Hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 27)

Nguyễn Danh Sơn (2007) cho rằng: Tại Việt Nam, chính sách phát triển bền vững hướng đến các nhu cầu tiêu thụ bền vững nhằm mục đích:

a. Khuyến khích xây dựng mô hình tiêu thụ (tiêu thụ sản xuất và tiêu thụ cá nhân) phù hợp với kinh tế Việt Nam, các điều kiện văn hóa xã hội trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế và

đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững.

b. Sử dụng các công cụ kinh tế như thuế tiêu thụđểđiều chỉnh các hành vi tiêu thụ không phù hợp.

c. Thể chế hóa các tiêu chuẩn, tiêu chí về lối sống mới, đồng thời thể hiện mô hình tiêu thụ

hợp lý. Đây là sự cụ thể hóa yêu cầu của Chính phủ Việt Nam về vấn đề bảo vệ môi trường trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cụ thể là xây dựng các tiêu chí, chuẩn mực về

việc đánh giá mức độ bảo vệ môi trường của các xí nghiệp, cơ quan, cá nhân, và gia đình.

d. Tạo thị trường cho chất thải: Thay đổi lối suy nghĩ chất thải là chất thải và phải được

đem đi chôn lấp thay vì sử dụng chất thải theo hướng tiết kiệm nhất trước khi thải chúng trở lại tự nhiên. Điều đó có nghĩa là làm cho chất thải trở thành hàng hóa. Tạo thị trường cho chất thải trước hết phải có chính sách cũng như các dịch vụ hỗ trợ nhằm tạo cung cầu.

Ở Việt Nam, chính sách quản lý chất thải hiện tại tập trung chủ yếu vào việc giải quyết chất thải phát sinh mà không giảm thiểu chúng. Tuy nhiên hiệu quả của cách tiếp cận này chỉđạt mức độ

nhất định. Để giảm thiểu lượng chất thải phát sinh, tránh những tổn thất môi trường và nâng cao hiệu suất sử dụng các nguồn tài nguyên hướng đến một nền sản xuất xuất và tiêu thụ bền vững, việc xây dựng và thực hiện chiến lược SCP tại Việt Nam cần dựa trên phương pháp luận vòng

đời sản phẩm (life cycle thinking) (cũng xem hình H 2.1). Quan điểm này vượt qua sự tập trung truyền thống lên nơi sản xuất và các quá trình sản xuất mà hướng đến những tác động kinh tế, xã hội và môi trường của sản phẩm và dịch vụ trên toàn bộ vòng đời sản phẩm. Mục tiêu chính của suy nghĩ vòng đời sản phẩm là giảm việc sử dụng tài nguyên của sản phẩm và giảm phát thải vào môi trường cũng như cải thiện việc thực hiện kinh tế-xã hội của nó trong suốt vòng đời. Hình 2.2 thể hiện một dạng mô hình của SCP: Lấy quan điểm vòng đời sản phẩm như trung tâm của cách tiếp cận SCP. Mô hình dõi theo toàn bộ vòng đời của tất cả các hàng hóa và dịch vụ từ

việc khai thác tài nguyên qua quá trình sản xuất và tiêu thụ và trở lại vào môi trường dưới dạng chất thải.

Từđó, trong suốt vòng đời sản phẩm (quá trình thiết kế, sản xuất, tiêu thụ và thải bỏ) càng ít phát sinh chất thải càng ít chi phí xử lý, càng ít ô nhiễm môi trường và càng nâng cao hiệu suất sử dụng tài nguyên. Có thể thấy rằng, tại Việt Nam, áp dụng cách tiếp cận 3R (giảm thiểu, tái sử

phát triển hướng đến SCP. Trước mắt cần tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên chính và sẽ mở

rộng dần các mục tiêu SCP trong tương lai.

Hình 2.2. Tiếp cận tổng hợp cho sản xuất và tiêu thụ bền vững (Nguồn: UNEP, 2004)

Các gi ý cho vic xây dng chiến lược sn xut và tiêu th bn vng (SCP) Vit Nam

Không có một mô hình chuẩn nào để xây dựng và thực hiện một chiến lược SCP cho một quốc gia. Tùy thuộc vào điều kiện và các ưu tiên phát triển KT-XH và môi trường, vào đặc điểm văn hóa, chính trị của quốc gia để thực hiện chương trình SCP. Thường thì nó được gắn kết trong những chiến lược quốc gia khác như chiến lược phát triển bền vững.

