Đối với các cơ sản xuất, mua bán túi nylon

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 58)

Nguyên liệu

Loại nguyên liệu nhựa được sử dụng để sản xuất túi nylon, túi xốp là hạt nhựa PP (Poly Propylene), PE (Poly Ethylene). Trong đó, hạt PE lại được chia làm 2 loại: HDPE (High Density Poly Ethylene) và LDPE (Low Density Poly Ethylene) hay LLDPE (Liner Low Density Poly Ethylene).

Bảng 3.2. Các loại hạt nhựa dùng trong sản xuất túi nylon – túi xốp

Loại hạt nhựa Hạt PE

Hạt PP Hạt HDPE Hạt LDPE ( hay LLDPE)

PP, PE nói chung

Số lượng cơ sở 2 12 3 14

Tỷ lệ % 6 39 10 45

(Kết quả thống kê dựa trên số lượng 31 cơ sở sản xuất, mua bán đã khảo sát)

Chất lượng nguyên liệu nhựa lại gồm hai loại là hạt nhựa chính phẩm và hạt nhựa tái sinh. Hạt nhựa chính phẩm (PP, PE) được nhập khẩu chủ yếu từ các nước Thái Lan, Hàn Quốc, Singapore,

Ấn Độ với giá cả của chúng cao, ở mức trung bình khoảng 1.400 USD/tấn8 ( tương đương

7 Qua khảo sát, phỏng vấn 39 cơ sở sản xuất - tái chế túi nylon, trong đó có 31 cơ sở về mua bán, sản xuất túi nylon và 8 cơ sở chuyên về tái chế phế liệu nylon.

8 Tham khảo “Bảng giá tham khảo các chủng loại nhựa nhập khẩu từ 16/11/2007 – 23/11/2007” của Hiệp Hội Nhựa TP

22.500 đồng/kg), trong khi giá hạt nhựa tái sinh khoảng 4.000 – 8.000 đồng9 (chất lượng hạt kém) hay 14.000 – 20.000 đồng (chất lượng hạt tốt hơn)10.

Bảng 3.3. Phân nhóm cơ sở sử dụng hạt nhựa chính phẩm và hạt nhựa tái sinh.

Cơ sở chỉ sử dụng hạt nhựa chính phẩm

Cơ sở sử dụng hạt nhựa chính phẩm có pha nhựa tái sinh

Số lượng 25 6

Tỷ lệ % 81 19

(Kết quả thống kê dựa trên số lượng 31 cơ sở sản xuất, mua bán đã khảo sát)

Theo số liệu khảo sát trên 31 cơ sở sản xuất, mua bán túi nylon cho thấy:

a. Đối với cơ sở sử dụng hạt nhựa chính phẩm: Phần lớn các cơ sở đều sử dụng hạt nhựa chính phẩm, chiếm tỷ lệ đến 81% (25 cơ sở). Họ không sử dụng hạt nhựa tái chế là do một số nguyên nhân sau:

- Túi nylon làm từ hạt nhựa tái chế có chất lượng kém, rất khó tiêu thụ (17/25 cơ sở sử

dụng hạt chính phẩm);

- Công nghệ sản xuất phức tạp (4/25 cơ sở)

- Tùy theo nhu cầu của khách hàng, họ không thích sử dụng túi làm từ nguyên liệu tái chế

(4/25 cơ sở)

- Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như cơ sở hoàn toàn không sản xuất được túi từ

hạt nhựa tái chế; không đủ nguồn nguyên liệu hạt tái chế; không có công nghệ thích hợp khi sử dụng hạt nhựa tái chế sản xuất nên gây ô nhiễm môi trường, vì vậy địa phương không cho sản xuất.

Đồng thời, kết quả thăm dò ý kiến tại 25 cơ sở trên về mức độ sẵn lòng sử dụng hạt nhựa tái chế

khi các lý do trên được giải quyết được nêu ra trong bảng 3.4.

Bảng 3.4. Mức độ sẵn lòng sử dụng hạt nhựa tái chếở các cơ sở sản xuất Mức độ sẵn lòng Số lượng Tỷ lệ % Rất sẵn lòng 0 0 Sẵn lòng 2 8 Bình thường 9 36 Không sẵn lòng 13 52

9 Theo số liệu tổng kết từ 8 cơ sở tái chế khảo sát thực tế trong tháng 11/2007. 10 Theo bài báo “Khi rác trở thành đồđựng thức ăn” ngày 18/10/2007.

Rất không sẵn lòng 1 4

Tổng cộng 25 100

Theo nhóm nghiên cứu, tuy trong thời gian khảo sát, họ không sẵn lòng sử dụng hạt nhựa tái sinh. Theo xu hướng giá nhựa vào tuần 2, tháng 3 năm 2008 cho thấy, tất cả nguyên liệu nhựa nhập khẩu đều tăng rất mạnh, thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.5. Giá hạt nhựa PP và PE nhập khẩu vào TP.HCM STT Loại hạt nhựa Giá nhựa nhập khẩu từ 26/10/2007 – 15/11/2007 (USD/tấn) Giá nhựa *nhập khẩu tính đến ngày 12/3/2008 (USD/tấn) Tăng bình quân 1 PP 1392 1529 137 2 HDPE 1395 1566 171 3 LDPE 1420 1668 248 4 LLDPE 1371 1554 183

