Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với đào tạo nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 79 - 82)

Nguồn nhân lực được đề cập đến như một nguồn vốn tổng hợp với hệ thống các yếu tố hợp thành: sức khoẻ và trí tuệ, khối lượng cùng với các đặc trưng về chất lượng lao động như trình độ văn hoá, kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ và phong cách, tác phong làm việc... Ở đây, con người được xem xét với tư các là một yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất, một nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế - xã hội.

Theo UNDP, có năm nhân tố tác động đến quá trình phát triển nguồn nhân lực. Đó là giáo dục - đào tạo, sức khoẻ và dinh dưỡng, môi trường, việc làm, sự giải phóng con người. Những nhân tố này quan hệ chặt chẽ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau, trong đó giáo dục - đào tạo là cơ sở của tất cả các nhân tố khác. Nhà nước ta chủ trương: "Đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ, coi đó là quốc sách hàng đầu để phát huy nhân tố con người, động lực trực tiếp của sự phát triển" [23, tr. 10].

76

Hiện nay, Nghệ An có hơn 1,5 triệu người trong độ tuổi lao động, nguồn lao động của tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực nông nghiệp nông thôn. Chất lượng lao động của tỉnh nhìn chung còn thấp, cả về quy mô và chất lượng. Lực lượng lao động không có CMKT cao, chiếm xấp xỉ 80%, tỉnh thiếu nhiều lao động có trình độ CMKT, công nhân lành nghề, chuyên gia kỹ thuật, đội ngũ quản lý. Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục - đào tạo nghề của tỉnh thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu, cơ cấu đào tạo bất hợp lý, xu hướng thương mại hoá trong đào tạo diễn ra khá phổ biến, đào tạo không gắn với sản xuất và thị trường sức lao động. Lao động trong nông nghiệp, nông thôn hầu như không được đào tạo nên khó có thể kiếm tìm công việc mới ở các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, mặt khác, số lao động được đào tạo lại không muốn tìm việc, làm việc ở khu vực nông nghiệp nông thôn.

Thực tiễn công tác giải quyết việc làm ở Nghệ An trong thời gian qua cho thấy, ở Nghệ An hiện nay vừa thừa lại vừa thiếu lao động. So với yêu cầu của CNH, HĐH thì ở mọi ngành, nghề đều thừa tương đối lao động giản đơn và lao động có nghề được đào tạo, nhưng lại thiếu tuyệt đối lao động có nghề theo công việc kỹ thuật đòi hỏi, thiếu đội ngũ lao động chất lượng cao. Để thực hiện tốt hơn công tác đào tạo nguồn nhân lực qua đó cải thiện tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp cũng như chuyển dịch cơ cấu, phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Nghệ An cần:

- Xây dựng, thực hiện tốt chiến lược đào tạo nhân lực, bám sát yêu cầu của thực tiễn công việc, khắc phục xu hướng thương mại hoá trong đào tạo.

- Đầu tư vốn, trang thiết bị cho công tác đào tạo nhân lực, trong đó chú ý đúng mức tới đội ngũ giáo viên dạy nghề.

- Bổ sung cơ chế, chính sách giữ và thu hút lao động chất lượng cao về tỉnh công tác.

77

- Có chính sách khuyến khích học nghề, đào tạo nghề đặc biệt là cho bà con vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

78

Chƣơng 3

NHỮNG QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN ĐỂ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM Ở NGHỆ AN TỪ NAY ĐẾN NĂM 2010

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)