XÁC ĐỊNH LOẠI TÚI ĐỰNG HÀNG THAY THẾ (xem chương 5)

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 150)

Để có thể hạn chế và xa hơn là cấm sử dụng túi nylon (loại mỏng dùng một lần), trước hết phải xác định loại hình túi đựng hàng có thể thay thế túi nylon mà lại ít gây ảnh hưởng xấu

đến môi trường. Trên cơ sởđó, cơ quan quản lý sẽ đưa ra chính sách nhằm định hướng người bán lẻ cũng như người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi nylon sang loại hình túi đựng hàng thân thiện với môi trường hơn một cách tự nguyện hay bắt buộc. Khi đó tác hại do túi nylon giảm nhưng đồng thời cũng phát sinh ra những vấn đề khác, nghiêm trọng hơn từ những túi thay thế

kia. Vì vậy, cần lựa chọn một loại túi vừa đảm bảo về mặt môi trường nhưng cũng phải phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội ở nước ta.

Có thế liệt kê một số loại túi đựng hàng có thể thay thế túi nylon như: ƒ Túi giấy

ƒ Túi vải sử dụng nhiều lần

ƒ Túi dệt plastic sử dụng nhiều lần ƒ Túi nylon tự rã, phân hủy sinh học

ƒ Các loại túi truyền thống như làn, mây, túi cối…

Túi giấy có quai:

- Túi giấy cũng là một loại túi tiện dụng. Hiện nay, nhiều trung tâm, cửa hàng bán quần áo, giày dép, mỹ phẩm, điện thoại,… khắp thành phố dùng túi giấy. Với thiết kế đẹp, túi giấy

được người tiêu dùng sử dụng lại nhiều lần và cũng là cách quảng cáo cho cửa hàng khi chúng được xách đi nhiều nơi. Mặt khác, giấy sau khi sử dụng có thể tái chế lại được đến 100%. Tuy nhiên, tính tiện lợi của túi giấy còn hạn chế. Chúng ta không thể dùng túi giấy như túi nylon đểđựng các hàng hóa ướt như thịt cá, rau hay những mặt hàng quá nặng. - Đề xuất: Túi giấy xem như không khả thi đối với các siêu thị (trừ những cửa hàng bán lẻ

không phải dưới sự quản lý của siêu thị), các loại hàng hóa quá nặng và chợ nhưng chúng là một giải pháp phù hợp cho các trung tâm thương mại, cửa hàng bán lẻ. Do vậy, cơ quan có chức trách kiến nghị với UBND TP, giải pháp cho những trung tâm thương mại là yêu cầu thay thế túi nylon bằng những túi giấy. Mẫu mã cũng như kích cỡ túi tùy thuộc vào trung tâm thương mại thiết kế. Tuy giá của những túi giấy đắt hơn túi nylon nhưng ở những trung tâm này bán những loại hàng hóa cao cấp thì việc thay túi giấy có giá đắt hơn cũng không

ảnh hưởng mấy đến doanh thu của trung tâm thương mại. Nếu các trung tâm có phản ứng vì lo sợđến yếu tố cạnh tranh thì việc quy định yêu cầu đồng bộ cho toàn bộ hệ thống trung tâm thương mại trên thành phố sẽ giải quyết được vấn đề này. Ngoài ra, các trung tâm thương mại cần phải cam kết với cơ quan chịu trách nhiệm là đảm bảo giá cả của các sản phẩm, tránh trường hợp lợi dụng giá túi giấy đắt mà nâng giá cả một cách quá đáng. Về phía cơ quan chịu trách nhiệm cần giải thích cho các trung tâm thương mại về tác hại của túi nylon trong môi trường, lợi ích của việc dùng túi giấy (làm tăng giá trị sản phẩm của họ, thương hiệu “doanh nghiệp thân thiện môi trường”…). Khi chương trình này đi dần dần vào

ổn định, lúc đó sẽ mở rộng đến các cửa hàng bán lẻ hàng hóa bên ngoài.

Túi vải sử dụng nhiều lần:

- Túi vải có nhiều tiện ích như dùng lại được nhiều lần, mẫu mã đẹp, rất chắc chắn. Nếu túi vải được người tiêu dùng sử dụng ngày càng nhiều thì sẽ giảm đáng kể lượng túi nylon dùng một lần thải ra môi trường. Tuy nhiên, giá thành của nó khá cao, thường những cửa hàng sẽ

không phát không mà đòi hỏi khách hàng phải trả tiền để mua túi.

