng nghĩa với việc Metro giảm được chi phí phát túi nylon. Nếu trước đây mỗi tháng hệ thống Metro phát miễn phí 28 tấn túi nylon thì hiện nay khi triển khai Chương trình, Metro tiết kiệm được khoảng 840 triệu VNĐ mỗi tháng tiền túi, tương đương 28 triệu mỗi ngày. Như vậy, Chương trình đã tiết kiệm cho Metro hơn 10 tỉ đồng mỗi năm.

- Theo quy trình trước đây của Metro, khi ngưng phát túi nylon miễn phí, Metro cũng đồng thời giảm được nhân công phát túi nylon miễn phí tại khu vực kiểm soát sau quầy thu tiền. Chi phí cho nhân công phát túi ước tính vào khoảng 200 triệu đồng mỗi năm cho toàn hệ

thống.

- Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” của Metro là chương trình bảo vệ môi trường, không vì mục đích lợi nhuận. Vì vậy, ởđây tạm không tính đến lợi nhuận từ việc bán túi sử dụng nhiều lần.

Đối vi xã hi nói chung

Hiệu quả của Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” của Metro được Nhóm nghiên cứu đánh giá trên các khía cạnh: Kinh tế, xã hội và môi trường. Do không có đầy đủ thông tin nên Nhóm nghiên cứu chưa đánh giá được chi tiết các hiệu quả kinh tế và môi trường do chương trình đem lại.

(1) Các tác động về mặt kinh tế

- Giảm chi phí cho túi nylon sử dụng một lần. Hiện nay túi nylon được sản xuất trên địa bàn TP.HCM hầu hết là từ hạt nhựa nhập khẩu. Vì vậy, giảm sử dụng túi nylon cũng

đồng nghĩa với giảm được chi ngoại tệ cho việc nhập hạt nhựa.

- Giảm chi phí xử lý rác nylon. Nếu mỗi ngày toàn hệ thống Metro ngừng phát miễn phí 1 tấn túi nylon thì cũng có nghĩa là đã giảm phát sinh được một lượng tương đương rác thải nylon. Hiện nay, hầu hết rác nylon loại này đều được xử lý bằng cách chôn lấp. Chi phí chôn lấp một tấn rác hiện nay là 300.000 VNĐ/tấn. Như vậy, tính riêng ở hệ thống Metro, Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” đã tiết kiệm được cho ngân sách 8.400.000 VNĐ/tháng tương hơn 100 triệu mỗi năm cho xử lý rác nylon.

(2) Các tác động về mặt xã hội

- Rõ ràng Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” của Metro dần tạo cho người tiêu dùng thói quen sử dụng túi nhiều lần khi đi mua hàng, ít nhiều có tác dụng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người tiêu dùng.

- Thực tế túi nylon sử dụng một lần thường được tái sử dụng thêm một vài lần cho các mục đích trong gia đình như lót thùng rác… Khi không còn túi nylon đựng hàng, người tiêu dùng có thể phải mua túi lót thùng rác mới.

- Túi nylon sử dụng một lần không có giá trị cao, không được những người thu mua ve chai, nhặt rác, các đơn vị tái chế quan tâm. Vì vậy, việc ngừng phát sinh rác nylon loại này không ảnh hưởng nhiều các hoạt động cũng nhưđời sống của các thành phần này.

- Chương trình chuyển từ sử dụng túi một lần sang dùng túi nhiều lần sẽ ảnh hưởng đến thị trường túi nylon dùng một lần cũng như túi nhiều lần. Tuy nhiên, phạm vi của chương trình chỉ trong hệ thống Metro nên tác động này không đáng kể.

- Giảm lượng rác thải cần chôn lấp cũng có nghĩa giảm áp lực về diện tích đất dành cho chôn lấp.

(3) Các tác động về mặt môi trường

- Tác động đầu tiên về mặt môi trường là tiết kiệm tài nguyên và năng lượng cho sản xuất túi dùng một lần. Theo kết quả nghiên cứu LCA của cơ quan môi trường Úc (Nolan-ITU, 2002), tính cho cùng số lượt mua hàng (52 chuyến/năm), dùng túi sử dụng một lần cần 3,12 kg nguyên liệu và 210 MJ năng lượng trong khi dùng túi sử dụng nhiều lần (loại túi như của Metro) cần 0,22 kg nguyên liệu và 18,6 MJ năng lượng cho sản xuất túi. Có thể

thấy lượng nguyên liệu và năng lượng tiết kiệm được khi chuyển từ dùng túi sử dụng một lần sang túi sử dụng nhiều lần rất đáng chú ý:

3,12 kg – 0,22 kg = 2,9 kg 210 MJ – 18,6 MJ = 191,4 MJ

(tính trung bình cho 1 người đi mua hàng 52 chuyến/năm)

- Một tác động môi trường quan trọng khác của Chương trình nhưđã trình bày ở phần trên là giảm lượng rác thải, không chỉ là lượng chất thải rắn phát sinh mà quan trọng hơn là lượng rác nylon không được thu gom và các tác động môi trường liên quan (mất mỹ

quan, tắt nghẽn cống rãnh, gây hại cho sinh vật…). Cũng theo Nolan-ITU (2002), sử

dụng túi nylon sử dụng một lần sinh ra 15,6g, tương đương 0,144m2 rác nylon (không thu gom được) và con số này là 0,22g và 0,00148m2 khisử dụng túi sử dụng nhiều lần (tính cho 52 lần mua hàng trong năm). Có thể thấy lượng rác nylon rơi vãi giảm được là:

15,6g – 0,22g = 15, 38g Tương đương với:

0,144m2 – 0,00148m2 = 0,14252m2

(tính trung bình cho 1 người đi mua hàng 52 chuyến/năm)

Như vậy, có thể thấy việc triển khai Chương trình “Túi sử dụng nhiều lần” của Metro không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân đơn vị (nâng cao hình ảnh, tiết kiệm chi phí) mà còn đem lại nhiều lợi ích chung về kinh tế, xã hội và môi trường như tiết kiệm tài nguyên và năng lượng, giảm phát sinh rác nylon và các vấn đề môi trường liên quan.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 143)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)