(Nguồn: Bảng giá tham khảo các chủng loại nhựa nhập khẩu vào Việt Nam của Hiệp Hội Nhựa TP, trên http//:www.vietnamplasticnews.com)

Bảng 3.5 cho thấy, giá nhựa nhập khẩu vào thành phố Hồ Chí Minh trong năm tháng (từ tháng 11/2007 đến tháng 3/2008) đã tăng bình quân 137 – 248 USD/tấn, và sẽ càng tăng hơn nữa trong thời gian sắp tới. Do đó, nhựa tái sinh sẽ ngày càng thu hút nhà sản xuất sử dụng để phối trộn với nguyên liệu ban đầu.

b. Đối với cơ sở có sử dụng hạt nhựa tái chế:

Khảo sát cho thấy chỉ 19% cơ sở có pha hạt nhựa tái sinh vào hạt nhựa chính phẩm với tỷ lệ hạt nhựa tái chế chiếm 5-10% trong nguyên liệu sản xuất.

Nguồn nguyên liệu hạt nhựa tái chế chủ yếu từ phế liệu nhựa của chính cơ sở sau quá trình sản xuất, hay mua từ các cơ sở tái chế khác.

Việc sử dụng hạt nhựa tái chếđể sản xuất vừa có mặt thuận lợi vừa có mặt khó khăn.

+ Thuận lợi ở chỗ có nguồn nguyên liệu hạt nhựa tái chế phong phú và giá rẻ hơn nguyên liệu chính phẩm nên khi pha hạt nhựa tái chế vào nhựa chính phẩm thì chi phí dùng cho sản xuất sẽ thấp, kéo theo sản phẩm tạo thành cũng có giá thấp, đưa ra ngoài thị trường sẽ dễ tiêu thụ hơn.

+ Khó khăn ở chỗ giá cả nguyên liệu hạt tái chế ngày một tăng nên giá cả sản phẩm tăng, gây trở ngại cho việc tiêu thụ.

* Giá nhựa nhập khẩu vào Việt Nam ởđây được tính bằng cách lấy trung bình giá nhập khẩu của nguyên liệu hạt nhựa đó ở các nước khác nhau.

Thiết b máy móc

- Máy móc có nguồn gốc xuất xứ cả trong nước lẫn ngoài nước. Trong số 28 cơ sở sản xuất được khảo sát, có 20 cơ sở sử dụng máy móc trong nước, chiếm tỷ lệ 71%; 8 cơ sở

sử dụng máy móc của các nước Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật, chiếm tỷ lệ

29%.

- Máy móc thiết bị cũng được sản xuất vào những khoảng thời gian khác nhau. Trong 19 cơ sởđược phỏng vấn về thời gian sản xuất máy móc thiết bị, có 11 cơ sở (58%) sử dụng các máy móc tương đối mới, được sản xuất từ năm 2000 trở về sau. Có 3 cơ sở lớn tuy vẫn còn sử dụng máy móc cũ, sản xuất những năm 1995-1998 nhưng họ vẫn có cải thiện thêm những máy móc mới nhập từ nước ngoài như công ty bao bì nhựa Tân Tiến, công ty cổ phần bao bì VAFACO, công ty cổ phần văn hóa Tân Bình. 5 cơ sở còn lại vẫn còn sử dụng máy móc rất cũ kỹ, mua lại từ những cơ sở sản xuất khác, thậm chí đó là những máy móc được sản xuất từ những năm 1985 – 1989 (2 cơ sở).

Sn phm

Về chủng loại sản phẩm túi nylon: tất cả các cơ sởđều có sản phẩm sản xuất ra là túi nylon các loại. Tùy theo loại hạt nhựa mà túi nylon được chia ra làm nhiều loại khác nhau:

+ Túi sản xuất từ hạt nhựa HDPE goi là túi xốp, dùng trong siêu thị, chợ, trung tâm thương mại…

+ Túi sản xuất từ hạt LDPE thường gọi là túi nylon trong, dùng đựng đường, muối… + Túi sản xuất từ hạt PP thường dùng để phân liều thuốc trong các tiệm thuốc…

Về khối lượng sản phẩm:

- Hiện nay thành phố vẫn chưa có một thống kê nào về số lượng cơ sở sản xuất cũng như

khối lượng túi nylon được sản xuất mỗi năm. Tuy nhiên, trước nhu cầu sử dụng túi nylon vượt quá mức như hiện tại thì chắc chắn khối lượng túi nylon sản xuất để đáp ứng cho người tiêu dùng cũng sẽ rất lớn.

- Nhóm nghiên cứu đã tiến hành tính toán khối lượng túi nylon sản xuất dựa trên 168 cơ

sở nhóm tổng kết được (xem phụ lục 1). Theo kết quả khảo sát 28 cơ sở sản xuất túi nylon, trung bình là 1246 tấn/tháng. Vậy bình quân mỗi cơ sở sản xuất 43,10 tấn/tháng. Khối lượng túi nylon tính cho 168 cơ sở: 43,10 * 168 = 7240,80 tấn/tháng.

Về giá cả: Giá bán túi nylon ra thị trường dao động trong khoảng 20.000 đến 38.000 đồng/kg tùy theo chất liệu hạt nhựa dùng để sản xuất, tùy chủng loại hàng hóa.

Vềđối tượng tiêu thụ: Đối tượng tiêu thụđa dạng như tiểu thương, chợ, siêu thị, các công ty, cơ

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 58)