- Đề xuất: Túi vải không phù hợp với các trung tâm thương mại vì ởđó có nhiều gian hàng tách biệt, khách hàng không thể cứđến một gian hàng lại phải tốn tiền mua một túi vải. Còn

đối với siêu thị thì túi vải cũng là một giải pháp phù hợp, tuy nhiên không là giải pháp duy nhất. Siêu thị có thể lựa chọn các giải pháp khác nhau như dùng túi tự hủy, túi nhựa dùng nhiều lần hay túi vải. Siêu thị cũng nên khuyến khích người tiêu dùng sử dụng túi vải giống như Úc đã làm. Với những khách hàng mang túi vải của siêu thị đến mua hàng vào những lần tiếp theo sẽ được trừ vào hóa đơn mua hàng một số tiền nào đó (ví dụ 1.000-2.000đ). Việc khuyến khích này không làm mất thêm chi phí của siêu thị, đó chỉ là chi phí trước đây siêu thị dùng để mua những túi nylon phát miễn phí cho khách hàng.

Túi nylon phân hủy sinh học làm từ vật liệu có nguồn gốc thực vật như khoai mì, bột bắp, đay,…:

- Đây là giải pháp thân thiện với môi trường nhất. Giải pháp này đã được ứng dụng ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới nhưở Anh đã thử sản xuất loại túi làm bằng bột sắn; ở Ý có túi làm từ cám ngô để làm túi đựng hàng; ở Pháp có những loại túi gọi là biobag (túi sinh vật)

mà khi dùng xong, trộn với một số rác thực vật khác, ủ lại, nó có thể tự huỷ trong vòng 2 – 3 tháng. Tuy nhiên, do giá thành cao, có thể gấp đến 2-5 lần túi nylon thông thường khiến việc sử dụng ít nhiều bị hạn chế.25

- Theo như nhóm nghiên cứu khảo sát trên tất cả các đối tượng người dân, cơ sở sản xuất, siêu thị thì tỷ lệ chọn giải pháp dùng túi tự hủy sinh học thay thế rất cao (xem chương 4). Tuy nhiên, cần lưu ý đến chất lượng của túi. Thương xá Tax từng đưa vào sử dụng một loại túi mà theo giới thiệu là “có khả năng tự phân hủy sinh học”. Sau một thời gian sử dụng, túi không tự hủy sinh học mà chỉ tự rã, làm ảnh hưởng đến hình ảnh doanh nghiệp. Vì vậy, cơ

quan chức năng thành phố muốn khuyến khích siêu thị hay trung tâm thương mại dùng loại túi này thì phải chứng nhận được chất lượng sản phẩm, giới thiệu doanh nghiệp sản xuất đến hệ thống siêu thị hay trung tâm thương mại. Còn việc lựa chọn dùng loại túi với chất liệu nào thì tùy thuộc vào siêu thị.

- Để phát triển sử dụng túi phân hủy sinh học Việt Nam cần có chiến lược phát triển và chính sách hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ túi thân thiện môi trường, và cần đưa ra quy định, tiêu chuẩn chất lượng các loại bao bì thân thiện môi trường (xem chương 5).

Túi dệt plastic sử dụng lại nhiều lần

- Loại túi này xem ra là loại túi dễ dàng nhất khi sử dụng. Nó không thân thiện như túi tự hủy sinh học nhưng lại có thể áp dụng ngay, không cần một thời gian để kiểm nghiệm và chứng nhận như túi tự hủy sinh học. Đồng thời, so với túi vải giá thành của nó lại rẻ hơn.

- Các siêu thị cần lưu ý khi thiết kế các túi xách nhằm tạo thuận lợi cho khách hàng khi xách và vận chuyển chúng.

- Ở Việt Nam, hệ thống của Metro Cash&Carry VN đã tiến hành giải pháp này (xem chương 6). Ban đầu còn gây bực bội đến khách hàng nhưng sau đó mọi người lại dần dần có thói quen mang túi theo. Cần phải có chương trình tuyên truyền cho người dân về tác hại túi nylon đến môi trường. Đồng thời, hệ thống siêu thị cũng cần có giải pháp khuyến khích cho người tiêu dùng, đó là sau khi sử dụng túi trong thời gian dài, khi túi bị cũ hay hư, không dùng lại được, người tiêu dùng có thểđem đến siêu thịđể mua lại một túi mới với giá rẻ hơn.

Điều này không ảnh hưởng đến lợi nhuận của siêu thị, khoảng tiền giảm cho khách hàng sẽ

là khoảng chi phí mà siêu thị dùng để mua túi phát miễn phí cho khách hang trước đây. Với những túi cũ hay hư, siêu thị thu gom lại và đem đi tái chế.

