4.3.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát
Nghiên cứu xem xét, tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý tại các Sở, Ban, Ngành tại Thành phố, qua đó tạo cơ sở cho việc nghiên cứu đề xuất một số phương án giảm thiểu việc sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Lập mẫu phiếu điều tra về ý kiến của các nhà quản lý trong việc giảm thiểu sử dụng túi nylon ở
Tp. Hồ Chí Minh. Thu thập các phiếu điều tra, nhập, xử lý và thống kê các số liệu điều tra.
4.3.2. Phương pháp thực hiện
Phương pháp thống kê được áp dụng để xử lý số liệu đã có sẵn, xác định độ tin cậy của số liệu, xử lý và tổng hợp số liệu. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa, thu thập thông tin được áp dụng để thu thập thông tin và số liệu nhằm thu thập ý kiến của các nhà quản lý về việc giảm thiểu sử dụng túi nylon trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Để thu thập ý kiến của các nhà quản lý có kinh nghiệm tại các Sở/Ban ngành có liên quan trên
địa bàn thành phố về Chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TP.HCM, nhóm nghiên cứu
đã tiến hành thu thập ý kiến thực tế của 24 nhà quản lý (danh sách các nhà quản lý qua đợt khảo sát này được trình bày trong phần phụ lục 2).
4.3.3. Kết quả khảo sát
Kết quả thu được có 23 phiếu trên tổng số 24 phiếu được phát ra (xem danh sách các nhà quản lý ở phụ lục 3).
Dưới đây là kết quả tổng hợp ý kiến của các nhà quản lý về các nội dung liên quan:
1. Về tình trạng sử dụng thường xuyên túi nylon tại TP.HCM
Đa số (chiếm tỷ lệ 79%) các ý kiến của nhà quản lý cho rằng hiện nay việc sử dụng túi nylon trong cuộc sống như là một thói quen và mức độ sử dụng nó là thường xuyên, và có khoảng 21% cho rằng việc sử dụng túi nylon là không thường xuyên (theo hình 4.8).
TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG THƯỜNG XUYÊN TÚI NILON TẠI THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
(NHÀ QUẢN LÝ) Có 79% Không 21% Có Không
Hình 4.8. Tình trạng sử dụng thường xuyên túi nylon tại TP.HCM
2. Về tình trạng sử dụng túi nylon tại tại TP.HCM
Theo ý kiến của các nhà quản lý thì túi nylon hiện nay bị sử dụng quá mức cần thiết, chiếm tỷ lệ 87% và chỉ có 13% ý kiến cho rằng túi nylon sử dụng ở mức độ vừa phải (theo hình 4.9).
Ý KIẾN VỀ TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG TÚI NILON HIỆN NAY TẠI TP.HCM Ý kiến khác 0% Quá mức cần thiết 87% Vừa phải 13% Ít hơn cần thiết 0% Vừa phải Quá mức cần thiết Ít hơn cần thiết Ý kiến khác Hình 4.9. Tình trạng sử dụng túi nylon tại TP.HCM
Qua đây, ta thấy rằng các nhà quản lý đã nhận thức được mức độ sử dụng túi nylon hiện nay là quá mức, phát sinh nhiều chất thải túi nylon, gây tác hại đến môi trường và sức khoẻ con người.
3. Thông tin về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon trên thế giới
Qua kết quả khảo sát đối với 23 nhà quản lý ta thấy rằng có đến 96% nhà quản lý quan tâm, tìm hiểu và biết được thông tin về các chương trình có liên quan đến việc giảm thiểu túi nylon trên
thế giới (theo hình 4.10). Qua đây ta thấy rằng các nhà quản lý cũng đã bắt đầu quan tâm đến những tác hại do chất thải từ túi nylon đến môi trường cũng như tìm hiểu những cách tiếp cận mới trong việc quản lý và giảm thiểu sử dụng túi nylon hiện nay tại thành phố.
THÔNG TIN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIẢM THIỂU TÚI NILON TRÊN THẾ GIỚI Có 96% Không 4% Có Không
Hình 4.10. Thông tin về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon trên thế giới
4. Về tính cần thiết của chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TP.HCM
Qua kết quả khảo cho thấy có 88% nhà quản lý cho rằng chương trình giảm thiểu túi nylon tại TP.HCM là cần thiết. Tuy nhiên có tới 12% ý kiến khác, cho rằng chương trình này: Rất cần thiết và cần thiết cho một thành phố văn minh, trong đó sức khoẻ của người dân được đặt lên hàng đầu.
