Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 89 - 91)

Ở Nghệ An hiện nay, nông nghiệp vẫn là một ngành sản xuất chính của tỉnh. Tỉnh Nghệ An tiếp tục coi phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn là trọng điểm. Mặc dù ngành nông nghiệp ở Nghệ An chưa phát huy hết tiềm năng hiện có về diện tích, năng suất cây trồng, vật nuôi, nhưng đã góp phần giải quyết cơ bản vấn đề lương thực - thực phẩm cho tỉnh. Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho người lao động của tỉnh trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hóa, ngành nông nghiệp phải chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất, đa dạng hoá cây trồng, phá vỡ độc

86

canh cây lúa, hình thành các vùng chuyên canh, phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày như: cây lạc, mía, dứa, vừng, cây chè, cà phê, cao su, quế, thông... đẩy mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm, phát triển chăn nuôi toàn diện. Phấn đấu tăng tỷ trọng chăn nuôi lên 40% trong tổng giá trị sản xuất ngành công nghiệp vào năm 2010. Mở mang các ngành nghề thu hút lao động, sử dụng lao động dư thừa trong nông nghiệp. Phấn đấu đến năm 2010 tỷ trọng nông nghiệp trong GDP đạt 26%, nhịp độ phát triển nông nghiệp thời kỳ 2006-2010 là 4,5% lao động trong nông nghiệp còn 51,6%

Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp đạt hiệu quả, góp phần tạo việc làm cho người lao động, tỉnh Nghệ An cần tập trung giải quyết tốt các vấn đề sau:

* Đối với vùng đồng bằng

- Tập trung chỉ đạo thâm canh và chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Mỗi huyện, thị đều xây dựng các dự án phát triển vùng chuyên canh lúa cao sản, vùng thâm canh cây công nghiệp. Tập trung thâm canh các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như: lạc, ớt, vừng... và rau màu cao cấp, phát triển trồng xen, gối vụ, sản xuất vụ đông.

- Chỉ đạo mạnh mẽ việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất, gieo trồng của tỉnh phù hợp với địa thế đặc điểm của ruộng và cải tạo vườn.

- Phát triển chăn nuôi đa dạng, nâng chất lượng và tăng nhanh số lượng đàn gia súc gia cầm, nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt trên cơ sở tận dụng diện tích mặt nước, kết hợp với chương trình cá lúa (nuôi cá ở ruộng lúa).

- Quan tâm đúng mức công tác giống cây, giống con.

- Du nhập và phát triển công nghệ trồng trọt và chăn nuôi phù hợp, phát triển công nghệ chế biến sản phẩm nông, lâm nghiệp. Nhân rộng các mô hình sản xuất liên kết nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ gắn với thị trường và giải quyết việc làm, phân công lao động ở nông thôn.

87

* Vùng trung du vùng gò đồi và vùng núi

- Tiếp tục xây dựng chính sách động viên nhân dân vay vốn, khai thác đất trồng, đồi núi trọc, hoàn thành giao đất khoán rừng ổn định lâu dài cho hộ nông dân trồng rừng, cây ăn quả, phát triển kinh tế vườn đồi, vườn rừng, kinh tế trang trại, phát triển chăn nuôi trâu, bò, dê, lợn, gia cầm...

- Thu hút đầu tư vào xây dựng mới một số nhà máy chế biến nông sản, lâm sản, thực phẩm.

* Vùng biển và ven biển

Vùng biển, vùng ven biển của Nghệ An còn nhiều lợi thế chưa được khai thác, tỉnh cần tập trung khai thác tạo việc làm cho nhân dân địa phương theo hướng mở mang ngành nghề tại chỗ như:

- Nâng cao hiệu quả và đánh bắt hải sản, mở rộng khai thác vùng khơi, trên cơ sở nắm vững nguồn lợi hải sản.

- Xây dựng các dự án phát triển vùng bãi ngang, vùng cửa biển, điều chỉnh nghề cá gần bờ (vùng lộng) hợp lý và bền vững.

- Tập trung đầu tư phát triển mạnh nuôi trồng thuỷ, hải sản xuất khẩu, chú trọng thâm canh, đưa ngành thuỷ sản xuất khẩu trở thành mũi nhọn của tỉnh, phát triển đồng bộ ngành thuỷ sản: nuôi trồng, đánh bắt, chế biến.

- Tiến hành nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới các cơ sở chế biến thuỷ sản xuất khẩu.

Những giải pháp trên sẽ có tác động đẩy nhanh quá trình chuyển đổi cơ cấu trong ngành công nghiệp, đồng thời tạo điều kiện cho người lao động ở nông thôn khắc phục được tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 89 - 91)