Các loại túi truyền thống như làn, mây, túi cối…

- Đây là những loại túi có nguồn gốc thực vật, không gây ô nhiễm môi trường. Loại túi này cũng rất chắc chắn.

- Loại túi này thích hợp sử dụng khi đi chợ, không phù hợp cho việc mua sắm ở siêu thị hay trung tâm thương mại. Do thiết kế cồng kềnh, kiểu dáng không bắt mắt nên cần phải tuyên truyền mạnh mẽ trong người dân về lợi ích môi trường của những loại túi này nhằm khuyến khích họ sử dụng chúng thay cho việc sử dụng túi nylon.

25 Ngoài ra, trước tình trạng khan hiếm lương thực tại một số nơi trên thế giới dẫn đến một số ý kiến không đồng tình về việc sử dụng lương thực làm nhiên liệu (biofuel) và bao bì (biobag).

Các đánh giá tóm tắt được trình bày trong bảng sau:

Bảng 7.1. Đánh giá sơ bộ tác động KT-XH-MT của các loại túi đựng hàng Loại túi Vấn đề kinh tế Vấn đề xã hội Vấn đề môi trường

Túi HDPE mỏng sử dụng một lần (túi xốp) - Thị trường đã có - Hầu hết các chợ, siêu thị sử dụng loại túi này - Giá bán rẻ và thường được phát không cho khách hàng - Tiện lợi đối với người tiêu dùng - Chỉ một bộ phận rất nhỏ khách hàng quan tâm đến tác hại đối với môi trường do dùng túi

- Được sản xuất từ tài nguyên không tái tạo

- Có nhiều ảnh hưởng đến môi trường (xấu cảnh quan, tắc nghẽn cống rãnh, nguy hại cho sinh vật…)

- Có thể tái sử dụng trong gia đình (lót thùng rác) Túi HDPE mỏng sử dụng một lần (túi xốp) có sử dụng 50% nguyên liệu tái chế Không cần thay đổi hệ thống bán lẻ và không làm thay đổi hành vi tiêu dùng. - Cũng tiện lợi như túi từ hạt nhựa mới. - Phần nào gia tăng sự

quan tâm của người tiêu dùng đối với môi trường.

- Không ảnh hưởng đến

đến tổng lượng túi tiêu thụ

- Tác động môi trường của cả vòng

đời giảm do sử dụng nguyên liệu tái chế

- Tạo thị trường cho ngành công nghiệp tái chế HDPE.

- Phát sinh rác và ảnh hưởng đến môi trường như trường hợp túi mới Túi dệt HDPE sử dụng nhiều lần - Người tiêu dùng phải trả tiền mua túi - Có thể làm mất thời gian hơn tại quầy tính tiền

- Không thuận tiện cho người tiêu dùng do phải tự đem túi khi đi mua hàng.

- Túi sử dụng nhiều lần có thể tác động đến hành vi tiêu dùng

- Được sản xuất từ tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ)

- Giảm tiêu thụ túi sử dụng một lần (và do đó giảm các tác động môi trường có liên quan)

Túi vải cotton - Người tiêu dùng phải trả tiền mua túi - Có thể làm mất thời gian hơn tại quầy tính tiền

- Không thuận tiện cho người tiêu dùng do phải tự đem túi khi đi mua hàng.

- Túi sử dụng nhiều lần có thể tác động đến hành vi tiêu dùng

- Ngành công nghiệp cotton tiêu thụ nhiều nước và hóa chất

- Giặt túi tiêu thụ nước, năng lượng và bột giặt

- Giảm tiêu thụ túi sử dụng một lần (và do đó giảm các tác động môi trường có liên quan)

Túi giấy - Có thể làm mất thời gian tại quầy tính tiền - Không sử dụng hàng hóa nặng - Được sử dụng một lần vì vậy không thay đổi thói quen tiêu dùng

- Sản xuất giấy tiêu thụ nhiều nước và tạo ra nhiều nước thải

- Giấy có thể tái chế 100% nếu

Túi phân hủy sinh học từ

tinh bột

- Đắt tiền - Được sử dụng một lần vì vậy không thay đổi thói quen tiêu dùng

- Được sản xuất từ tài nguyên tái tạo (bột bắp, khoai tây, khoai mì) - Có các tác động của nông nghiệp bao gồm tiêu thụ nước và hóa chất (phân bón, thuốc trừ sâu), thóai hóa đất.

