Tách ại của túi nylon đến môi trường

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 33)

Các túi nylon gây tác hại đến môi trường rất lớn. Nhựa chiếm đến 80% khối lượng rác đổ bừa bãi trên các con đường, công viên, bãi biển và 90% rác trôi nổi trên các đại dương. Trên mỗi dặm diện tích trên biển có hơn 46.000 mẫu rác nylon. Năm 2001, các nhà nghiên cứu của Nhật

đã có một bài báo nhận định rằng một vài mẫu rác nylon đóng vai trò như một loại vật xốp thấm hút hóa chất. Chúng sẽ là nơi tập trung hàng triệu các hợp chất gây chết người như PCBs và DDE (sản phẩm phân hủy của thuốc trừ sâu DDT) hơn nước biển xung quanh. Các sinh vật biển sau khi ăn phải những mẫu này sẽ bị chết(4).

(1) Đối vi môi trường không khí

Trong suốt quá trình sản xuất túi nylon sẽ phát thải các hóa chất độc và nhiều khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí. Ở Ai-len, với xấp xỉ 1,23 triệu người đi mua sắm, nếu chuyển 50% túi nylon sang túi vải thì lượng CO2 thải ra hàng năm sẽ giảm 15.100 tấn. Theo Viện đánh giá môi trường của vòng đời sản phẩm (1990), việc sản xuất 2 túi nylon sẽ tạo ra 1,1 g chất làm ô nhiễm khí quyển, góp phần tạo ra mưa axit và sương khói.

a. Mưa axit

Túi nylon có nguồn gốc từ dầu mỏ. Trong thành phần các chất đốt tự nhiên như than đá và dầu mỏ có chứa một lượng lớn lưu huỳnh, còn trong không khí lại chứa nhiều nitơ. Quá trình đốt sản sinh ra các khí độc hại như : lưu huỳnh đioxit (SO2) và nitơđioxit (NO2). Các khí này hòa tan với hơi nước trong không khí tạo thành các axit sunfuaric (H2SO4) và axit nitric(HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,... làm cho nước mưa trở

nên độc hơn nữa đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Mưa axit được nhận định như mối đe dọa nguy hiểm đến môi trường tự nhiên và nhân tạo, cụ

thể trong những khu vực mà về phương diện lịch sử dựa vào than đá, như Tây Âu.

b. Hiện tượng sương khói

Sương khói cũng là một vấn đề quan trọng, liên quan đến sức khỏe con người (theo Environmental Literacy Council, 2005).

Sau khi sản xuất, các túi nylon được chuyển đến khắp nơi trên thế giới, chẳng hạn riêng nước Úc xuất khẩu 4 tỷ túi hàng năm (số liệu của Cục thống kê Úc, 2004). Các con tàu chuyên chởđể

chuyển các túi này đến mỗi quốc gia tiêu thụ thường phải sử dụng nhiều nhiên liệu và nhiên liệu này sinh ra các chất ô nhiễm như lưu huỳnh (Long and Wagner, 2000). Các chuyến tàu hàng năm làm tăng tác hại môi trường này lên nhiều lần khi những nhà sản xuất cố gắng cung cấp nhu cầu ngày càng tăng ở những quốc gia lớn.

Nhiều loại túi nylon khi bị đốt cháy thì toả ra khí độc hại. Các nhà sinh thái học đã phân tích rằng, nhiều loại túi nylon có chất lưu huỳnh ở lẫn trong dầu hoả nguyên chất, nên khi bị đốt cháy, gặp hơi nước tạo thành axit sulfurique dưới dạng các cơn mưa axit sulfurique, rất có hại cho phổi của người và súc vật. Người ta thừa nhận rằng các túi làm bằng loại nhựa PE khi bịđốt

cháy không toả ra chất độc vì thành phần của nó chỉ có khí hydro và chất carbone, nhưng phải hàng trăm năm mới tự tiêu huỷđược. Hơn nữa, khi đốt các túi nylon PE với số lượng lớn thì sự

tỏa nhiệt sẽ làm cho không khí nóng lên và có thể làm thay đổi khí hậu của một vùng.

(2) Đối vi môi trường nước:

Trong quá trình sản xuất túi nylon tạo ra chất thải lây lan vào môi trường nước, gây ô nhiễm.

Điển hình sản xuất 2 túi nylon tạo ra 0,1 g chất thải lây lan theo môi trường nước, có khả năng phá vỡ những hệ sinh thái ở môi trường đó (theo Học viện đánh giá môi trường trong vòng đời sản phẩm (1990).

