Tách ại của túi nylon đối với con ngườ i

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 38)

Những tác động lên sức khỏe của con người là những tác động nghiêm trọng nhất của túi nylon. Chính sự ô nhiễm môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe con người

Quá trình sản xuất túi nylon liên quan đến việc sử dụng dầu mỏ, than đá, khí tự nhiên, dẫn đến phát sinh ra nhiều khí độc, gây ảnh hưởng không tốt cho những công nhân mỏ. Những kim loại như chì, cadimi có trong mực in tạo màu trên các bao bì có thể gây tác hại cho não và là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư phổi. Túi nylon cũng có khả năng đưa các thành phần hóa chất và chất độc vào đất và nguồn nước, đến con người, gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe như các

(7)Theo Australia Government Environment Protection and Biodiversity Conservation Act, 1999. http://www.planetark.com/campaignspage.cfm/newsid/52/

vấn đề về thần kinh, các bệnh ung thư (Butte Environmental Council, 2001; Lane, 2003; The Asian News, 2005; IRIN, 2005a).

Khi cống rãnh nghẹt, túi nylon cũng gây tù đọng nước, sinh ra nhiều muỗi và ký sinh trùng có khả năng lan truyền nhiều loại bệnh như viêm não, sốt xuất huyết, đáng lưu ý nhất là bệnh sốt rét (EduGreen, 2005; Environmental Literacy Council, 2005; IRIN, 2005a; IRIN, 2005b; U. S. Environmental Protection Agency, 2005).

Vùng biển phía Đông Nam nước ta, nơi giao lưu giữa nhiều luồng hải lưu, lượng túi nylon thải ra nhiều đến mức đã gây tai nạn nguy hiểm cho nhiều tàu thuyền đánh cá, như nghẽn chân vịt hoặc kẹt máy bơm nước...

(2) Tác động đến kinh tế - xã hi

Sự mất mát kế sinh nhai cũng là một dạng tác động xã hội chính có liên quan đến việc sử dụng túi nylon, hai ví dụng điển hình là gây thiệt hại về vật nuôi và tác động đến khách du lịch.

a. Gây thiệt hại về vật nuôi:

Khi gia súc ăn phải túi nylon, chúng bị chết, gây tổn thất cho người nông dân. Một người nông dân ở gần Mudgee NSW đã thực hiện một khám nghiệm xác một con bê và thấy 8 túi nylon trong dạ dày của nó. Cái chết của con bê này gây thiệt hại cho người nông dân khoảng $500(3) .

Đầu năm 2005, thành phố Mumbai, Ấn Độ từng trải một trận lũ lụt nặng nề, khiến ít nhất 1000 thương vong, gây tổn thất cho nhiều người (The Asian News, 2005). Các nhà chức trách thành phố đổ lỗi nạn lụt tàn phá này là do túi nylon gây ra. Chúng làm nghẹt các ống dẫn và rảnh nước, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm.

b. Tác động đến du lịch:

Ở nhiều quốc gia, du lịch là nguồn sống của nhiều người và là ngành trọng điểm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, vấn đề về túi nylon cũng gây kiềm hãm ngành công nghiệp này, kể cả du lịch biển và du lịch trên cạn. Con người muốn đến những nơi công cộng như công viên, bãi biển hay những khu vực giải trí không có rác túi nylon xả một cách bừa bãi. Tuy nhiên, mọi người lại có khuynh hướng xả rác bừa bãi ở những nơi giải trí như bãi biển, công viên, điểm du lịch, khu thể

thao… gây cái nhìn không tốt cho người du lịch.

Hình 3.7. Túi nylon thải bừa bãi trên sông gây mất cảnh quan

Ở các núi thuộc dãy Himalaya, túi nylon là vấn đề rắc rối vì chúng làm mất cảnh quan đẹp ở

những điểm du lịch (Chauhan, 2003). Trong môi trường biển, túi nylon gây sức ép trong thu hút du lịch biển (Australian Government, Department of the Environment and Heritage, 2005; Planet Ark, 2005; Spivey, 2003; Thiel et al., 2003). Ngoài ra, túi nylon góp phần tạo rác thải trên bờ biển, cần nhiều dự án làm sạch với kinh phí rất cao ở các khu resort (Ryan and Rice, 1996; Thiel et al., 2003).

