Khuyến khích các nhà phân phối, nhà bán lẻ tham gia chương trình giảm phân

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 158)

phát túi nylon

Giải pháp này nhằm vận động các nhà phân phối/bán lẻ (trước tiên là các hệ thống siêu thị, các trung tâm thương mại qui mô lớn sau đó mở rộng đối tượng tham gia) tham gia chương trình tình nguyện giảm phân phát túi nylon. Các đơn vị tham gia chương trình cam kết và có kế hoạch cụ thể giảm phân phát túi nylon đựng hàng cho khách và định kỳ báo cáo kết quả theo hướng dẫn của cho cơ quan quản lý môi trường. Bù lại, các đơn vị này sẽđược hưởng một số quyền lợi như được đưa vào danh sách “Doanh nghiệp Xanh”, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền giảm sử dụng túi nylon…

Tham gia chương trình, các nhà bán lẻ cam kết thực hiện một số điều theo hướng dẫn của cơ

quan quản lý môi trường, ví dụ như:

- Cung cấp cho khách hàng các phương thức đựng hàng thân thiện với môi trường thay thế

cho túi nylon

- Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan môi trường, tuyên truyền nâng cao ý thức nhân viên và khách hàng về việc giảm sử dụng, tái sử dụng và tái chế túi nylon (loại dùng một lần) - Tập huấn nhân viên trực quầy các giải pháp giảm phát túi nylon

- Tổ chức thu hồi túi nylon để tái chế

- Có biện pháp (tài chính) khuyến khích khách hàng sử dụng túi dùng nhiều lần hay mang theo túi đựng hàng

- Báo cáo về mục tiêu và tình hình thực hiện giảm phân phát túi nylon

Một số hình thức nhằm giảm thiểu sử dụng túi nylon khuyến khích các nhà bán lẻ triển khai tại

đơn vị mình:

- Để khuyến khích người tiêu dùng mang theo túi khi mua hàng: giảm một số tiền nhỏ

trong hóa đơn mua hàng hoặc tặng coupon mua hàng hoặc tính điểm tích lũy khi khách mang theo túi (khi nhà bán lẻ không phải phát túi đựng hàng).

- Để tăng cường tái sử dụng và tái chế túi nylon:

+ Đối với loại túi sử dụng nhiều lần do nhà bán lẻ bán hoặc tặng khách hàng: thu đổi cái mới cho khách hàng khi cái đang sử dụng đã bị hư

+ Lập điểm thu gom túi nylon (loại sử dụng một lần) bên trong siêu thị hay trung tâm thương mại. Có thể có khuyến khích khách hàng nộp lại túi dùng một lần bằng hình thức tính điểm để nhận coupon mua hàng (Túi nylon dùng một lần giá trị kinh tế thấp nên những người thu ve chai không thu mua).

Yếu tố quyết định thành công của chương trình này là sựđồng thuận tham gia của các nhà bán lẻ. Để có thể vận động các nhà bán lẻ cam kết tham gia chương trình, cần quan tâm đến các yếu tố như:

- Kế hoạch triển khai chương trình vận động các nhà bán lẻ giảm sử dụng túi nylon phải rõ ràng, được chuẩn bị chu đáo;

- Các hướng dẫn thực hiện giảm sử dụng túi nylon phải đầy đủ, cụ thể, rõ ràng

- Phải đi kèm với các chương trình tuyên truyền, vận động, giới thiệu rõ ràng mục tiêu và ý nghĩa của chương trình nhắm đến đối tượng nhà bán lẻ và người tiêu dùng trong trước và trong lúc triển khai chương trình

- Phải có những biện pháp khuyến khích thiết thực bằng các quyền lợi cụ thể dành cho nhà bán lẻ cam kết tham gia chương trình (vào danh sách Doanh nghiệp Xanh, được giới thiệu trong các chương trình tuyên truyền…)

- Cơ quan quản lý phải phối hợp với các tổ chức môi trường khác, Hiệp hội các doanh nghiệp, thành lập hiệp hội những nhà bán lẻ nhằm vận động các nhà bán lẻ tham gia chương trình.

7.2.4. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng

Đây là giải pháp không thể thiếu trong các chương trình môi trường, ảnh hưởng không nhỏđến thành công của các giải pháp giảm sử dụng túi nylon khác.