Điều này cho thấy các nhà quản lý đã thực sự quan tâm đến những tác hại của việc sử dụng quá mức túi nylon hiện nay tại TP.HCM. Sự thay đổi nhận thức này chính là tiền đề cho việc đưa ra những chính sách, quy định trong việc giảm thiểu sử dụng túi nylon. Đó cũng là một trong những yếu tố thuận lợi giúp cho sự thành công của chương trình này.
TÍNH CẦN THIẾT CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM THIỂU TÚI NILON TẠI TP.HCM
Cần thiết 88% Không cần thiết 0% Ý kiến khác 12% Cần thiết Không cần thiết Ý kiến khác
5. Về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon tại TP.HCM
Theo ý kiến của các nhà quản lý thì chương trình giảm thiểu túi nylon tại thành phố có tính khả
thi cao, mang hiệu quả lợi ích chiếm tỷ lệ 66%.
TÍNH KHẢ THI CỦA CHƯƠNG TRÌNH GIẢM THIỂU TÚI NILON TẠI TP.HCM Khả thi 66% Ý kiến khác 31% Không khả thi 3% Không khả thi Khả thi Ý kiến khác
Hình 4.12. Tính khả thi của chương trình giảm thiểu túi nylon tại TP.HCM
Một người có ý kiến cho rằng chương trình giảm thiểu túi nylon không khả thi, chiếm tỷ lệ 3%. Có 31% nhà quản lý cho ý kiến khác, trong đó cho rằng chương trình sẽ có thể khả thi nếu:
• Ít ra nó có thể gióng lên 1 hồi chuông đểđiều chỉnh hành vi người tiêu dùng.
• Thay thế túi nylon bằng túi giấy: túi xách bằng giấy bìa cứng, túi xách bằng đai bố,..
• Nhận thức bảo vệ môi trường và mức thu nhập của người dân được nâng cao.
• Chương trình cần được thực hiện liên tục và kéo dài đểđạt được hiệu quả cao (02 ý kiến).
• Cần phải tuyên truyền rộng rãi trước khi triển khai chương trình giảm thiểu việc sử dụng túi nylon tại Tp.HCM thì mới khả thi được
• Khó khả thi nhưng cần phải cố gắng vì thay đổi thói quen không phải một sớm một chiều.
• Khả thi nhưng cần có thời gian và lãnh đạo thành phố phải tích cực hỗ trợ việc thực hiện chương trình này.
• Với điều kiện bằng biện pháp chế tài: như các siêu thị lớn Metro, Coopmart không miễn phí túi nylon mà khách hàng mua sắm phải đem giỏ xách để đựng
hàng hoá. Cứ dùng lại bằng bao giấy; nếu có bán thì giá bán túi nylon rất cao, khoảng 2.000 đồng - 5.000đồng/bao nylon lớn).
• Chương trình giảm thiểu túi nylon cần được thực hiện liên tục và kéo dài để đạt
được hiệu quả cao
6. Về việc trả tiền để sử dụng túi nylon tại TP.HCM
Kết quả khảo sát cho thấy có 04 ý kiến đồng ý trả tiền để tiếp tục được sử dụng túi nylon, chiếm tỷ lệ 15%.
Ý KIẾN VỀ VIỆC TRẢ TIÊN SỬ DỤNG TÚI NILON TẠI TP.HCM Đem theo túi đựng riêng 52% Chuyển sang siêu thị phát miễn phí túi ni- lông 7% Ý kiến khác 26% Trả tiền sử dụng túi ni-lông 15% Trả tiền sử dụng túi ni-lông Đem theo túi đựng riêng Chuyển sang siêu thị phát miễn phí túi ni-lông Ý kiến khác
Hình 4.13. Ý kiến về việc trả tiền sử dụng túi nylon của các nhà quản lý
Có 14 ý kiến đồng ý với phương án không sử dụng túi nylon mà sẽđem theo túi đựng riêng khi
đi mua sắm, chiếm tỷ lệđến 52%.
Chỉ có 2 người cho rằng sẽ chuyển sang hệ thống siêu thị khác có phát miễn phí túi nylon để
tiếp tục sử dụng, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 7%. Ngoài ra, có 26% ý kiến khác cho rằng:
• Siêu thị nên chuyển sang sử dụng các vật liệu bao bì dễ tiêu huỷ để đựng hàng hoá.
• Nếu có mua thì chỉ mua khi thực sự cần thiết.
