triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên
BIDV Hưng Yên được thành lập trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam tiếp tục chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới xuất phát từ Hoa Kỳ năm 2008. Nền kinh tế nước ta dần đi vào suy thoái bắt đầu xuất hiện tình trạng giảm phát. Các doanh nghiệp cả nước nói chung và địa bàn tỉnh Hưng Yên nói riêng gặp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa, hàng tồn kho nhiều. Trong khi đó lãi suất ở thời điểm giữa năm 2008 tiếp tục ở mức cao. Thị trường tiền tệ và cuộc cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay
61
gắt. Trước tình hình đó Chính phủ liên tục có những biện pháp điều hành lãi suất huy động theo chiều hướng giảm dần bằng cách quy định lãi suất huy động tối đa đối với các NHTM nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp. Ngoài việc chấp hành nghiêm túc sự điều hành của NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, bên cạnh đó còn phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ chi nhánh. Đến thời điểm 31/12/2011 các chỉ tiêu kinh doanh chính của chi nhánh tăng trưởng tốt, hoạt động hiệu quả cao, hoàn thành xuất sắc kế hoạch được giao.
62
(ĐVT: triệu đồng)
Chỉ tiêu 01/06/2011 31/12/2011 30/06/2012 TỔNG TÀI SẢN 711.137 1.425.956 1.506.947 I. Tiền mặt, tiền gửi và các khoản
tương đương tiền 13.566 19.980 18.361
II. Tổng dư nợ cho vay ròng 679.529 1.386.901 1.449.371 1. Dư nợ cho vay TCTD
2. Dư nợ cho vay khách hàng 679.529 1.399.295 1.469.947
3. Dự phòng rủi ro -12.394 -20.576
III. Tài sản cố định
IV. Tài sản có khác 18.042 19.074 39.215
TỔNG NGUỒN VỐN 711.137 1.425.956 1.506.947 I. Tiền gửi, vay NHNN, TCTD
khác 50 7.484 382.141
- Nhận tiền gửi Kho bạc nhà nước,
TCTD khác 5.814 30.778
- Tiền vay NHNN, TCTD khác 50 1.670 351.363 II. Tiền gửi khách hàng và phát
hành GTCG 639.353 814.012 922.890
III. Tài sản nợ khác 50.664 578.643 177.591
IV. Vốn chủ sở hữu 21.070 25.817 24.325
Bảng 2.1 Bảng tổng kết tài sản của BIDV Hưng Yên
(Nguồn: BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2011.
BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2012)
63
Tài sản của chi nhánh từ 711.137 triệu đồng ngày 01/06/2011 khi mới thành lập, sau bảy tháng hoạt động đã tăng lên 1.425.956 triệu đồng và sáu tháng đầu năm 2012 là 1.506.947 triệu đồng. Đặc điểm hoạt động của ngân hàng là đi vay để cho vay. Vì vậy phần tài sản tăng chủ yếu ở chỉ tiêu dư nợ cho vay khách hàng trong khi đó nguồn vốn tăng mạnh do tiền gửi khách hàng và phát hành giấy tờ có giá. 2.2.1 Hoạt động huy động vốn ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 01/06/2011 31/12/2011 30/06/2012 TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 722.630 1.635.280 1.936.816 1. Theo kỳ hạn 722.630 1.635.280 1.936.816
1.1 Tiền gửi không kỳ hạn 120.782 132.837 137.293 1.2 Tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng 472.706 1.138.147 914.745 1.3 Tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng 129.142 364.296 884.778 2. Theo loại tiền tệ 722.630 1.635.280 1.936.816
2.1 Tiền gửi nội tệ 557.499 926.471 1.153.708
2.2 Tiền gửi ngoại tệ 165.131 708.809 783.108
3. Theo đối tượng 722.630 1.635.280 1.936.816
3.1 Định chế tài chính 55.184 839.233 1.027.670
3.1 Tổ chức kinh tế 77.062 122.709 104.676
3.2 Cá nhân 590.384 673.338 804.470
Bảng 2.2 Kết quả huy động vốn tại BIDV Hưng Yên
(Nguồn: BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2011
64
BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2012)
Ngay từ khi thành lập, chi nhánh đã xác định huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và tập hợp sức mạnh của cán bộ nhân viên. Vì vậy nguồn vốn tự huy động đã tăng trưởng mạnh từ 722.630 triệu đồng tại thời điểm 01/06/2011 lên 1.635.280 triệu đồng tính hết ngày 31/12/2011 và đến 30/06/2012 đạt 1.926.816 triệu đồng. Kết quả trên vượt chỉ tiêu BIDV giao lần lượt tại hai thời điểm 31/12/2011 là 585.280 triệu đồng và 30/06/2012 là 68.816 triệu đồng.
