TỔNG QUAN TÌNH HÌNH QUẢN LÝ SỬ DỤNG TÚI NYLON TRÊN THẾ GIỚ I

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 41)

3.2.1. Tình hình chung

Hãy tưởng tượng ra một thế giới không có túi nylon. Điều đó có thể thành hiện thực trong tương lai. Thế giới đang có một sự tăng cường chuyển động về việc cấm hay việc loại bỏ sử dụng túi nylon bởi vì các tác hại môi trường do nó gây ra. Các quốc gia từ Ireland đến Úc đã cắt giảm túi và hành động này đang bắt đầu khuấy động đến Mỹ. Hiện nay, Các quốc gia đã ban hành lệnh cấm hay hành động để loại bỏ việc sử dụng túi nylon bao gồm Úc, Bangladesh, Ireland, Ý, Nam Phi, Singapore và Đài Loan. Mumbai (trước đây là Bombay), Ấn Độ cũng đã ban hành lệnh cấm. (http://environment.about.com/od/recycling/a/reusablebags.htm, 2007).

Theo Cơ quan Bảo vệ môi trường quốc gia Mỹ, hơn 380 tỷ túi nylon được sử dụng ở Mỹ mỗi năm. Như thế, khoảng 100 tỷ túi nylon mua hàng, mất phí cho người bán lẻ khoảng 4 tỷđô mỗi năm. Theo các ước tính khác, Đài Loan tiêu thụ 20 tỷ túi nylon mỗi năm (900 túi/người), Nhật tiêu thụ 300 tỷ túi mỗi năm (300 túi/người), và Úc tiêu thụ 6,9 tỷ túi mỗi năm (326 túi/người). (http://environment.about.com/od/recycling/a/reusablebags.htm,2007).

Theo David Barnes, nhà khoa học thủy lợi với công trình nghiên cứu vùng Nam Cực thuộc Anh, túi nylon đã đi từ hiếm hoi cuối những năm 1980 đầu 1990 và đang có mặt ở hầu hết các nơi ở

Nam Cực. Vài chính phủđã nhận ra tính gay go của các vấn đề và đang ra sức để cải thiện tình hình. (http://environment.about.com/od/recycling/a/reusablebags.htm).

Năm 2007, San Francisco trở thành thành phốđầu tiên của Mỹ cấm túi nylon có nguồn gốc dầu hỏa trong các cửa hiệu tạp hóa lớn. Ở Pháp, chuỗi các siêu thịđã bắt đầu tránh việc sử dụng túi nylon, và các cửa hiệu ởĐức phải trả phí tái chế nếu họ muốn dùng chúng. Ở Ireland, thuế cho túi nylon đã được đề nghị vào năm 2003 và đã được gắn chặt với yêu cầu giảm thiểu sử dụng túi, nhờđó việc sử dụng túi đã làm giảm 90% chỉ trong 6 tháng đầu tiên áp dụng. Với 0,15 euro thuế đối với 1 túi, ước tính 1,2 triệu túi nylon được cắt giảm ở Ireland trong 1 năm. Số tiền thu được từ thuế sẽ gây quỹ cho các hoạt động môi trường.

3.2.2. Châu Á Ấn Độ

Ở Delhi, túi nylon là một vấn đề lớn. Chúng làm tắc nghẽn các đường ống thoát nước mưa trên

đường. Ý tưởng của Conserve: có thể sử dụng những cái túi nylon cũ để tạo thành những chiếc túi xách mới. Đầu tiên, họ dùng nước rửa sạch miếng nhựa. Sau đó, họ để cho miếng nhựa khô

đi. Tiếp đó, họ ráp các miếng nhựa với nhau bằng những sợi dây nhỏ nhiều màu sắc. Cuối cùng là một cái túi rất chắc chắn và đầy màu sắc. Người ta có thể dùng đi dùng lại những chiếc túi này và chúng trông rất hiện đại. Conserve đã phát triển qua nhiều năm và giờ đây công ty đã nhựa dẻo thành rất nhiều thứ khác như: kẹp giấy, kệ để giày, hộp nhựa và khăn trải bàn. Conserve kiếm được khoảng 150.000 đô la một năm. Họ thu gom sạch nhựa trên các đường phố

và họ thuê rất nhiều người nghèo ở Dehli.

