Thực trạng việc làm, thất nghiệp, thiếu việc làm của lực lƣợng lao động ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 54)

ở Nghệ An

Tình hình việc làm

Trong những năm qua, tỉnh Nghệ An đã triển khai thực hiện chương trình quốc gia về việc làm cùng với nhiều chương trình, dự án được đầu tư vào địa bàn tỉnh như: chương trình phát triển nuôi trồng thuỷ sản, chương trình phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, chương trình 135, 327, 773... đã góp phần tích cực giải quyết việc làm cho lực lượng lao động ở Nghệ An.

Chương trình vay vốn quỹ quốc gia giải quyết việc làm được sử dụng đúng mục đích, phát huy được hiệu quả, tỷ lệ hoàn trả gốc và lãi đúng kỳ hạn cao, tỷ lệ tồn đọng thấp... Đến nay, bên cạnh nguồn vốn tự huy động của nhân dân đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh ở các quy mô khác nhau nhằm tự tạo việc làm: trong 5 năm (từ 2000 - 2004) bằng nguồn vốn của Nhà nước đầu tư theo các chương trình mục tiêu và các dự án phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh đã có khoảng 4.000 tỷ đồng liên quan đến tạo việc làm cho lao động, tập trung nhất là vốn hỗ trợ việc làm từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, Quỹ xoá đói giảm nghèo, chương trình 135, 327, 773; vốn đầu tư phát triển nông nghiệp, công nghiệp... Nhờ có vốn đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã tạo được đòn bẩy kích thích nhân dân bỏ vốn đầu tư; các hộ gia đình, người lao động đã có điều kiện để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo được việc làm và thu nhập. Công tác XKLĐ cũng có những chuyển biến tích cực, thị trường XKLĐ được mở rộng, đến nay đã có 33 đơn vị tham gia công tác XKLĐ. Kết quả là bình quân mỗi năm Nghệ An tạo việc làm mới cho khoảng 3 vạn lao động. Trong đó, mỗi năm Nghệ An tạo việc ở nước ngoài cho khoảng 5.000 - 7.000 lao động, đưa lao động đi làm việc ở ngoại tỉnh khoảng 2.500 - 3.500 người mỗi năm, số lao động còn lại được giải quyết việc làm tại chỗ.

51

Tình hình thiếu việc làm

Theo bảng số liệu 2.5, tình hình thiếu việc làm trong dân số hoạt động kinh tế thường xuyên ở Nghệ An là khá lớn và đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Năm 2000 số người thiếu việc làm lên tới 469.230 người, chiếm 35,59% dân số hoạt động kinh tế thường xuyên từ 15 tuổi trở lên, năm 2002 giảm xuống còn 424.263 người, chiếm 31,35%, đến năm 2004 số lao động thiếu việc làm tuy giảm đáng kể so với các năm trước song vẫn còn 384.467 người, chiếm 26,58%.

Bảng 2.5. Số người và % thiếu việc làm trong dân số HĐKTTX của Nghệ An

Đơn vị tính: Người, %

Năm Dân số HĐKTTX từ 15 tuổi trở lên thiếu việc làm Số người % thiếu việc làm trong dân số HĐKTTX từ 15 tuổi trở lên

2000 1.318.311 469.230 35,59

2001 1.327.643 449.426 33,85

2002 1.353.032 424.263 31,35

2003 1.441.212 397.654 27,59

2004 1.445.926 384.467 26,58

Nguồn: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Nghệ An

Tình trạng thiếu việc làm ở nông thôn cao hơn nhiều so với thành thị. Năm 2004 ở thành thị tỷ lệ thiếu việc làm là 12,47% trong khi ở nông thôn là 28,61%. Trong tổng số lao động thiếu việc làm ở nông thôn phần lớn thuộc khu vực sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ lệ trên dưới 80%. Khu vực sản xuất công nghiệp và dịch vụ tỷ lệ người thiếu việc làm chỉ khoảng 5% [38, tr. 16].

Bảng 2.6. Dân số từ đủ 15 tuổi trở lên không HĐKTTX chia theo nguyên nhân chủ yếu của tổng số chung

Đơn vị tính: Người

Năm Tổng số Đi học Nội trợ Già yếu Ốm đau Tàn tật Khác

52

2002 588.168 283.993 30.789 204.446 37.104 15.389 16.447 2003 596.612 291.666 36.561 207.080 15.012 16.151 30.142 2003 596.612 291.666 36.561 207.080 15.012 16.151 30.142

Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Việt Nam 2001, tr. 97, 2003, tr. 95, 2004, tr. 71. Tình hình thất nghiệp

Bảng 2.7. Thất nghiệp của LLLĐ Nghệ An 2002 - 2004

Chỉ tiêu ĐVT 2002 2003 2004

Dân số trung bình người 2.982.297 2.977.267 3.003.170 Lực lượng lao động người 1.370.451 1.429.459 1.465.938 LLLĐ có việc làm thường xuyên người 1.353.032 1.411.212 1.445.926

Số lao động thất nghiệp người 17.419 18.249 20.012

% thất nghiệp so với LLLĐ % 1,27 1,27 1,36

Thất nghiệp theo khu vực

+ Thành thị % 6,17 5,74 5,54

+ Nông thôn % 1,03 0,94 0,82 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Thực trạng lao động - việc làm Nghệ An 2002 - 2004

Theo bảng 2.7, số lượng người thất nghiệp năm 2002 của tỉnh là 17.479 người chiếm tỉ lệ 1,27% so với LLLĐ của tỉnh. Đến năm 2003, con số tương ứng là 18.249 người, 1,27% và năm 2004 là 20.012 người, 1,36%. Trong các nhóm tuổi, nhóm LLLĐ ở độ tuổi từ 20 - 24 có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất (22,56%), tiếp đến là nhóm tuổi 25 - 29 (14,67%).

Hình 2.2. Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ Nghệ An theo nhóm tuổi 2004 Đơn vị tính: %

53

Nguồn: Sở Lao động thương binh- xã hội Nghệ An

Trong 19 huyện thị/ thành phố, huyện có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất là Nghĩa Đàn (10,55%), tiếp đến là Đô Lương 9,87%, thấp nhất là Quỳ Hợp (1,86%), số còn lại trên dưới 5%.

Thất nghiệp ở khu vực thành thị và nông thôn đều có xu hướng giảm. Năm 2002, thất nghiệp thành thị là 6,17%, giảm xuống còn 5,54%, năm 2004 tỷ lệ tương tự ở khu vực nông thôn là 1,03% và 0,82%.

Số liệu thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh năm 2004 cho thấy lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật càng thấp thì tỉ lệ thất nghiệp càng cao [18, tr. 367].

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 54)