Nguồn vốn tự huy động chủ yếu là tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng. Chi nhánh đã xây dựng được chính sách huy động vốn phù hợp, bên cạnh thương hiệu, uy tín của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chung và của chi nhánh Hưng Yên trên địa bàn nói riêng. Do đó BIDV Hưng Yên đã thu hút được nguồn tiền gửi đáng kể của các định chế tài chính, tổ chức kinh tế và khách hàng dân cư.
65
2.2.2 Hoạt động tín dụng
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 01/06/2011 31/12/2011 30/06/2012 TỔNG DƯ NỢ
1 Phân theo thời gian: 1.152.570 1.399.295 1.449.371 Dư nợ cho vay ngắn hạn 892.958 1.140.874 1.203.538 Cho vay ngắn hạn/Tổng dư nợ 77.5% 81.5% 83% Dư nợ cho vay trung và dài hạn 259.612 258.421 245.833 Cho vay trung dài hạn/Tổng dư nợ 22.5% 18.5% 17% 2 Phân theo đối tượng 1.152.570 1.399.295 1.449.371 Cho vay Tổ chức Kinh Tế 680.712 871.921 947.201 Cho vay cá nhân, hộ gia đình 471.858 527.374 502.170 Tỷ trong cho vay cá nhân/Tổng
dư nợ (%) 40.9% 37.7% 34.6%
Bảng 2.3 Dư nợ tín dụng tại BIDV Hưng Yên
(Nguồn: BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2011
BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2012)
Để phát triển tín dụng, BIDV Hưng Yên đã tập trung vào hai đối tượng khách hàng là tổ chức kinh tế và cá nhân. Không ngừng tìm kiếm những khách hàng mới có tình hình tài chính tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả để cho vay. Việc phát triển tín dụng gắn với an toàn, tuân thủ các quy định của Chính phủ, NHNN, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tăng dư nợ có tài sản bảo đảm. Khách hàng của chi nhánh chủ yếu hoạt động sản xuất kinh doanh và thương mại. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao đã làm tăng vòng quay luân chuyển vốn.
66
Dư nợ tín dụng tăng 246.725 triệu đồng từ 1.152.570 triệu đồng ngày 01/06/2011 lên 1.399.295 triệu đồng thời điểm 31/12/2011. Trong khi đó dư nợ tín dụng sáu tháng đầu năm 2012 chỉ tăng 50.076 triệu đồng so với cuối năm 2011. Cơ cấu tín dụng của chi nhánh: Cho vay tổ chức kinh tế chiếm tỷ lệ lớn, tập trung vào đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngoài quốc doanh. Bên cạnh đó cũng luôn quan tâm đến khách hàng cá nhân, hộ gia đình. Tỷ trọng dư nợ tín dụng ngắn hạn, dư nợ trung dài hạn trên tổng dư nợ luôn đảm bảo giới hạn Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam giao.
67 2.2.3 Hoạt động dịch vụ ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 01/06/2011 31/12/2011 30/06/2012 Thu dịch vụ ròng 1.957 5.108 3.638 Dịch vụ thanh toán 800 1.947 1.226 Dịch vụ ngân quỹ 2 8 3 Dịch vụ thẻ 92 216 203 Dịch vụ bảo lãnh 877 1.514 969 Dịch vụ ủy thác 0 0 0
Dịch vụ tài trợ thương mại 21 560 344
Dịch vụ hoạt động tín dụng 4 102 25
Dịch vụ kinh doanh ngoại tệ 0 172 550
Dich vụ khác 161 589 318
Bảng 2.4 Kết quả thu dịch vụ tại BIDV Hưng Yên
(Nguồn: BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2011
BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2012)
Dịch vụ là một trong những mảng hoạt động mang lại thu nhập lớn cho chi nhánh bên cạnh tín dụng. Tính đến 31/12/2011 thu dịch vụ ròng là 5.108 triệu đồng và sáu tháng đầu năm 2012 đạt 3.638 triệu đồng. Hoạt động này ngày càng được chú trọng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ hiện có, phát triển và mở rộng các dịch vụ mới. Ngoài các sản phẩm truyền thống mang lại lợi nhuận lớn như: thanh toán trong nước, cấp bảo lãnh cho doanh nghiệp, tài trợ thương mại. Chi nhánh đang tập trung phát triển các dịch vụ ngân hàng hiện đại như BSMS, telephone banking, internet banking,
68
thẻ… Tỷ trọng thu dịch vụ ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của chi nhánh.