(http://www.treehugger.com/files/2006/03/indian_couple_t.php)

Từ các cuộc phản đối sử dụng túi nylon cuối năm 1997 của hầu hết các tổ chức phi chính phủ

nhỏđã xuất hiện trên toàn quốc. Điều này đã gây nên một số quan tâm. Việc chuyển sang giấy và túi vải trong nhiều cửa hàng, và nhóm siêu thịđã tạo nên mối quan tâm môi trường trong các trường học đến các học sinh là những người đã hình thành nên các tổ chức để kiểm soát các mối

đe dọa này. Tất cả những điều này cũng đã dẫn đến việc hình thành các luật của chính phủởẤn

Độ nhằm cắt bớt việc sử dụng túi nylon. Mặc dù có các mối quan tâm và bảo vệ rộng rãi nhưng hầu như không có sự thay đổi nào trên diện rộng.

Các lý do thất bại:

o Luật pháp đã được đề ra mà không có sự phản hồi. Ví dụ, không có một luật lệ nào đồng hành với các phương pháp tài chính để khuyến khích các sự lựa chọn khác.

o Theo bản báo cáo phác thảo của Chính quyền Trung ương, các luật sử dụng nhựa tái chế, năm 1998: Bản báo cáo này tuyên bố rằng độ dày của túi nylon phải tăng từ 6 micron thành 25 micron (đối với túi từ nhựa tái chế). Đó là nhằm mang lợi ích của tái chế đến cho người đi thu lượm túi, thực ra mà nói, độ dày bắt buộc cộng thêm vào này có nghĩa thêm nhựa cho người tiêu dùng. Đây là một thỏa thuận trực tiếp cho nguyên tắc quản lý chất thải, coi như là bước đầu tiên, sản sinh chất thải phải được giảm (không tăng!) o Không có các quyền lựa chọn ngoài việc không sử dụng nhựa.

Một vài đề nghị:

o Các luật lệđang có và đã được đề nghị nên được thực hiện.

o Ngành công nghiệp nhựa cần có trách nhiệm đối với vòng đời của các sản phẩm mà họ

làm ra.

o Cần đẩy mạnh hơn các quyền lựa chọn khác nhựa.

Từ năm 2001, tức là sau 07 năm, Bombay đã thực hiện chiến dịch chống túi nylon, cùng với cảnh sát khám xét các nhà máy và cửa hàng mà sản xuất và phân phối chúng. Ở các chợ rau, các nhà buôn phải phát túi giấy tái chế. Sau thời gian thực hiện chiến dịch, nơi nào có lệnh cấm

nghiêm ngặt thì lượng rác thải trên đường đã giảm đáng kểt (http://news.bbc.co.uk/1/hi/world/south_asia/1329600.stm).

Bangladesh

Thực tế túi nylon trong các hệ thống cống rãnh đã được xác định là nguyên nhân chính gây ngập lụt ở Bangladesh trong năm 1988 và 1998. Do đó một loại thuếđã được đặt ra trên túi nylon từ đầu năm 2002 (http://www.abc.net.au/science/features/bags/default.htm). Vấn đề sử dụng túi nylon không những ảnh hưởng về môi trường mà còn ảnh hưởng đến nền kinh tế. Chi phí thu gom túi nylon đã chiếm một phần lớn của chi phí quản lý chúng. Một phần trị giá của bản thân mỗi chiếc túi, từ 4-6 cent lại là số tiền để thu gom nó mỗi khi nó được thải ra. Và hiện nay, túi nylon đã bị cấm ởđất nước này.

