Kinh tế trang trại là hệ quả của sự phát triển kinh tế hộ gia đình, trong đó quy luật phát triển của nền nông nghiệp từ sản xuất nhỏ lên sản xuất hàng hoá lớn trong điều kiện kinh tế thị trường, phù hợp với quy luật vận động và phát triển của nền sản xuất xã hội. Kinh tế trang trại đa góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra các vùng chuyên canh tập trung lấy sản xuất hàng hoá làm tiền đề, cơ sở cho việc phát triển công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, tăng độ che phủ đất trống đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái, kinh tế trang trại tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cải thiện đời sống ở nông thôn.
Để kinh tế trang trại phát triển đúng hướng, thực sự đóng vai trò quan trọng trong giải quyết việc làm cho lao động ở nông thôn, cần thực hiện tốt các vấn đề sau:
- Phân vùng quy hoạch gắn với chính sách sử dụng và quản lý đất đai, tạo mọi điều kiện cho kinh tế trang trại phát triển.
93
- Tăng cường đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật, mở rộng và phát triển sản xuất thâm canh tăng vụ, có chính sách cho vay ưu đãi để đầu tư phát triển mô hình kinh tế này.
- Hỗ trợ các chủ trang trại tìm kiếm thị trường, mở rộng và ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hình thành quỹ trợ giá hỗ trợ người sản xuất lúc khó khăn, tổ chức cung cấp thông tin thị trường (giá cả, dự đoán biến động giá, nhu cầu...) nông sản thường xuyên cho các chủ trang trại để họ điều hành sản xuất có hiệu quả.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá, đặc biệt là hệ thống đường giao thông, thông tin liên lạc, thuỷ lợi, điện.
- Có chính sách trợ giá đối với giống, phân bón, vật tư cho các trang trại tạo điều kiện thuận lợi để người dân phát triển sản xuất thu hút lao động.