2.2.4 Kết quả kinh doanh
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 31/12/2011 30/06/2012
I - Thu nhập thuần từ lãi 43.922 36.410
II- Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ 4.936 3.088 III- Thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh
ngoại hối 172 550
IV- Thu nhập khác 5.825 1.568
V- Chi phí hoạt động 16.630 10.932
VI- Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng 11.945 6.359
VII- Lợi nhuận trước thuế 26.280 24.325
VIII- Thuế TNDN phải nộp 6.570 6.081
IX- Lợi nhuận sau thuế 19.710 18.244
Bảng 2.5 Kết quả kinh doanh của BIDV Hưng Yên
(Nguồn: BIDV Hưng Yên (2011), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2011
BIDV Hưng Yên (2012), Báo cáo sơ kết hoạt động kinh doanh của BIDV Hưng Yên thời điểm 30/06/2012)
Nhờ vào sự lỗ lực của tập thể cán bộ nhân viên BIDV Hưng Yên thể hiện trên các phần hành nghiệp vụ. Đến thời điểm 31/12/2011 lợi nhuận trước thuế đạt 26.280 triệu đồng, sau khi thực hiện nghĩa vụ với nhà nước lợi nhuận sau thuế là 19.710 triệu đồng. Tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2011, chi nhánh xếp loại đơn vị kinh doanh xuất sắc của hệ thống BIDV.
69
Bước sang năm 2012, mặc dù tình hình kinh tế Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng gặp nhiều khó khăn và diễn biến phức tạp. Hệ thống các chi nhánh thuộc Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong đó có Hưng Yên luôn thực hiện nghiêm túc các chính sách của Chính phủ và NHNN trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm lãi suất tín dụng. Tuy nhiên kết quả hoạt động kinh doanh sáu tháng đầu năm 2012 đạt kết quả đáng khích lệ, lợi nhuận trước thuế là 24.325 triệu đồng và sau thuế là 18.244 triệu đồng. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh chi nhánh hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2.3 Tình hình hoạt động Marketing tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên triển Việt Nam Chi nhánh Hưng Yên
2.3.1 Nghiên cứu và xác định thị trường mục tiêu
Một trong những khâu quan trọng nhất của Marketing là xác định được nhu cầu của thị trường. Ngân hàng cũng là doanh nghiệp phải bán cái thị trường cần và nghiên cứu những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sản phẩm sẽ cung cấp ra thị trường.
2.3.1.1 Nghiên cứu nhu cầu khách hàng
Khách hàng của BIDV Hưng Yên chủ yếu gồm hai đối tượng dân cư và tổ chức kinh tế. Tổ chức chính trị xã hội chiếm không đáng kể. Đối với dân cư chi nhánh chia làm ba loại: khách hàng quan trọng, khách hàng thân thiết và khách hàng phổ thông. Trong khi doanh nghiệp được phân thành: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và doanh nghiệp nhỏ.
Với chức năng, nhiệm vụ của phòng Quan hệ khách hàng cá nhân, phòng Quan hệ khách hàng doanh nghiệp và phòng Giao dịch khách hàng thì mỗi cán bộ là một nhân viên thường xuyên nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nhằm khám phá những nhu cầu tiềm năng của họ.
70
Hiện nay BIDV Hưng Yên đang cung cấp rất nhiều sản phẩm tín dụng phục vụ khách hàng cá nhân. Phân theo thời gian gồm cho vay ngắn, trung dài hạn. Theo mục đích vay gồm: cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay đầu tư, tiêu dùng, cho vay du học, sửa chữa nhà ở, kinh doanh bất động sản…các sản phẩm phi tín dụng như: dịch vụ internet banking, mobile banking, BSMS, Vntopup, thẻ, các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế. Các sản phẩm tiền gửi như không kỳ hạn, có kỳ hạn từ 1 đến 12 tháng, kỳ hạn 24 tháng. Sản phẩm tiết kiệm nổi bật nhất mà chi nhánh đang triển khai là tiết kiệm dự thưởng “May mắn ngập tràn – muôn vàn hạnh phúc”, tiết kiệm “ Đại An Bình”, “Đại An Phát”, ngoài ra còn có sản phẩm tiết kiệm linh hoạt…
Trong khi đó các doanh nghiệp khi phát sinh nhu cầu tín dụng đều có thể vay vốn với các kỳ hạn ngắn, trung, dài hạn và mục đích khác nhau như: phục vụ sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị, tiêu dùng, thanh toán trong nước và quốc tế. Các sản phẩm bảo lãnh: dự thầu, thanh toán, ứng trước, thực hiện hợp đồng…Bên cạnh đó BIDV Hưng Yên còn phát triển các sản phẩm ngân hàng hiện đại như: internet banking, chuyển tiền điện tử, đầu tư tự động...