(http://www.theregister.co.uk/2008/03/10/plastic_bag_campaign/)

Bhutan

Túi nylon cùng với thuốc lá và chương trình MTV đã bị cấm ở Bhutan (Plastic bag campaign, 2008). Tuy nhiên, người dân cho biết cũng không thấy thoải mái với luật cấm này.

Đài Loan

Để phòng chống bệnh viêm gan, người dân Đài Loan từng được khuyến khích dùng bát đĩa sử

dụng một lần. Hơn mười năm sau, hòn đảo này phải đối mặt với tình trạng quá tải rác thải nhựa với số lượng ước tính lên tới 60.000 tấn mỗi năm. Tại Đài Loan, đồ nhựa sử dụng một lần đã chính thức bị cấm bán hay sử dụng tại nhà hàng, tiệm bán đồ ăn nhanh. Bên cạnh những biện pháp hành chính, giải pháp tìm vật liệu thay thế cũng được áp dụng ở nhiều nơi. Thực ra trước khi bao bì chất dẻo trở nên thông dụng, con người đã sử dụng nhiều loại chất liệu khác như giấy, gỗ, v.v. Nay người dân Đài Loan được khuyến khích sử dụng lại những vật liệu thân thiện hơn với môi trường. Một số nhà hàng đã bắt đầu phục vụ bằng loại chén ăn làm từ vỏ trấu. Người ta cũng đặt mua lá cây bương từ Việt Nam và Trung Quốc để gói hàng thực phẩm. “Chất dẻo sinh học” dễ phân hủy không gây hại cho môi trường cũng đang được nghiên cứu. Nhưng quan trọng nhất vẫn là tuyên truyền để mỗi người hiểu được tác hại của rác thải chất dẻo. Tại Đài Loan, chính quyền khuyến khích người dân mang túi khi mua hàng, hay dùng bát đĩa của chính mình khi đi ăn tiệm.

Luật đã đi vào hiệu lực năm 2006 ởĐài Loan yêu cầu các nhà hàng, siêu thị và các cửa hàng tạp hóa phải thu phí khách hàng đối với túi và dụng cụ gia đình bằng nhựa. Kết quả là 69% giảm sử

dụng đồ nhựa, theo báo cáo của báo chí.

Hồng Công

Thành phố không cấm sử dụng túi nylon được phát không, ngay cả vấn đề này đang ngày càng gia tăng nhanh chóng. Các siêu thịđóng một vai trò lớn trong việc phân phát miễn phí túi nylon cho khách hàng. Vấn đề làm gia tăng mối quan tâm cho cộng đồng khi “Ngày không túi nylon”

được tổ chức vào năm 2006, một chiến dịch được phối hợp tổ chức bởi Green Student Council, Friends of the Earth, The Conservancy Association và Green Power (Plastic shopping bag, 2007).

Tuy nhiên, chiến dịch được tự nguyện và chỉ áp dụng cho thứ 3 đầu tiên của mỗi tháng, như vậy quá nhỏđể có thể làm thay đổi tình hình. Thống kê của chính phủ cho thấy người dân đã thải ra 23 triệu túi nylon mỗi ngày. Cho một thành phố gần 7 triệu người, thì mỗi người thải ra trung bình 3 túi/ngày. Vào tháng 2 năm 2007, một dự luật về Sản xuất sinh thái đã được giới thiệu. Nó

được hi vọng vào một loại thuế, có hiệu lực trong giai đọan đầu tiên từ đầu năm 2009, phí 50 cents HKD cho mỗi túi sẽ không chỉ kiểm soát vấn đề mà còn mang lại lợi ích khoảng 100 triệu

đôla HK trong năm đầu tiên.