- Túi sẽđược phân hủy trong BCL nhưng phải mất một thời gian dài (do điều kiện thiếu ẩm và không khí)

- Giảm tác động phát sinh rác làm mất mỹ quan, nghẽn cống rãnh… do nhanh chóng bị phân hủy trong môi trường mở. Túi phân hủy quang học (PE thêm phụ gia nhạy UV) - Đắt tiền - Được sử dụng một lần vì vậy không thay đổi thói quen tiêu dùng

- Được sản xuất từ tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ)

- Có cùng tác động đối với chất thải rắn trong bãi chôn lấp như túi nylon thông thường

- Giảm tác động phát sinh rác làm mất mỹ quan, nghẽn cống rãnh… do nhanh chóng bị phân hủy bởi ánh sáng mặt trời. Túi phân hủy sinh học (PE với với các chất xúc tác thúc đẩy phân hủy) - Đắt tiền - Được sử dụng một lần vì vậy không thay đổi thói quen tiêu dùng

- Được sản xuất từ tài nguyên không tái tạo (dầu mỏ)

- Túi sẽđược phân hủy trong BCL nhưng phải mất một thời gian dài (do điều kiện thiếu ẩm và không khí)

- Giảm tác động phát sinh rác làm mất mỹ quan, nghẽn cống rãnh… do nhanh chóng bị phân hủy trong môi trường mở.

(tham khảo Nolan-ITU, 2002 và tổng hợp)

Để có cơ sở đánh giá một cách đầy đủ tác động môi trường của các loại túi thay thế, cần phải thực hiện nghiên cứu tác động của mỗi loại túi trong suốt vòng đời từ giai đoạn sản xuất đến khi thải bỏ (Life Cycle Assessment - LCA). Hiện nay, tại VN chưa có nghiên cứu nào đánh giá cụ

thể LCA của các loại túi đựng hàng nêu trên. Các nghiên cứu LCA này cũng không nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.

Dựa theo một nghiên cứu về LCA của các loại túi thay thế do Cơ quan môi trường Úc thực hiện (Nolan-ITU, 2002), việc chuyển từ sử dụng túi nylon dùng một lần sang các lọai túi dùng một lần khác như túi giấy, túi nylon phân hủy sinh học không đem lại hiệu quảđáng kể về mặt môi

trường do lượng năng lượng và tài nguyên tiêu thụ, lượng khí nhà kính phát sinh. Phân tích vòng đời các loại túi (tính đến nguyên liệu sản xuất, quá trình sản xuất, quá trình vận chuyển

đến người tiêu dùng, loại hình sử dụng của người tiêu dùng, quá trình thải bỏ) cho thấy việc chuyển từ sử dụng các loại túi sử dụng một lần sang các loại túi sử dụng nhiều lần sẽ đem lại hiệu quả môi trường đáng kể. Nghiên cứu trên cũng cho thấy chuyển đổi sang sử dụng loại túi dệt HDPE dùng nhiều lần loại lớn (HDPE heavy woven bag) đem lại hiệu quả môi trường lớn nhất, vì các lý do sau:

- hiệu quả về sử dụng tài nguyên (lượng nguyên liệu sử dụng trong sản xuất) - hiệu quả về năng lượng tiêu thụ và tiềm năng gây hiệu ứng nhà kính

- ít phát sinh rác và do đó giảm các tác động liên quan (gây mất mỹ quan, tắc nghẽn cống rãnh, nguy hiểm cho sinh vật…)

Bảng 7.2. Đánh giá các loại túi thay thế (tính cho 52 lần mua hàng/năm)

Loại túi Tài nguyên tiêu thụ (kg) Rác phát sinh (g) Rác phát sinh (m2) Rác phát sinh (m2/năm) Khí nhà kính (CO2 tương đương) Năng lượng tiêu thụ sơ bộ (MJ) Túi HDPE mỏng, sử dụng một lần 3,12 15,6 0,144 0,72 6,08 210 Túi HDPE mỏng, sử dụng một lần, 50% tái chế 3,12 15,6 0,144 0,72 4,75 117 Túi dệt HDPE sử dụng nhiều lần (loại nhỏ) 0,421 2,0 0,00187 0,00934 1,21 35,7 Túi dệt HDPE sử dụng nhiều lần (loại lớn) 0,22 1,1 0,00148 0,00743 0,628 18,6 Túi vải cotton 1,14 5,7 0,0041 0,00819 2,52 160 Túi giấy 22,15 111 0,156 0,078 11,8 721

Túi phân hủy sinh học gốc tinh bột

(Nolan-ITU, 2002)

Như vậy, có thể xác định mục tiêu của chương trình giảm sử dụng túi nylon là định hướng người bán lẻ và người tiêu dùng chuyển từ sử dụng túi nylon sử dụng một lần sang sử dụng túi nhựa dùng nhiều lần.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 150)