Nghệ An là một tỉnh thuộc Bắc Trung bộ với diện tích tự nhiên 16.478 km2, phía bắc giáp tỉnh Thanh Hoá, phía nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía đông giáp biển Đông, phía tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Tỉnh Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm của tiểu vùng Bắc Trung bộ, trên tuyến giao lưu Bắc - Nam và đường xuyên Á Đông - Tây, cách thủ đô Hà Nội 300 km về phía nam; theo đường quốc lộ 8, cách biên giới Việt - Lào khoảng 80 km, cách biên giới Lào - Thái Lan gần 300km. Nghệ An hội nhập đủ các tuyến giao thông quốc gia đi qua địa bàn gồm: đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không. Vị trí địa lý kinh tế là một lợi thế so sánh của Nghệ An trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Về địa hình: Nghệ An nằm ở phía đông bắc dãy Trường Sơn, có độ dốc thoải dần từ tây bắc xuống đông nam. Diện tích đồi núi chiếm 83% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía tây của tỉnh. Dải đồng bằng nhỏ hẹp chiếm 17% diện tích tự nhiên chạy từ nam đến bắc giáp biển Đông và bị các dãy núi
34
bao bọc. Địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy núi xen kẽ. Đây cũng là trở ngại lớn cho sự phát triển giao thông và tiêu thụ sản phẩm.
Nghệ An nằm ở phía nam vùng ranh giới giữa địa máng Tây Bắc và địa máng Trường Sơn, vì thế, Nghệ An là vùng có khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh kèm theo mưa nhỏ và mùa hè nóng với đặc trưng gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng. Lượng mưa bình quân hàng năm lớn từ 1.800 - 2.000mm nhưng phân bố không đều. Vì thế, mùa mưa thường gây gập úng, mùa khô hanh thường gây hạn hán làm cho đời sống và sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn [25, tr. 154,155].
Tài nguyên khoáng sản:
Nghệ An là tỉnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản nhưng chưa được đầu tư khai thác đúng mức. Nguồn khoáng sản ở Nghệ An đa dạng và phong phú. Có đủ loại khoáng sản quý hiếm như: vàng, đá quý đến các loại như thiếc, bô xit, phôt phorit... và các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng như đá vôi làm xi măng, đá xây dựng, cát, sỏi... Trong đó tập trung chủ yếu một số khoáng sản có điều kiện khai thác như: mỏ thiếc ở Quỳ Hợp với tổng trữ lượng khoảng 100.000 tấn (lớn nhất cả nước) có hàm lượng cao; đá vôi có tổng trữ lượng trên 500 triệu m3, phân bố ở nhiều nơi trong tỉnh. Đặc biệt có mỏ đá Hoàng Mai (Quỳ Lưu) với trữ lượng > 300 triệu m3
điều kiện khai thác dễ dàng, chất lượng đá tốt, mỏ đá Kim Nhan (Anh Sơn), mỏ đá Lèn Rõi (Tân Kỳ)... Đá xây dựng có trữ lượng hàng tỷ m3; đá bazan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp tổng trữ lượng trên 260 triệu tấn. Đặc biệt Nghệ An có đá trắng vùng Quỳ Hợp có giá trị xuất khẩu cao; mỏ mangan phân bố ở Hưng Nguyên, Nam Đàn, Nghi Lộc với tổng trữ lượng trên 2 triệu tấn; mỏ nước khoáng có chất lượng cao và dễ khai thác (Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn, Đô lương); đất sét, cát xây dựng phân bố đều ở các huyện, thành thị trữ lượng lớn đáp ứng nhu cầu xây dựng của tỉnh.
35
Ngoài một số khoáng sản trên, Nghệ An còn có nhiều khoáng sản quý hiến như: vàng (Tà soi, Căm muộn, dọc sông cả), đá quý (Rubi, Saphia) (Quỳ châu) có ý nghĩa kinh tế cao, song chưa được thăm dò đánh giá cụ thể về trữ sản lượng và chất lượng.
Tài nguyên rừng:
Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng và đất rừng lớn, theo quyết định số 114/QĐ.UB ngày 23/3/2001 của UBND tỉnh phê duyệt quỹ đất Lâm nghiệp để đưa vào quản lý, bảo vệ và sử dụng như sau:
- Tổng diện tích đất Lâm nghiệp toàn tỉnh là 1.195.477 ha chiếm 72,5% diện tích đất tự nhiên.
- Độ che phủ của rừng năm 2001 đạt 53,8%.
- Tổng trữ lượng rừng gỗ năm 2001 đạt trên 55 triệu m3. - Tổng trữ lượng nứa mét trên 1,2 tỷ cây..
Tài nguyên rừng phong phú, đa dạng về chủng loại thực vật và động vật quý hiếm. Có 68 họ, 510 loại cây thân gỗ, trong đó có nhiều loại cây gỗ có tên trong danh mục sách đỏ Việt Nam. Các loại lâm sản khác như: song, mây, dược liệu tự nhiên phong phú là nguồn nguyên liệu quý cho phát triển các ngành công nghiệp chế biến trong tương lai.
Tài nguyên biển và thuỷ sản:
Theo số liệu điều tra của Viện Nghiên cứu hải sản Trung ương (1998), biển Nghệ An với hải phận rộng 4.230 hải lý vuông, có nguồn hải sản phong phú với 267 loại cá, 8 loại tôm, 3 loại mực. Có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu như: tôm hùm, tôm sú, mực, cá thu, cá chim, rắn biển v.v... Tổng trữ lượng hải sản khoảng 80.000 tấn (mức khai thác cho phép 35.000 - 37.000 tấn/năm).
Diện tích nuôi trồng có trên 2000 ha mặt nước, mặt lợ để nuôi tôm, cua, nhuyễn thể, sò xuất khẩu; đồng muối có khả năng phát triển trên dưới 1.000 ha, sản lượng 100.000 tấn/ năm. Bên cạnh đó, bờ biển ở Nghệ An bằng phẳng,
36
môi trường nước trong sạch có nhiều bãi tắm đẹp và hấp dẫn như: bãi tắm Cửa Lò, Nghi Thiết, Cửa Hiền, v.v.. Bãi tắm Cửa Lò là một trong những bãi tắm đẹp và sạch nhất cả nước. Hàng năm thu hút nhiều du khách trong nước và quốc tế đến nghỉ mát và du lịch. Nghệ An còn có khả năng phát triển vận tải biển với 82km bờ biển, 6 cửa lạch, 2 cảng lớn là cảng Cửa Hội, cảng Cửa Lò có ý nghĩa chiến lược đặc biệt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời là cửa ngõ thông ra biển của nước bạn Lào và đông bắc Thái Lan.
Tài nguyên đất đai:
Nghệ An có tổng diện tích tự nhiên là 1.648.729 ha; trong đó có 195.944,4 ha đất nông nghiệp (chiếm 11,80%), 684.398,8 ha đất lâm nghiệp (chiếm 41,57%), 59.221,08 ha đất chuyên dùng (chiếm 3,59%), 14.893,51 ha đất ở (chiếm 0,9%). Diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn rất lớn với 693.166,46 ha (chiếm 42,04%) chủ yếu là đất trống, đồi trọc [42, tr. 13-17].