Nhật

Người dân Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường, đặc biệt là vấn đề xử lý rác thải nên đã ban bố

luật: "Xúc tiến sử dụng những tài nguyên tái chế" từ năm 1992, góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó, luật "Xúc tiến thu gom, phân loại ,tái chế các loại bao bì" đã được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Theo luật này người dân phải phân chia rác theo từng loại, hiện tại là 4 loại: rác cháy được, rác không cháy được, rác tái sinh gồm hai loại là giấy catton hộp và plastic, vỏ lon, chai bia rượu... Ngoài ra còn có loại rác cồng kềnh. Sau đó chính quyền địa phương sẽ đến thu gom rác theo từng loại, theo từng ngày nhất định rồi chuyển tới nhà máy xử lý rác. Việc tái chế bao bì và nhựa gặp rất nhiều trở ngại. Lý do là công suất tái chế trên toàn quốc mới đạt 50 triệu tấn năm. Nhật Bản phải sử dụng 10% lượng dầu thô nhập khẩu để chế tạo ra 12 triệu tấn nhựa công nghiệp, chiếm 10% hàng nhựa trên thế giới. Rác thải nhựa được tái chế thành nguyên liệu chỉ chiếm 17%, trong đó 10% tái chế thành hạt nhựa, còn lại 7% dùng để phát điện hay mục

đích khác. Chính quyền địa phương đôi khi còn tổ chức các chiến dịch xanh, sạch, đẹp phố

phường nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân, và tặng thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đã tỏ ra hiệu quả. Học sinh ngày từ

cấp tiểu học đã được dạy về việc ý thức bảo vệ môi trường (http://vysa.jp/modules.php).

Chính phủ Nhật đã và đang chú trọng đầu tư những chương trình nghiên cứu để nâng cao khả

năng tái sinh của rác thải nhiều hơn, đa dạng hơn để phục vụ nền kinh tế quốc dân và đặc biệt quan trọng là bảo vệ môi trường sống (http://www.sfgate.com).

Trung Quốc

Ước tính người Trung Quốc sử dụng trên ba tỉ túi nylon mỗi ngày. Túi nylon bay khắp nơi trên

đường và được gọi là “ô nhiễm trắng”. Bắt đầu từ 01/6/2008, vừa đúng 2 tháng trước khi chủ

nhà Bắc Kinh tổ chức Đại hội Olympic, đi trước các láng giềng, trên khắp đất nước Trung Quốc, tất cả các siêu thị, trung tâm thương mại và các cửa hàng bị cấm phát túi nylon miễn phí cho khách hàng và mọi người mua hàng đều phải trả tiền mua túi đựng. Các cửa hàng phải thông báo giá rõ ràng và cấm không được quy chung giá của túi nylon vào cùng hóa đơn của khách. Việc sản xuất, mua bán, sử dụng túi xốp mỏng hơn 0,025mm, hay 0,00098 inches, sẽ bị cấm. Quy định phạt và tịch thu hàng hóa nếu vi phạm cũng được ban hành kèm theo. Hội đồng nhà nước gọi đó là “sự quay về với túi đay và rổ” (Associated Press, 2008).

Do đó, lệnh cấm rất có ý nghĩa để giáo dục cho cộng đồng về các vấn nạn môi trường. Các nhà buôn Trung Quốc cho rằng phương án của chính phủ Trung Quốc có thể ban đầu sẽ làm giảm doanh thu nhưng sẽ có lợi thời gian về sau.

Mặc dù ngày càng có nhiều mối quan ngại về tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng trong các thành phố, nhưng lệnh cấm mới có thể không hoàn toàn được hưởng ứng. Cuối năm trước, tại Thâm Quyến, một cuộc tranh luận đã nổ ra khi dự thảo cấm phát túi nylon miễn phí ở các cửa

hàng được ban hành. Các chủ cửa hiệu lo lắng rằng, khách hàng của họ vì thế sẽ không tới mua hàng nữa (Hà Nội Mới điện tử, 2007).

Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng tuyên bố, các cơ quan tài chính nước này cần xem xét thay đổi mức thuế phù hợp để ngăn chặn việc sản xuất và bán túi nylon, thúc đẩy ngành công nghiệp tái chế. Chính phủ Trung Quốc cũng yêu cầu đơn vị thu gom rác tăng cường phân loại các túi nylon cho tái chế, giảm số lượng đốt túi nylon đã sử dụng (Hà Nội Mới điện tử, 2007).

