Đối với các cơ sở tái chế phế liệu túi nylon

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 62)

Nguyên liệu

Nguyên liệu dùng để tái chế là túi nylon các loại, túi xốp được thu mua cả trong thành phố và ngoài tỉnh, bằng nhiều hình thức như tự thu gom, mua từ ve chai dạo hay các cơ sở tư nhân. Trong 08 cơ sở tái chế khảo sát được, có 04 cơ sở có nguồn nguyên liệu chính là túi nylon, túi xốp. Trong 4 cơ sởđó vẫn có cơ sở không thu mua được phế liệu nylon thường xuyên, có tháng có phế liệu để sản xuất, có tháng không có thì phải chuyển sang thu mua một loại phế liệu khác

để tái chế như cơ sở Hạnh Phi. Số cơ sở còn lại tuy có sản xuất túi nylon nhưng khối lượng túi nylon là rất ít, ngoài phế liệu túi nylon còn thu mua các loại phế liệu khác như bao cát, đồ dùng bằng nhựa.

Tùy chất lượng túi nylon - túi xốp phế liệu mà giá thu mua của nó khác nhau. Với những túi nylon dơ bẩn, chất lượng kém có giá từ 600 – 2.000 đồng/1kg. Với túi nylon - túi xốp tương đối sạch hơn có giá từ 5.000 – 6.000 đồng/1kg. Ngoài ra, có một số cơ sở thu mua những túi nylon sạch, chất lượng tốt mà chỉ qua công đoạn làm sạch có thể sử dụng lại được, thì nguồn phế liệu nylon đó có giá từ 7.000 – 15.000 đồng/1kg.

Máy móc thiết b:

Hầu hết cơ sở tái chếđược khảo sát đều sử dụng máy móc thiết bị cũ kỹ. Có cơ sở tái chế mua lại thiết bị cũ từ nhiều nơi, sau đó tự lắp ráp thành máy móc để tái chế hạt nhựa, do đó chất lượng hạt kém, giá không cao như cơ sở Lê Văn Lượng, hộ KDCT Khu Thị Vuông.

Sn phm

Theo thông tin khảo sát từ 08 cơ sở tái chế thì sản phẩm sau khi tái chế túi nylon – túi xốp ở các dạng sau:

- Túi xốp (tái chế từ nguồn phế liệu nylon sạch, chất lượng tốt) - Mảnh vụn nhựa, hạt nhựa

Về khối lượng và giá cả sản phẩm tái chế:

- Đối với sản phẩm là túi xốp, do chỉ cần qua công đoạn rửa sạch là có thểđem bán ra thị

trường nên khối lượng chỉ hao hụt 10%. Và giá cả tăng gấp 1,5 lần giá phế liệu thu mua vào.

- Đối với sản phẩm mảnh vụn nhựa, hạt nhựa, phải trải qua nhiều công đoạn để túi nylon trở thành nguyên liệu hạt nhựa nên khối lượng hao hụt lớn từ 30 – 50%. Do đó, giá cả

cũng tăng lên gấp 6 – 13 lần. Giá hạt nhựa trung bình ở các cơ sở từ 4.000 – 8.000

đồng/kg.

Đối tượng tiêu thụ: đối với sản phẩm là túi xốp thì được khách vãng lai, chợ mua về tiêu thụ. Còn đối với hạt nhựa thì được các cơ sở tái chế nhựa cũng như các cơ sở thổi túi nylon mua về để tái chế ra sản phẩm cho người tiêu dùng.

Chương 4. KT QU KHO SÁT Ý KIN CNG ĐỒNG TRONG VIC

GIM THIU S DNG TÚI NYLON TI TP.HCM

Nhằm tìm hiểu ý kiến cộng đồng trong việc giảm sử dụng túi nylon, đề tài đã khảo sát thực tế

hiện trạng và tìm hiểu quan điểm quản lý, sử dụng túi nylon và các giải pháp thay thế trong 04 nhóm đối tượng khác nhau (mẫu đại diện cho các nhóm siêu thị, khu thương mại, chợ (36 phiếu); người tiêu dùng, tổ dân phố (300 phiếu); cơ sở sản xuất, tái chế túi nylon (39 phiếu) và nhà quản lý (20 phiếu)) trên địa bàn thành phố HCM.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 62)