Tạo việc làm cho ngƣời lao động ở Nghệ An qua xuất khẩu lao động và chuyên gia

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 106)

lao động và chuyên gia

Tỉnh Nghệ An đặt công tác XKLĐ và chuyên gia là một trong bốn nhiệm vụ quan trọng trong hội nhập và phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2005 - 2010 (xuất khẩu, dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài, XKLĐ). Nghệ An xác định XKLĐ là nhằm mục tiêu giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng nguồn thu ngoại thu ngoại tệ và góp phần vào chuyển dịch cơ cấu lao động, xây dựng đội ngũ lao động có tay nghề cao phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH. Mục tiêu của tỉnh Nghệ An từ nay đến 2010 phấn đấu XKLĐ mỗi năm từ 8.000 - 10.000 lao động.

Để đạt được mục tiêu đề ra cần có các giải pháp đồng bộ đối với tỉnh uỷ, HĐND, UBND Tỉnh Nghệ An, ban chỉ đạo XKLĐ và các đơn vị được phép XKLĐ và người lao động xuất khẩu.

Về phía tỉnh uỷ, HĐND, UBND cần có các chính sách.

+ Trích ngân sách hỗ trợ để người lao động được học nghề, học ngoại ngữ, chính trị, giáo dục định hướng tại các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm, các doanh nghiệp có nhiệm vụ XKLĐ trực tiếp và dịch vụ XKLĐ.

+ Hằng năm đầu tư cơ sở vật chất, vốn cho những đơn vị làm nhiệm vụ XKLĐ có chính sách hỗ trợ để khai thác thị trường nước ngoài.

+ Tạo điều kiện cho người lao động đi XKLĐ trực tiếp vay vốn tại các ngân hàng theo quy định của Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam. Các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng chính sách xã hội, cụ thể hoá chính sách, thủ tục, địa điểm vay vốn và thông báo rộng rãi đến người lao động.

103

+ Khuyến khích người lao động đã thực hiện nghiêm túc hợp đồng lao động, khi về nước được ưu tiên mở mang phát triển ngành nghề hoặc được tuyển dụng vào các doanh nghiệp phù hợp với khả năng ngề nghiệp của bản thân.

+ Hỗ trợ lao động nghèo ở nông thôn, miền núi đi XKLĐ.

+ Khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp XKLĐ trực tiếp, có uy tín của Trung ương đặt văn phòng đại diện về tuyển dụng lao động xuất khẩu.

Về phía ban chỉ đạo XKLĐ và các đơn vị được phép XKLĐ:

+ Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính sách về XKLĐ. Tạo nguồn vốn và giới thiệu người đảm bảo chất lượng để tham gia dự tuyển đi làm việc ở nước ngoài. Phối hợp với các doanh nghiệp hoạt động XKLĐ trực tiếp tuyển lao động tại địa phương, xác định trách nhiệm của gia đình, người lao động để người lao động thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ được quy định trong hợp đồng đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động với nước ngoài, tránh tình trạng bỏ trốn, phá huỷ hợp đồng.

+ Tăng cường và mở rộng thị trường lao động bằng hình thức tham quan, học tập, du lịch ở nước ngoài, thông qua đại sứ của các nước, chuyên gia giới thiệu, tìm kiếm những nước có nhu cầu và thị trường lao động để đàm phán trực tiếp, ký kết hợp đồng XKLĐ.

+ Các cơ quan có liên quan như công an, hải quan, y tế, ngân hàng kiểm tra, đánh giá những việc đã làm được và những tồn tại để thông báo hướng dẫn tạo điều kiện thuận lợi, nhanh chóng cho các đơn vị XKLĐ thực hiện tốt về cấp hộ chiếu, chứng minh nhân dân, khám sức khoẻ, vay vốn.

+ Kiểm tra, rà soát lại toàn bộ các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh. Đình chỉ hoạt động đối với các doanh nghiệp làm trái với quy định theo thông tư số 22/2003/TT-BLĐTB-XH của Bộ lao động – thương binh xã hội, hướng dẫn thực hiện Nghị định 81/CP của chính phủ về XKLĐ

104

+ Các đơn vị được phép XKLĐ phải có đủ trình độ, năng lực quản lý để triển khai thực hiện có hiệu quả, giữ uy tín, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài.