Đồng thời, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách đồng bộ để khuyến khích các doanh nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất, kinh doanh mặt hàng túi nylon... áp dụng các biện pháp đổi mới kỹ thuật, sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm hoặc khuyến khích các đơn vị sản xuất có thu hồi chất thải để tái sử dụng... (ví dụ thu hồi phế liệu để sản xuất giấy, bao bì, túi nylon v.v...) (Lê Minh Đức, 2008).

Các hoạt động giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế túi nylon có thểđược vay vốn từ Quỹ môi trường. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng Quỹ môi trường. Trước hết Chính phủ đã xác định sự cần thiết, nguồn gây quỹ, cơ chế quản lý chiến lược sử dụng, duy trì quỹ môi trường. Quỹ môi trường ởđịa phương Trung Quốc: Đã được thử nghiệm từ năm 1979, tổng số tiền các Quỹ môi trường ởđịa phương khoảng 5 tỷ nhân dân tệ (0,6 tỷ USD), các khoản thu ban đầu cho quỹ do người gây ô nhiễm phải đóng góp (thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền), người xả thải vượt quá mức bị phạt, có 3 dạng phạt: Không tuân thủ qui định, phạt tái vi phạm quá thời hạn và phạt do thải quá nhiều. Tiền phạt chuyển cho ngân sách địa phương quản lý và gây quỹ. Trong đó dành 80% để phục vụ lại các hoạt động có ý nghĩa bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp như là cho vay, tài trợ,… hoặc để kiểm soát, tái chế phế thải, còn lại 20% để xây dựng năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường. Chính quyền địa phương chịu trách nhiệm thu phí và tiền phạt do gây ô nhiễm môi trường.

3.2.3. Châu Âu Anh

Mối quan tâm đang tăng lên ở Anh về vấn đề sử dụng túi nylon bừa bãi đang khuyến khích một vài nhà bán lẻ lớn hoàn trả lại cho khách hàng nếu họ mang theo túi riêng hay sử dụng lại túi hay tái chế lại các túi đang tồn tại. Điều này đã được Tesco thông qua, tổ chức đã gọi đó là “Dự

án túi xanh”. Dự án này mang lại cho khách hàng một thẻ ghi điểm của “Câu lạc bộ xanh” mà có giá trị tiền từ 1- 4 pound, cho mỗi túi họ tái sử dụng (hoặc là họ sử dụng bất kỳ túi nào không phải của Tesco, như là mang túi riêng của họ chẳng hạn. (Plastic shopping bag, 2007).

Các nhà bán lẻở Modbury đã xung phong giảm thiểu việc sử dụng túi nylon, là thị trấn đầu tiên trên cả nước thực hiện việc đó. Nhiều thị trấn khác cũng thực hiện theo, với chiến dịch ở Lyme Regis ở Dorset, Hebden Bridge, Exeter và Brighton.

Đầu tiên là trả phí 5 pound cho túi sử dụng 1 lần, năm 2007 IKEA đã trở thành nhà bán lẻ đầu tiên của quốc gia từ bỏ sử dụng túi nylon, thay vào đó tặng “túi cho cuộc sống” cho khách hàng với 2 loại: túi xanh (30 pound) và túi hòan tòan mới "baby blue" (15pound).

Vào ngày 24/7/ 2007 Green-England.co.uk kiến nghị thuế 10 pound cho túi có thể thải bỏ, với số tiền tăng thêm đó sẽ chi trả cho các dự án môi trường. Kiến nghị đó được Tổ chức Xanh tán thành nhiệt liệt và hơn 10 ngàn chữ ký đã thu được trong 2 tháng đầu tiên. Kiến nghị đó được

Một phần của tài liệu Đề xuất các giải pháp giảm thiểu việc sử dụng bao bì nilong tại TP.HCM hướng đến xã hội tiêu thụ bền vững (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(170 trang)