Mặc dù tốn kém kinh phí, các chương trình này nên được tổ chức thường xuyên và định kỳ dưới các chiến dịch tuyên truyền, vận động.

Các đối tượng hướng đến bao gồm: - Người tiêu dùng,

- Nhà bán lẻ/phân phối - Nhà sản xuất túi nylon Nội dung tuyên truyền gồm có:

- Tác hại của túi nylon đối với kinh tế, xã mội, môi trường và sức khỏe cộng đồng;

- Định hướng người tiêu dùng chuyển sang sử dụng các loại túi thân thiện với môi trường, các loại túi sử dụng nhiều lần;

- Các biện pháp giảm sử dụng, tái sử dụng túi nylon trong đời sống hàng ngày; - Ý nghĩa của phân loại và tái chế túi nylon,…

7.2.5. Giải pháp bổ sung – Giải pháp kỹ thuật

Bên cạnh các giải pháp quản lý sử dụng túi nylon, chính quyền thành phố cũng cần đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật phát triển và nhân rộng sản xuất các loại túi đựng hàng thay thế túi nylon vừa thân thiện với môi trường vừa đảm bảo các tính năng cần thiết cũng như các giải pháp kỹ

thuật tái chế túi nylon.

7.2.6. Giải pháp tăng cường – Lập mạng lưới thu gom túi nylon

Giải pháp này tuy không ảnh hưởng trực tiếp đến việc giảm sử dụng túi nylon nhưng góp phần quan trọng trong thu gom và tái chế túi nylon, hạn chế các tác hại của việc sử dụng túi nylon một lần đối với môi trường.

Túi nylon thường được sử dụng tại các chợ, các siêu thị, các trung tâm thương mại là loại túi HDPE mỏng sử dụng một lần. Tuy được sản xuất để sử dụng một lần nhưng một số ít vẫn được các hộ gia đình tái sử dụng cho các mục đích trong gia đình, chủ yếu là lót thùng rác, bao gói thực phẩm, vật dụng… Vì giá trị kinh tế của túi nylon loại mỏng này không cao nên mặc dù vẫn có một số cơ sở tái chế loại nylon này, chúng không được các đại lý ve chai thu mua. Các túi nylon màng mỏng này, vì vậy, cuối cùng vẫn được thải bỏ lẫn với rác sinh hoạt hoặc phát tán khắp nơi gây ra các vấn đề môi trường nhưđã trình bày ở phần trên của báo cáo.

Do đó, để tăng cường thu gom và tái chế loại túi nylon đang rất thông dụng này, cơ quan quản lý cần phối hợp với các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại, các khu dân cư, các chung cư… bố

trí các điểm thu gom dành riêng cho túi nylon. Trước mắt, trong giai đoạn đầu có thể phối hợp bố trí các điểm thu gom tại các siêu thị, trung tâm thương mại. Có thể khuyến khích khách hàng giao nộp túi nylon bằng cách tính điểm thưởng coupon theo số lượng túi giao nộp. Sau đó, các

điểm thu gom sẽ dần được mở rộng trên khắp các địa bàn thành phố. Việc vận hành và duy trì các điểm thu gom này có thể giao cho các đơn vị tái chế túi nylon đảm nhận (hoặc có thể tổ

chức đấu đầu để giành quyền thu gom túi nylon).

7.3. ĐÁNH GIÁ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM SỬ DỤNG TÚI NYLON

Mỗi giải pháp giảm sử dụng túi nylon đề xuất trên đều có những khó khăn, thuận lợi riêng cần cân nhắc trong quá trình triển khai. Bảng 7.3 dưới đây tóm tắt các khó khăn, thuận lợi và khả

Bảng 7.3. Đánh giá các giải pháp giảm sử dụng túi nylon Giải pháp Thuận lợi Khó khăn Khả năng áp dụng Cấm phân phối miễn phí túi nylon - Giảm đáng kể lượng túi nylon sử dụng trong thời gian ngắn

- Giảm các vấn đề môi trường liên quan đến túi nylon

- Không mất nhiều chi phí - Có thể gặp sự phản đối của nhà sản xuất, nhà bán lẻ và người tiêu dùng. - Cần có thời gian xây dựng và ban hành luật - Chưa thể áp dụng đại trà trong điều kiện hiện nay - Hiệu quả hơn nếu

