Nguyên nhân gây tách ại

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 31)

Túi nylon là một loại sản phẩm tiện dụng nhưng cũng gây tác hại đến môi trường rất lớn. Có thể đưa ra một số nguyên nhân chính sau:

(1) Do s dng quá mc:

Với đặc tính rẻ, nhẹ và tiện dụng nên người dân sử dụng nó như một thói quen, dù cần thiết hay không cần thiết họ vẫn dùng túi nylon để gói hay chứa hàng hóa. Chính vì vậy, túi nylon thải vào môi trường ngày càng nhiều, thu gom xử lý khó khăn, tồn đọng trong môi trường, vừa làm mất mỹ quan mà vừa gây ô nhiễm, tác hại đến sức khỏe con người.

Các nhà Môi trường học thế giới cho biết, người ta mới dùng túi nylon độ 50 năm lại đây, nhưng số lượng thải ra đã kinh khủng. Các nhà Hải dương học cũng đánh giá rằng, trong số rác

đọng lại ởđáy biển hiện nay thì có đến 80% là túi nylon (1).

Tại Nam Phi, túi nylon được dùng phổ biến đến mức người ta đặt tên cho chúng là “hoa quốc gia” vì ởđâu cũng thấy bao xốp bay phần phật do vướng vào hàng rào hay bụi gai (2). Ở Việt Nam, việc sử dụng túi nylon ngày càng phổ biến vì người ta không phải mất tiền để mua khi sử

dụng nó. Cũng vì thế mà ngày nay rác nylon đã tràn ngập khắp cả đường phố, khắp mọi nơi trong cả nước, đâu đâu cũng đều thấy rác nylon.

(2) Do đặc tính ca túi nylon:

a. Thành phn:

Túi nylon là sản phẩm trong công nghiệp dầu. Loại nguyên liệu nhựa được sử dụng để sản xuất túi nylon là hạt nhựa PP (Poly Propylene), PE (Poly Ethylene). Trong đó, hạt PE lại được chia làm 2 loại: HDPE (High Density Poly Ethylene) và LDPE (Low Density Poly Ethylene) hay LLDPE (Liner Low Density Poly Ethylene).

Tùy theo loại hạt nhựa mà túi nylon được chia ra làm nhiều loại khác nhau:

+ Túi sản xuất từ hạt nhựa HDPE gọi là túi xốp, dùng trong siêu thị, chợ, trung tâm thương mại… đây là loại túi nylon chúng ta quan tâm trong quá trình giảm thiểu sử dụng.

+ Túi sản xuất từ hạt LDPE thường gọi là túi nylon trong, dùng đựng đường, muối… + Túi sản xuất từ hạt PP thường dùng để phân liều thuốc trong các tiệm thuốc…

(1) Theo báo Khoa học và Tổ quốc, số 19/2003, tr. 31 – 32

Không như PVC, khi đốt có thể phát sinh các chất độc gây hại môi trường và sức khỏe con người, PE và PP gián tiếp gây ra tác hại cho môi trường và con người chỉ do đặc tính khó phân hủy của chúng. Các tác hại sẽđược trình bày trong phần sau.

b. Đặc tính:

Túi nylon rất khó phân hủy, cần khoảng thời gian rất dài, từ 20 – 1000 năm để phân hủy vào trong môi trường(2). Đối với các loại rác khác như rác kim khí có thể làm sắt vụn, đem nấu lại để

tái chế các vật liệu; rác thuỷ tinh có thể nấu lại để tái chế các vật dụng; các loại rác thực phẩm thì sau một thời gian sẽ tự tiêu huỷ thành đất, riêng có một thứ rác có vẻđơn giản và nhẹ nhàng, nhưng lại rất khó xử lý, đó là những túi nylon bằng các chất nhựa hoá học mà tự nó rất khó phân huỷ.

Hình 3.1. Các sản phẩm nhựa nói chung cần đến hàng ngàn năm mới bị tiêu hủy trong môi trường tự nhiên

Nguồn http://www.sggp.org.vn/SGGP12h/2007/5/102058/

(3) Do ý thc ca người dân:

Ý thức của người dân về vấn đề này cũng là điều quan tâm. Khi mua hàng, không phải tốn tiền trả cho túi nylon nên người dân sử dụng một cách hoang phí. Ngoài ra, túi nylon sau khi dùng xong bị ném bừa bãi trên đường phố, nơi khu công cộng, xuống các kênh rạch. Tất cả các ngõ ngách góc phố chúng ta đều thấy túi nylon vứt khắp nơi. Theo nghiên cứu của Cơ quan Bảo vệ

môi trường tiểu bang New South Wales cho thấy có 2 nguyên nhân khiến người ta xả rác bừa bãi:

- Do lười biếng;

- Nhận thức xả rác bừa bãi không là vấn đề nghiêm trọng;

Tuy nhiên, không phải tất cả rác này thải ra là do chủ tâm của con người. 47% sinh ra do gió thổi đi từ các bãi chôn lấp(3). Do túi nylon có trọng lượng rất nhẹ nên nó có thể bị gió cuốn đi khỏi nơi thu gom đến những nơi khác, hay vướng trên những cành cây, bụi gai, cuối cùng vào hệ thống đường thủy công cộng, sông, biển.

(3) Theo Planer Art,2005.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 31)