Sau khi sử dụng, một phần túi nylon bị con người xả bừa bãi trên đường phố và xuống các con kênh, rạch. Rác nylon dơ, khó phân hủy sẽ nổi lềnh bềnh trên mặt nước, vừa gây mất cảnh quan vừa gây ô nhiễm nước.

Túi nylon còn làm nghẹt cống rãnh, ngăn cản sự thoát nước ra khỏi thành phố theo hệ thống cống ngầm, vừa gây ngập lụt vừa tạo các tù đọng nước, là nơi phát sinh ruồi muỗi gây bệnh cho con người.

Hình 3.2. Túi nylon dưới các cống rãnh

(Nguồn: www.plasticbageconomics.com)

Trong môi trường biển, rác nylon phủ đáy biển như những màng ngăn, đồng thời với đặc tính khó phân hủy khiến nhiều vùng biển trở thành vùng đất chết, phải mất thời gian rất lâu mới khôi phục lại được. Trong thập kỷ này, ước lượng 46.000 mảnh nhựa nổi trên 1km2 đại dương trên thế giới (Baker,2002). Ngoài ra, túi nylon nhẹ, nổi lềnh bềnh trên mặt có thể di chuyển những khoảng cách đáng kể trong khu vực và có khi là toàn cầu. Ví dụ, thực tế quản lý chất thải gây

ảnh hưởng xấu của các quốc gia lân cận có thể làm gia tăng lượng các mảnh vụn biển ở miền Bắc nước Úc(5).

(3) Đối vi môi trường đất:

Vì túi nylon tồn tại trong môi trường một thời gian rất dài, vì vậy ngăn cản sự phân hủy vi sinh vật các chất quanh khu vực có sự hiện diện của chúng (Stevens, 2001). Túi nylon rơi vào những vùng đất nông nghiệp làm chậm sự sinh trưởng của cây trồng bằng cách bao quanh thực vật. Khi lẫn vào đất, rác nylon ngăn cản oxy đi qua, dẫn đến xói mòn đất.

Ngoài ra, trong điều kiện nóng ẩm thì những chiếc túi nylon trên mặt đất sẽ là nơi trú ngụ lý tưởng cho các loài sinh vật, côn trùng mang bệnh phát triển, gây ô nhiễm rất lớn cho môi trường sinh thái.

Ở những vùng đồi núi, túi nylon làm giảm số lượng thực vật, do đó giảm sự liên kết đất, có thể

gây trượt đất.

(4) Tiêu th tài nguyên:

Túi nylon là sản phẩm thứ cấp của công nghiệp dầu, không phải là tài nguyên có thể phục hồi

được(6). Theo đánh giá, dầu thô sử dụng để làm ra 1 túi nylon bằng với việc lái 1 chiếc xe hơi trên đoạn đường 115 m. Vì vậy, 6,4 tỷ túi nylon dùng mỗi năm đủđể lái xe trên đoạn đường 800 triệu km hay gần 20.000 lần vòng quanh thế giới.

(5) V cnh quan:

Những túi nylon nhẹ có thể bị gió cuốn bay đến nơi khác, vướng trên những cành cây, rơi xuống các kênh rạch, biển hay khắp nơi trên các con đường phố gây mất cảnh quan.

(6) Ví dđin hình v tác hi đến môi trường:

Để thấy tác hại của nó đối với môi trường, người ta thường kể trường hợp của Bangladesh, ở

dưới chân núi Hymalaya, nơi mà rừng đã bị tàn phá từ 150 năm nay. Bangladesh ở trong một vùng đồng bằng rộng ven bờ vịnh Bengale, sống theo nhịp độ của các cơn lũ lụt. Các túi nylon

đã được nhập vào nước này từ những năm 1980 và phát triển rất nhanh, đó là món hàng của phương tây rẻ nhất, mặc dù các nhà sản xuất đã thu lãi gấp 6 lần trị giá của nó. Các nhà máy sản xuất túi nylon mọc lên rất nhanh, từ 16 nhà máy năm 1984 lên 300 nhà máy năm 1990, nhưng trong 2 năm 1988 và 1998, nước lụt đã nhấn chìm 2/3 đất nước này, nguyên nhân là do những túi nylon PE siêu bền đã làm tắc nghẽn các kênh thoát nước. Từ đó, một nhà báo địa phương, ông Hollain Shahriar đã phát động một phong trào loại bỏ việc dùng túi nylon – Báo chí châu Á cũng đã củng hộ phong trào đó. Vậy là, một nước nghèo bị nước biển đe doạ (mặt đất của Bangladesh rất thấp) đã loại bỏđược một đồ vật mà ta thường xem là vô hại.

3.1.3. Tác hại của túi nylon đối với động vật (1) Con đường gây tác hi ca túi nylon:

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 33)