được áp dụng ở quy mô toàn quốc

Thuế tiêu dùng

túi nylon - đếẢn thói quen snh hưởng trựửc ti dụếng p túi nylon một lần, giảm lượng túi nylon sử dụng - Giảm các vấn đề liên quan đến nylon - Tạo nguồn quỹ cho các hoạt động môi trường - Cần tổ chức hệ thống thu phí - Cần có thời gian xây dựng và ban hành các quy định về thuế - Chỉ thật sự hiệu quả

khi được áp dụng ở qui mô toàn quốc Khuyến khích các nhà bán lẻ tự nguyện giảm phát túi nylon - Dễ tìm được sựđồng thuận - Mỗi nhà bán lẻ có thể lựa chọn hình thức và mục tiêu giảm sử dụng túi nylon phù hợp với đơn vị mình - Ý thức giảm sử dụng túi nylon được củng cố

liên tục - Cần có thời gian để tuyên truyền, vận động các nhà bán lẻ - Có thể mất một thời gian mới thấy được hiệu quả của chương trình - Nhà bán lẻ tốn chi phí - Khả thi trong điều kiện hiện nay Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng - Tăng ý thức cộng đồng, khi đã có ý thức, sẽ tham gia giảm sử dụng túi nylon một cách tự nguyện - Tốn kinh phí và thời gian - Khó đểđánh giá hiệu quả - Cần tiến hành làm ngay

Lập hệ thống thu gom tái chế túi nylon

- Tăng cường thu gom và tái chế túi nylon - Giảm các tác hại của rác nylon - Tăng ý thức của cộng đồng - Cần có sự phối hợp giữa cơ quan môi trường và các đơn vị có liên quan - Tốn chi phí đểđầu tư và duy trì hệ thống - Có thể triển khai cùng lúc với chương trình nhà bán lẻ tình nguyện giảm phát túi nylon Đầu tư nghiên cứu túi thay thế - Có được sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường

- Rất tốn thời gian và kinh phí

- Có thể không thành công

Có thể triển khai ngay

Với khó khăn, thuận lợi và mức độ khả thi khác nhau, các giải pháp nêu trên đều rất quan trọng

đối với chương trình giảm sử dụng túi nylon của thành phố. Và vì vậy, đểđạt được hiệu quả cao nhất, cần có một lộ trình hợp lý để triển khai các giải pháp trên. Xem phụ lục 8: Dự thảo kế

KT LUN & KIN NGH KẾT LUẬN

Qua đề tài nghiên cứu, có thểđưa ra một số kết luận sau:

- Túi nylon là một loại bao bì tiện lợi và phổ biến nhưng song song với ưu điểm này là những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đến môi trường, xã hội, kinh tế đất nước và cả

con người. Nhiều nước trên thế giới đã có những biện pháp pháp lý, những chương trình giáo dục khuyến khích cộng đồng nhằm giảm số lượng túi nylon sử dụng. Mỗi nước đưa ra một chính sách, một giải pháp riêng phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội và cam kết chính trị của nước đó. Dù giải pháp dưới hình thức nào thì họ cũng đã thu được những thành công nhất định trong việc giảm lượng túi nylon sử dụng.

- Đối với Việt Nam nói chung và TPHCM nói riêng, túi nylon là vấn nạn cần giải quyết. Lượng túi nylon này không được thu gom triệt để, thải ra môi trường gây nên ô nhiễm cũng như mất cảnh quan thành phố. Qua khảo sát cho thấy các đối tượng (siêu thị, người dân, nhà sản xuất, nhà quản lý) đều biết được những tác hại do túi nylon gây ra, nhưng cũng chính họ lại là người gây nên những tác hại đó qua việc sử dụng túi nylon quá mức cần thiết. Ngoại trừ nhà sản xuất túi nylon không sẵn lòng tham gia chương trình (vì

đụng chạm đến thu nhập của họ), các đối tượng còn lại đa số đồng ý tham gia chương trình giảm sử dụng túi nylon nếu Thành phố phát động.

- Các kết quả phân tích trong đề tài cho thấy có nhiều điều kiện và giải pháp hứa hẹn khả

năng thay thế túi nylon bằng các loại bao bì thân thiện môi trường. Việc nghiên cứu và

đưa bao bì PHSH vào ứng dụng thay thế túi nylon cần nhận được sự hỗ từ Nhà nước về

những quy định, luật lệ, chính sách khuyến khích thay đổi thói quen sử dụng túi nylon và

định hướng chiến lược trong công tác bảo vệ môi trường và xử lý chất thải phù hợp với sự ra đời của bao bì thân thiện môi trường.