(3) Tác động đến nhà nước và chính sách:

Việc sản xuất và sử dụng túi nylon có nhiều tác động quan trong lên chính sách. Do các nước Phương Tây có cơ sở hạ tầng rất tốt cho chất thải và tái chế nên các nước này không thấy được các tác động của nó đến môi trường (Spivey, 2003). Tuy nhiên, điều này khác xa trường hợp ở

các nước đang phát triển, nơi quản lý chất thải chưa được thực hiện tốt hay không tồn tại (Environmental Literacy Council, 2005). Các ảnh hưởng gay gắt thường thấy ở những vùng nông thôn hay khu dân cư nghèo, nơi túi nylon phân tán và sử dụng rộng rãi nhưng không được thu gom một cách đứng đắn (IRIN, 2005a; Reynolds, 2002). Do đó, tốn nhiều chi phí để thu gom, xử lý. Chính phủ nhà nước và địa phương Úc phải tốn hơn 200 triệu USD để thu gom 80 triệu túi nylon xả bừa bãi trên các bãi biển, các con đường hay công viên.

Túi nylon là sản phẩm thông dụng trong cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, nó cũng có ảnh hưởng đến một số chương trình liên quan đến xử lý rác thải của thành phố:

- Đối với chương trình phân loại rác tại nguồn:

Hiện nay, các túi nylon, túi xốp được cho lẫn chung vào các chất thải khác và đem đổ vào bãi chôn lấp. Tại bãi chôn lấp, túi nylon là một thứ rác có vẻ đơn giản và nhẹ nhàng, nhưng lại rất khó xử lý, tốn hàng trăm năm mới phân hủy được. Chính vì vậy mà chúng tồn đọng ở bãi rác rất lâu, và điều này gây khó khăn cho việc phân hủy. Với phương pháp đốt, túi nylon cũng có thể

gây ô nhiễm môi trường, vì nhiều loại túi nhựa khi bị đốt cháy thì toả ra khí độc hại. Các nhà sinh thái học đã phân tích rằng, nhiều loại túi nylon có chất lưu huỳnh ở lẫn trong dầu hoả

nguyên chất, nên khi bịđốt cháy, gặp hơi nước tạo thành axit sulfurique dưới dạng các cơn mưa axit, rất có hại cho phổi của người và súc vật. Việc phân loại rác tại nguồn làm giảm thiểu túi nylon đổ vào bãi chôn lấp. Các hộ gia đình có thể phân loại túi nylon riêng vào một túi và giao lại cho các cơ sở tái chế. Khi đó lượng rác túi nylon ra bãi chôn lấp cũng giảm theo, chi phí cho xử lý ít tốn kém hơn. Ngoài ra, các hộ gia đình có thể tiết kiệm các túi rác, sử dụng lại các túi nylon có thể dùng lại cũng là cách hạn chế lượng túi nylon thải ra.

- Đối với làm phân compost:

Với lượng rác hữu cơ chiếm đến 4/5 tổng lượng rác thải được chuyển sang sản xuất phân bón, tính ra sẽ giúp tiết kiệm cho thành phố 200 tỷđồng từ khâu xử lý chôn lấp theo kiểu cũ, đồng thời xã hội có thêm một lượng phân bón tiêu dùng trong sản xuất nông nghiệp, lại không tốn một diện tích đất khá lớn hàng năm làm nơi chôn lấp… Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đến chất lượng của sản phẩm tạo ra. Nếu chúng ta không quan tâm đến việc phân loại rác ngay từ đầu, việc lẫn lộn một số túi nylon trong rác thực phẩm sẽảnh hưởng đến chất lượng phân bón.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 38)