Kinh nghiệm của Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 31 - 33)

Đà Nẵng có diện tích tự nhiên 1.256 km2, dân số gần 700.000 người. Đà Nẵng có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tiềm năng phát triển nhanh chóng và toàn diện về kinh tế - xã hội. Năm 1997, Đà Nẵng được tách ra thành đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương, đây là thời điểm thành phố gặp những khó khăn thách thức: kinh tế tăng trưởng chưa cao, cơ sở hạ tầng yếu kém, tỷ lệ hộ đói nghèo cao với 8,79%, số người thất nghiệp và thiếu việc làm còn lớn với 5,87%.

Trước tình hình đó Đà Nẵng đã đề ra những giải pháp tạo việc làm cho người lao động:

1. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động, đây là giải pháp cơ bản. Sau nhiều năm triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề đến năm 2002, ở Đà Nẵng đã hình thành một hệ thống cơ sở dạy nghề gồm 12 trường THCN, CNKT, Cao Đẳng có dạy nghề trong đó 10 trường công lập, 2 trường dân lập và tư thục, 5 trung tâm dịch vụ việc làm, 7 trung tâm dạy nghề thuộc các hội, đoàn thể, 5 cơ sở doanh nghiệp tham gia đào tạo nghề, 5 trung

28

tâm dạy nghề tư nhân. Thành phố đã đầu tư kinh phí, thực hiện chương trình đào tạo nghề miễn phí cho hàng trăm thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, con em lao động nghèo, cùng với việc giới thiệu lao động vào làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể. Từ năm 1997-2002, Đà Nẵng giải quyết gần 20.000 lượt lao động có việc làm, có thu nhập ổn định.

2. Huy động nguồn lực tham gia chương trình xoá đói giảm nghèo, giải quyết việc làm. Năm 2001, Đà Nẵng huy động nguồn lực tham gia thực hiện chương trình là 133 tỷ đồng, luỹ kế 5 năm (1997-2001) là 661,624 tỷ đồng bao gồm vốn ngân hàng phục vụ người nghèo, nguồn vốn của thành phố đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nguồn vốn huy động nội lực từ cộng đồng dân cư, nguồn từ chủ trương kết nghĩa giữa các phường, xã, nguồn viện trợ từ các tổ chức phi chính phủ.

3. Chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật và cách làm ăn. Nâng cao hiệu quả của nghề và công việc đang làm là một cách làm tạo sự ổn định việc làm cho lao động của thành phố Đà Nẵng. Từ 1997-2002 Đà Nẵng đã tổ chức được 112 lớp tập huấn với 6.378 lượt người tham gia.

4. Làm tốt công tác chỉ đạo điều hành

Từ nhận thức chủ trương đến chương trình hành động, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được xác định cụ thể thông qua việc áp dụng các giải pháp một cách đồng bộ, tất cả các quá trình chỉ đạo điều hành này thực sự là động lực quan trọng cho công tác xoá đói, giảm nghèo, giải quyết việc làm của thành phố Đà Nẵng.

5. Tạo cơ chế, chính sách phù hợp

Từ thực tiễn của công cuộc xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm trên cơ sở tham mưu, đề xuất của Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo - giải quyết việc làm của UBND Thành phố Đà Nẵng đã tạo cơ chế phù hợp, bảo

29

đảm chương trình được vận hành tốt. Chủ trương và chính sách đúng đã tác động đến chương trình, đó là việc phân cấp cho UBND quận, huyện duyệt mức vay dưới 10 triệu đồng từ Quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm, tăng mức vay lên 5 triệu đồng/ hộ (Trung ương 3 triệu đồng/hộ), thời hạn vay trong 5 năm (Trung ương 3 năm).

6. Phát huy sức mạnh tổng hợp của các ngành, hội, đoàn thể, mặt trận. Chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo - việc làm, là chương trình tổng hợp được các ngành, địa phương và các hội, đoàn thể, mặt trận trên địa bàn thành phố ký kết văn bản liên tịch để triển khai. Thông qua các hoạt động lồng ghép, chương trình đạt được kết quả về nhiều mặt, vừa tập hợp được hội viên, đoàn viên vừa mang lại lợi ích kinh tế, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)