- Qua bài học Metro, việc nhân rộng mô hình cho các hệ thống siêu thị, TTTM khác là hoàn toàn khả thi và nên là đối tượng ưu tiên triển khai tại Thành phố. Cần phải có kế

hoạch cụ thể, phương án giảm sử dụng túi nylon cần được cân nhắc sao cho phù hợp với loại hình kinh doanh và đối tượng khách hàng của từng hệ thống siêu thị.

- Nhiều gói giải pháp từ công cụ kinh tế đến pháp lý, cả tuyên truyền được đề xuất nhằm

đảm bảo sự thành công của chương trình như cấm phân phối miễn phí túi nylon, thuế

tiêu dùng túi nylon, tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng, lập hệ thống thu gom túi đã qua sử dụng để tái chế.

- Nhìn rộng hơn, Việt Nam hay TP.HCM sẽ phải trả giá cho những vấn đề môi trường bởi sự tiêu thụ quá mức. Để hạn chế nguy cơ này, sản xuất và tiêu thụ phải hài hòa với bảo vệ môi trường, nhắm đến việc giảm phát thải. Cần biết tiêu thụ thế nào để các tài nguyên tái tạo có thể tái tạo được và giảm thiểu sự lãng phí các nguồn tài nguyên không tái tạo. Với phương pháp tiếp cận đúng, hiểu biết về các nguyên tắc tiêu thụ bền vững và dựa trên giải pháp 3T (3R) sẽ giúp ta lựa chọn và tìm ra các phương cách quản lý chất thải phù hợp nhất. Do vậy, việc đề xuất các giải pháp giảm thiểu sử dụng túi nylon được trông đợi như một trong các bước đi đầu tiên hướng đến một xã hội tiêu thụ bền vững tại TP.HCM. Ý nghĩa của đề tài chính là góp phần vào việc nâng cao nhận thức về BVMT trong cộng đồng Thành phố.

KIẾN NGHỊ

Để triển khai thực tế thành công việc giảm thiểu sử dụng túi nylon ở TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung, những vấn đề sau đây cần được tiếp tục nghiên cứu, đánh giá:

(1) Đánh giá tác động môi trường cho từng khâu trong chu trình vòng đời sản phẩm đối với các loại hình bao bì thân thiện môi trường; thực hiện nghiên cứu công nghệ và quy trình sản xuất và tái chế bao bì thân thiện môi trường.

(2) Cần có những động thái cần thiết và thích hợp từ phía Nhà nước như ban hành quy định hạn chế sử dụng và thải bỏ túi nylon và các chính sách khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các loại bao bì thân thiện môi trường, nhằm tạo điều kiện hình thành thói quen mới giảm việc sử

dụng túi nylon và tăng nhu cầu sử dụng sản phẩm bao bì thân thiện môi trường trong xã hội. (3) Nhà nước cũng cần sớm xây dựng một qui trình/chiến lược quản lý xuyên suốt từ khai thác sử dụng nguyên liệu, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ chất thải bao bì bao gồm những nội dung chủ

yếu:

- Chiến lược phát triển: Quản lý tài nguyên/môi trường, quản lý thị trường, hỗ trợ công nghệ, triển khai dự án

- Qui định, tiêu chuẩn chất lượng các loại bao bì thân thiện môi trường - Xây dựng qui trình vận hành hệ thống quản lý chất thải bao bì - Hỗ trợ công nghệ tái chế, xử lý chất thải

(4) Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông, nâng cao nhận thức cộng đồng cung cấp thông tin về những tác hại đến môi trường và con người do hoạt động sản xuất và xả thải túi nylon.

(5) Trước mắt, TP.HCM nên áp dụng thí điểm chương trình tại các siêu thị, TTTM lớn tại TP.HCM, từ đó rút kinh nghiệm triển khai ở quy mô rộng hơn (xem dự thảo kế hoạch tại Phụ

TÀI LIU THAM KHO

1. Adebowale, E. A. (1985), Non-conventional Feed Resources in Nigeria, Nigerian Food Journal 3, 18 1-189.

2. Akaranta, O. and Oku, G. E. (1997), Some Properties of Cassava Mesocarp Carbohydrate-

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 158)