• Nhà nước nên thu tiền xử lý hay phí môi trường từ nhà sản xuất bao nylon để họ
tính vào giá thành sản phẩm, siêu thị tính tiền bao vào giá bán theo một cách nào
đó thuận tiện.
• Đem túi đựng riêng, loại túi sử dụng nhiều lần.
• Túi nylon là bao bì của sản phẩm được tính vào giá thành, không tính cho người tiêu dung.
• Đề nghị siêu thị chuyển sang sử dụng túi giống như Nhật đã làm.
• Trong trường hợp túi đem theo đựng hàng hoá không đủ thì có thể mua của siêu thị.
4.3.4. Kết luận
Qua kết quả khảo sát 23 nhà quản lý tại các Sở/Ban ngành có liên quan, đa số các giải pháp
được đề nghị chủ yếu là về: 1. Về mặt kỹ thuật:
• Áp dụng thúc đẩy nghiên cứu sử dụng túi nylon tự huỷ.
• Thực hiện sử dụng túi nylon nhiều lần.
• Phân loại tại nguồn: thực hiện thu gom, phân loại túi nylon để tái chế (bán hoặc
đưa riêng cho bộ phận thu gom rác).
• Thay đổi sản phẩm khác thân thiện với môi trường.
• Buộc nhà sản xuất in mẫu cảnh báo lên bao nylon như "Không lạm dụng bao nylon để bảo vệ môi trường”.
• Thay thế bằng vật liệu khác như: giấy, túi có khả năng phân huỷ sinh học.
• Hạn chế sử dụng túi nylon bằng việc thúc đẩy người dân sử dụng các sản phẩm bằng nhựa tái chế.
• Thúc đẩy việc sử dụng bao bì có thể tái sử dụng. 2. Về mặt kinh tế:
• Áp dụng các công cụ kinh tếđể tác động vào việc giảm thiểu sử dụng túi nylon.
• Áp dụng thuế môi trường: đối với hoạt động sản xuất và tiêu thụ túi nylon (in trên túi) dựa trên lượng bao bì nhựa (túi nylon) sử dụng trong các ngành thương mại, dịch vụ.
• Buộc người tiêu dùng phải trả tiền sử dụng túi.
• Đánh thuế vào những loại túi nylon mà đã có những vật liệu khác thay thế.
• Bán túi nylon tại các siêu thị và các chợ, kiểm soát kênh phân phối của các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh túi nylon.
• Tăng thuế nhập khẩu nhựa.
• Đánh thuế rác nhựa (đưa vào danh sách rác nguy hại).
• Áp dụng chính sách trả thêm tiền để sử dụng túi nylon. 3. Về mặt chính sách quản lý:
• Thúc đẩy hoạt động tái chế.
• Có cơ chế khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi đựng riêng.
• Có biện pháp quản lý chặt chẽ, hiệu quả từ khâu sản xuất - tái chế túi nylon tại các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thành phố.
• Xây dựng chính sách hỗ trợ nhằm thúc đẩy hoạt động thu gom và tái chế túi nylon.
• Xây dựng Trung tâm tái chế rác thải bao bì túi nylon tại thành phố.
• Có chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất bao bì giấy nhằm tăng số lượng bao bì giấy thay thế cho bao bì nylon.
• Vận động các Doanh nghiệp, các cửa hàng hạn chế sử dụng túi nylon trong các giao dịch thương mại, hoạt động khuyến mãi,… khuyến khích sử dụng túi giấy, túi nylon phân huỷ.
• Khuyến cáo các siêu thị, trung tâm thương mại,.. không sử dụng túi nylon mà thay bằng túi sử dụng nhiều lần nếu khách mua hàng có giá trị nhiều.
• Ra quyết định về việc hạn chế sử dụng túi nylon kèm theo các chế tài cụ thể. 4. Thông tin tuyên truyền:
• Nâng cao ý thức của người dân, đặt biệt quan tâm đến đối tượng người phụ nữ
(nội trợ) và nhân viên siêu thị vì chính họ là đối tượng sử dụng túi nylon nhiều nhất trong các thành phần khác.
• Giáo dục cộng đồng, tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân trong việc thay
đổi nhận thức tiêu dùng;
• Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin (báo, đài,..) về
tác hại sử dụng túi nylon quá mức cho cộng đồng: triển lãm, thi vẽ tranh cổ động,...
• Thực hiện từng bước để thay đổi dần thói quen của người tiêu dùng, không nên áp dụng một cách nóng vội việc ngưng sử dụng túi nylon, sẽ gây tác dụng ngược từ phía người tiêu dùng.
