+ Đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu nghề, cơ cấu lao động hình thành nông nghiệp hàng hoá, trên cơ sở điện khí hoá, cơ giới hoá nông nghiệp nông thôn, ứng dụng rộng rãi các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất nông nghiệp góp phần tăng năng suất lao động nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh. Phấn đấu chuyển dịch cơ cấu tỷ trọng của các khu vực kinh kế trong GDP đến năm 2010 theo tỷ lệ:
Khu vực nông, lâm và ngư nghiệp 24 - 26%, khu vực công nghiệp và xây dựng 30 - 31%, khu vực dịch vụ 44 - 45%
+ Phát triển mạnh các khu du lịch, dịch vụ với chất lượng ngày càng cao, dự kiến trong những năm tới khu vực này sẽ thu hút thêm được hàng vạn lao động có thêm việc làm và việc làm mới.
+ Phát triển nhanh các ngành sử dụng lao động có trình độ kỹ thuật cao, đặc biệt là các khu công nghiệp, khu kinh tế mới, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, cải cách các doanh nghiệp nhà nước, sử dụng phù hợp với các công nghệ có khả năng thu hút nhiều lao động
+ Phát triển và phân bố các ngành sản xuất mũi nhọn: ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - hải sản, thực phẩm, công nghiệp sản xuất khai thác và vật liệu xây dựng, công nghiệp dệt, da, may trong giai đoạn đầu của thời kỳ CNH, HĐH. Tiếp tục đầu tư và phát triển mạnh các
83
khu công nghiệp tập trung ở một số vùng như: Hoàng Mai, Phủ Quỳ, Nam Cấm và thị xã Cửa Lò ( Ngoài khu công nghiệp Bắc Vinh đã có).
+ Tập trung đầu tư cho những ngành, những vùng có điều kiện tạo ra hiệu quả kinh tế nhanh, thu hút nhiều lao động và có khả năng lan toả ra các ngành và các vùng khác. Đồng thời chăm lo giải quyết những vấn đề bức xúc ở các huyện miền núi, dân tộc kể cả về kinh tế và xã hội. Tập trung hỗ trợ người thất nghiệp, thiếu việc làm và các đối tượng yếu thế vay vốn với lãi suất ưu đãi để tự tạo việc làm. Phấn đấu đến 2010 Nghệ An có thể giải quyết việc làm cho 125.000-150.000 lao động. Hạ tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị xuống dưới 3%, nâng hệ số sử dụng thời gian lao động ở nông thôn lên 90 - 95%.