Gợi ý cho các công cụ và hoạt động hỗ trợ

Chính sách Luật pháp Công cụ kinh tế

Xây dựng điển hình Nâng cao nhận thức Thông tin Giáo dục

Phát triển nguồn nhân lực

Công nghệ Huấn luyện Dự án trình diễn

Những gợi ý về các cách tiếp cận quản lý môi trường

Sản xuất sạch hơn Quản lý nhà nước kiểu hợp tác Thông tin sản phẩm người tiêu thụ Hệ thống quản lý môi trường Tiếp cận vòng đời SẢN XUẤT (CÔNG NGHIỆP) TIÊU THỤ (XÃ HỘI) CHẤT THẢI & TÀI NGUYÊN (MÔI TRƯỜNG)

Trong thực tếở nhiều nước, hoạt động SCP được giám sát bởi ủy ban tư vấn hoặc hội đồng quốc gia bao gồm rộng rãi các chuyên gia từ chính phủ, doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ. Nhóm công tác này thường là mở rộng của các hội đồng môi trường và phát triển bền vững quốc gia có trước đó. Việc triển khai chương trình SCP do những nhóm liên đới chính đa ngành thực hiện do bản chất đa ngành của các mô hình sản xuất và tiêu thụ và mối liên quan của rất nhiều các nhân tố trong các vòng đời sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, các quan điểm và mục tiêu của chương trình sẽđược ủng hộ rộng rãi.

Việc chọn các công cụ chính sách cho chương trình phụ thuộc lớn vào các mục tiêu và các ưu tiên chính. Một số quốc gia thiên về các công cụ tự nguyện (voluntary) hơn là cưỡng chế

(regulatory). Một số nước khác dựa vào cả công cụ tự nguyện và truyền thống. Các công cụ tự

nguyện có thể kể như nhãn sinh thái (eco-labels), thiết kế sinh thái (eco-design) và các hệ thống quản lý môi trường (EMS). Các công cụ truyền thống như các tiêu chuẩn, quy định cưỡng chế, giáo dục và tập huấn cũng như các sắp xếp thể chế như mua sắm công bền vững cũng thường

được sử dụng. Công cụ kinh tế như thuế và trợ cấp cũng cần thiết.

Kinh nghiệm của các nước trong quá trình thực hiện SCP (Matthew Bentley, 2008), cho thấy:

• Đảm bảo các hành động liên quan đến chức năng chính của các cơ quan; chuẩn bị ngân sách sẵn sàng trước khi đưa ra cam kết; và hành động phải gắn với một kết quả thực tế.

• Các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức cộng đồng được chọn lựa như những hành

động chủ yếu của chương trình SCP. Có thể một số giải pháp kinh tế như thuế, trợ cấp và

định giá có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, những giải pháp này có khả năng không được chọn ưu tiên vì không dễđược các nhà chính trị chấp thuận.

• Việc gắn kết những chính sách và các sáng kiến (initiatives) là một trong các thách thức chính phải vượt qua.

• Việc thực hiện thực tế chương trình thì khó khăn hơn so với việc xây dựng nó. Nguồn tài lực giới hạn và không muốn cam kết là hai vấn đề chính yếu.

• Việc phát triển một chương trình cần gắn kết dữ kiện được thu thập để hiện thực hóa các ưu tiên và các tiếp cận chính sách.

• Một chương trình hoạt động hiệu quả cần phối hợp rộng rãi với các nhóm liên đới.

• Một số thành viên trong quá trình thực hiện chỉ quan tâm bảo vệ lợi ích của họ, do vậy đóng góp của họ trong việc phát triển một tương lai bền vững hơn hoặc cam kết đối với những hành động khác nhau thì rất mờ nhạt. Nên mời các nhóm liên đới nhưđại diện doanh nghiệp, tổ chức thanh niên và báo đài.

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 27)