Hiện nay chi nhánh đã thành lập tổ nghiên cứu thị trường – một bộ phận tham mưu giúp lãnh đạo đưa ra các quyết sách phù hợp với yêu cầu của thị trường. Chính nhờ việc nghiên cứu này đã phát hiện ra được nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại kể cả của cá nhân và tổ chức kinh tế.
Với uy tín và bề dày truyền thống của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Là một chi nhánh trên địa bàn, BIDV Hưng Yên đã thu hút được nhiều khách hàng cá nhân thuộc tầng lớp trung lưu trong tỉnh có mức thu nhập khá. Ban đầu những khách hàng này chỉ mở tài khoản tiền gửi và sử dụng thẻ ATM. Tuy nhiên sau đó nhờ vào nền tảng công nghệ ngân
71
hàng hiện đại, chi nhánh đã phát triển được ở khách hàng trên các dịch vụ gia tăng như BSMS (Dịch vụ nhắn tin tự động), Vntopup (Dịch vụ nạp tiền tự động) và đang mở rộng dịch vụ internet banking. Qua nghiên cứu thu nhập và hành vi tiêu dùng của các khách hàng giữ chức vụ từ lãnh đạo từ cấp phòng trở lên của các sở ban ngành và giám đốc, phó giám đốc các doanh nghiệp có giao dịch. Chi nhánh đã cung cấp được một số lượng lớn sản phẩm thẻ tín dụng visa cho khách hàng trên. Tổng số khách hàng cá nhân có quan hệ giao dịch với chi nhánh là 12.866 người. Trong đó các dịch vụ được nhiều khách hàng sử dụng phải kể đến BSMS: 4.416 người, Vntopup: 1.305 người.
Do chi nhánh nằm tại trung tâm thành phố Hưng Yên – tỉnh lỵ của Hưng Yên nên ở đây tập trung chủ yếu các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong khi đó đa số các doanh nghiệp lớn có trụ sở tại khu công nghiệp Phố Nối cách trụ sở chi nhánh từ 30 km đến 40 km đường bộ, trước đây mỗi khi giao dịch phải đến ngân hàng thì nay đã được BIDV Hưng Yên cung cấp dịch vụ internet banking như Công ty CP thép Việt Ý, Công ty CP Thức ăn Chăn nuôi Thái Dương.
Với vị trí địa lý thuận lợi, trụ sở chi nhánh cách khu công nghiệp Đồng Văn tỉnh Hà Nam khoảng 15 km. Trong khi đó khu vực này chưa NHTM nào đặt chi nhánh cấp một. Vì vậy BIDV Hưng Yên đã tiếp cận đối tượng khách hàng thuộc khu công nghiệp trên, bước đầu thu hút họ mở tài khoản thanh toán.
2.3.1.2 Nghiên cứu môi trường kinh doanh ngân hàng
BIDV Hưng Yên được thành lập vào đúng giai đoạn nền kinh tế trong nước và tỉnh chịu ảnh hưởng của cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu. Hoạt động tiền tệ và ngân hàng gặp nhiều khó khăn, lãi suất huy động liên tục tăng do cuộc đua lãi suất của các ngân hàng TMCP nhỏ trong tỉnh buộc chi nhánh phải đưa ra các chính sách lãi suất phù hợp nhằm giữ những khách hàng cũ,
72
đồng thời thu hút thêm những khách hàng mới. Hiện nay trên địa bàn tỉnh Hưng Yên có 15 chi nhánh NHTM và 1 Quỹ tín dụng nhân dân trung ương, chưa kể hàng chục quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Với dân số 1,3 triệu người, lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ 50%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ lần lượt là 37% và 13%. Vì vậy cạnh tranh giữa các TCTD trong hoạt động