GIẢI PHÁP QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 156)

Nằm trong chiến lược quản lý chất thải rắn theo hướng 3T “Tiết giảm-Tái sử dụng-Tái chế” của Thành phố, mục tiêu chung của chương trình không chỉ nhằm giảm sử dụng túi nylon mà còn tăng cường tái sử dụng và tái chế túi nylon.

Để giảm thiểu sử dụng túi nylon – một việc vốn đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với người dân thành phố, cần phải áp dụng đồng bộ và lâu dài nhiều giải pháp quản lý, bao gồm các giải pháp mang tính pháp lý, các giải pháp kinh tế, các giải pháp khuyến khích và tuyên truyền… vừa ngắn hạn vừa dài hạn.

Có thể liệt kê các giải pháp giảm sử dụng túi nylon như:

Nhóm các giải pháp mang tính pháp lý

1. Cấm phát không túi nylon tại các siêu thị, trung tâm thương mại26 trên địa bàn thành phố. 2. Hạn chế sản xuất, mua bán và phân phối túi nylon trên địa bàn thành phố

Nhóm các giải pháp mang tính kinh tế

3. Tính phí tiêu dùng túi nylon: tính trên đơn vị túi nylon được sản xuất, cộng vào giá thành túi nylon và người tiêu thụ (sử dụng túi nylon) phải trả.

4. Tính phí thu gom và tái chế túi nylon: người sản xuất túi nylon phải trả và không được chuyển (một cách chính thức) sang người tiêu dùng thông qua giá sản phẩm

Nhóm các giải pháp tình nguyện

5. Khuyến khích các siêu thị, trung tâm thương mại cam kết tham gia chương trình giảm sử

dụng túi nylon đựng hàng

Các giải pháp khác

6. Tuyên truyền giảm sử dụng túi nylon và định hướng người tiêu dùng thói quen dùng túi sử dụng nhiều lần.

7. Lập hệ thống thu gom và tái chế túi nylon

8. Nghiên cứu phát triển các loại túi thân thiện với môi trường Dưới đây là nội dung chi tiết các giải pháp đề xuất:

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 156)