+ Ngay từ khâu tạo nguồn, các đơn vị XKLĐ cần quan tâm tuyển chọn, giáo dục định hướng, kiểm tra tay nghề, thu phí dịch vụ hợp lý tại doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo đối với lao động, phối hợp với công ty môi giới nước ngoài thực hiện tốt công tác quản lý lao động, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động.

+ Đơn vị XKLĐ phải chịu trách nhiệm đào tạo người đi lao động: nâng cao chất lượng giáo dục, ý thức tổ chức kỷ luật, kiến thức ngoại ngữ, hiểu biết pháp luật, phong tục, tập quán, văn hoá truyền thống của đất nước mà người lao động sẽ sang làm việc.

+ Nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ tư vấn, giới thiệu việc làm, cung ứng XKLĐ và đội ngũ giáo viên ở các trường dạy nghề và giáo dục định hướng XKLĐ; việc kiểm tra, cấp chứng chỉ cho người lao động phải được thực hiện nghiêm túc đúng quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Về phía người lao động đi XKLĐ

+ Trước khi đi làm việc ở nước ngoài người lao động phải được đào tạo về ngoại ngữ để có thể trao đổi với người chủ sử dụng lao động về công việc mà mình sẽ làm; được đào tạo về tay nghề để có thể nắm bắt các thao tác, kỹ thuật, tiếp cận công nghệ tại nơi sẽ làm việc.

+ Người lao động cần nâng cao nhận thức của bản thân về tác phong, ý thức tổ chức kỷ luật để giao tiếp và ứng xử đúng mức, có ý thức học hỏi, cầu tiến để nâng cao vốn hiểu biết của bản thân về ngoại ngữ, phong tục, tập quán, cách sinh hoạt, trình độ tay nghề ngày càng hoàn thiện, đáp ứng tốt yêu cầu của một người lao động đi XKLĐ.

105

+ Chấp hành nghiêm chỉnh hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp và hợp đồng lao động với nước ngoài.

KẾT LUẬN

Giải quyết việc làm cho người lao động đang là vấn đề vừa cơ bản lâu dài, vừa cấp bách trước mắt, là vấn đề thời sự nhạy cảm đối với cộng đồng, đối với từng gia đình và mọi thành viên trong xã hội. Giải quyết việc làm không những có ý nghĩa quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, mà còn thể hiện rõ năng lực tổ chức, quản lý cũng như bản chất chính trị của Nhà nước. Giải quyết việc làm cần đ ược hiểu theo nội dung bao quát, hệ thống, từ vấn đề giáo dục, đào tạo, phổ cập và rèn luyện nghề nghiệp, việc tạo việc làm và tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và nghề nghiệp của bản thân người lao động đến vấn đề được tự do lao động và được hưởng thụ xứng đáng thành quả do lao động sáng tạo ra.

Bước đầu nghiên cứu vấn đề "Giải quyết việc làm trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở Nghệ An", Luận văn xác định đây là một vấn đề khó. Vì vậy, vấn đề giải quyết việc làm được xem xét từ những khái niệm cơ bản xung quanh vấn đề lao động - việc làm, trên cơ sở đó, Luận văn xác định các

106 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề việc làm, qua đó tìm hiểu kinh nghiệm của một số địa phương trong nước cũng như ngoài nước về giải quyết việc làm.

Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và thực tiễn về vấn đề giải quyết việc làm, Luận văn phân tích thực trạng của công tác giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh Nghệ An trong thời gian qua, tìm hiểu những mặt ưu điểm và hạn chế của công tác giải quyết việc làm ở Nghệ An thời gian từ 2000 - 2004, Luận văn đưa ra những dự báo về vấn đề lao động - việc làm trên cơ sở đó mạnh dạn đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm từng bước khắc phục tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cho người lao động trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Những kết quả ban đầu mà Luận văn đã đạt được thể hiện sự cố gắng trong nghiên cứu của tác giả, sự giúp đỡ nghiêm túc, nhiệt tình của các thầy, cô giáo, các nhà khoa học, đặc biệt là những ý kiến chỉ dẫn của giáo viên trực tiếp hướng dẫn khoa học luận văn này. Tuy nhiên, do điều kiện nghiên cứu, thời gian và khả năng bản thân có hạn, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp để Luận văn được hoàn thiện hơn.

107

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 106)