• Khuyến khích người dân sử dụng túi đựng, bao giấy,… hoặc túi nylon lớn có thể
sử dụng lâu dài.
• Phát động chương trình "Chợ hay Siêu thị không sử dụng túi nylon", sau đó mở
rộng ra các shop nhỏ lẻ, có thể vận động nguồn kinh phí từ Doanh nghiệp và thực hiện các chiến dịch tuyên truyền bằng nhiều hình thức.
4.4. ĐỐI TƯỢNG CÁC CƠ SỞ SẢN XUẤT – TÁI CHẾ 4.4.1. Mục tiêu và nội dung khảo sát
Để phục vụ cho đề tài nghiên cứu trên, ngoài việc quan tâm đến đối tượng các nhà tiêu dùng thì chúng ta cần phải nắm được hiện trạng sản xuất túi nylon - túi xốp cũng như các cơ sở tái chế
phế liệu túi nylon. Vì vậy, việc thu thập thông tin đối với các đối tượng này là rất cần thiết. Nhằm định hướng nội dung cho việc thu thập ý kiến của cơ sở sản xuất và tái chế về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon tại thành phố Hồ Chí Minh, một số giả thuyết nghiên cứu đã
được đặt ra làm cơ sở cho việc thiết kế nội dung các bảng câu hỏi để thu thập ý kiến các cơ sở
và thông qua ý kiến của họ kiểm chứng lại các giả thuyết trên. Các giả thuyết thuyết được đặt ra, bao gồm:
1. Có phải cơ sở sản xuất và tái chế chỉ quan tâm đến lợi nhuận sản xuất túi nylon mà không nghĩđến các vấn đề về môi trường liên quan không?
2. Có phải cơ sở sản xuất và tái chế không biết về tác hại của túi nylon hay không? 3. Có phải cơ sở sản xuất và tái chế hoàn toàn không đồng tình với chương trình
giảm thiểu sử dụng túi nylon hay không?
Tất cả những giả thuyết trên sẽđược kiểm chứng trong quá trình khảo sát, đồng thời thông qua việc khảo sát sẽ thu thập thêm các ý kiến, nguyện vọng cũng như ý kiến đề xuất của cơ sở sản xuất và tái chế đối với chương trình giảm thiểu việc sử dụng túi nylon tại Thành phố Hồ Chí Minh.
4.4.2. Phương pháp thực hiện
(1) Công tác điều tra thu thập ý kiến người dân được thực hiện bằng 2 phương pháp: gửi phiếu
điều tra qua đường bưu điện cho các cơ sở và phỏng vấn trực tiếp tại các cơ sở qua việc chọn ngẫu nhiên trên địa bàn thành phố. Khi phỏng vấn trực tiếp, điều tra viên phỏng vấn trực tiếp từng đối tượng và ghi đầy đủ các câu trả lời vào phiếu phỏng vấn.
(2) Đối tượng khảo sát được chia làm 2 loại: các cơ sở sản xuất và cơ sở tái chế túi nylon trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Khi chương trình giảm thiểu được áp dụng thì đối tượng cơ sở
sản xuất và tái chế sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất vì họ phải giảm lượng túi sản xuất ra, cho nên khảo sát lấy ý kiến nhóm đối tượng này là cần thiết.
(4) Nhóm nghiên cứu đã gửi 184 phiếu điều tra đến các đối tượng, trong đó số phiếu gửi cho các cơ sở sản xuất là 144 phiếu, số phiếu gửi cho cơ sở tái chế là 40 phiếu. Tuy nhiên, chỉ nhận lại
được 39 phiếu (xem trong phần phụ lục 4 và 5). Kết quả khảo sát thực tế 39 cơ sở sản xuất và tái chế túi nylon trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh tuy còn ít nhưng đã phác họa được tổng quan tình hình sản xuất – tái chế túi nylon và ý kiến của các cơ sở về chương trình giảm thiểu sử dụng túi nylon.
4.4.3. Kết quả khảo sát
1. Giới thiệu chung về các cơ sở sản xuất – tái chế túi nylon/túi xốp
Chương trình khảo sát thực tếđược thực hiện với 39 cơ sở sản xuất - tái chế túi nylon, trong đó có 31 cơ sở về mua bán, sản xuất túi nylon và 8 cơ sở chuyên về tái chế phế liệu nylon. Số
lượng các cơ sở sẽđược trình bày tóm tắt trong Bảng 4.25.