Kinh nghiệm giải quyết việc là mở một số quốc gia láng giềng

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 33 - 37)

Để thu hút và sử dụng được lực lượng lao động đông đảo, vấn đề then chốt là phải tạo thêm nhiều việc làm mới. Về mặt này các quốc gia Đông Á đã thực hiện tương đối tốt, thông qua nhiều biện pháp và chính sách khác nhau. Đây chính là những bài học quý đối với chúng ta.

Khối lượng của vốn đầu tư là một trong những nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến tình hình phát triển việc làm. Trong quá trình phát triển, các quốc gia Đông Á luôn cố gắng duy trì tỷ lệ tích luỹ và đầu tư ở mức cao. Singapore mỗi năm dành khoảng 40% GNP của mình cho đầu tư. Hàn Quốc từ năm 1970 đến 1980 luôn duy trì mức đầu tư lớn hơn 28% GDP, Đài Loan là 29,6%. Việc duy trì tỷ lệ tích luỹ và đầu tư ở mức cao đã xúc tiến sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặt cơ sở rộng rãi và vững chắc để mở rộng phạm vi việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Trong tổng số vốn đầu tư, tiền gửi tiết kiệm là nguồn đầu tư chủ yếu, đặc biệt là trong giai đoạn những năm 60. Hầu hết các quốc gia này đều duy

30

trì tỷ lệ lãi suất tiền gửi tiết kiệm ở mức cao. Nhờ đó thu hút được lượng tiền nhàn rỗi trong dân cư rất lớn, biến chúng thành nguồn đầu tư quan trọng để phát triển kinh tế, thu hút lao động vào làm việc.

Lựa chọn cơ cấu kinh tế năng động, chiến lược phát triển linh hoạt cũng là giải pháp hết sức quan trọng để tạo thêm nhiều việc làm mới. Tất cả các quốc gia Đông Á đều có những chính sách ngành, nghề linh hoạt, chính sách mậu dịch uyển chuyển phù hợp với sự phát triển và xu thế của thời đại nên đã đặt cơ sở cho chính sách tạo việc làm rộng rãi. Những năm 60 họ ra sức phát triển các ngành nghề cần nhiều lao động như: công nghiệp nhẹ, công nghiệp dệt... Những năm 70 lại tập trung xây dựng công nghiệp nặng. Trong những năm 80, 90 khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới phát triển mạnh mẽ, họ đã theo dõi chặt chẽ thành quả của nó và từ đó điều chỉnh mạnh cơ cấu ngành nghề, tập trung vào các ngành có hàm lượng vốn và kỹ thuật cao để sản xuất và xuất khẩu sản phẩm. Chẳng hạn, chính phủ Singapore đã dùng pháp lệnh buộc giới chủ chuyển sang các ngành công nghệ kỹ thuật cao; Đài Loan có các biện pháp hướng dẫn các ngành nghề chuyển sang công nghiệp điện tử...

Sự điều chỉnh cơ cấu ngành, nghề và việc làm linh động đã khuyến khích sản xuất phát triển tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Nhờ đó không những tạo việc làm cho đông đảo lao động mà còn khắc phục được tình trạng sa thải hàng loạt công nhân.

Phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng là giải pháp có tác dụng thu hút rộng rãi lao động ở mọi trình độ, lứa tuổi. Nhật Bản luôn duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng với sự tồn tại song song của khu vực kinh tế truyền thống (gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ) và khu vực kinh tế hiện đại. Cơ cấu kinh tế đó đã cho phép nền kinh tế của Nhật có khả năng thu hút các dạng lao động tay nghề thấp và một lực lượng đông đảo những người tham gia lao động không đủ ngày công vì những lí do riêng, đặc biệt là lao động

31

phụ nữ. Thực tế cho thấy, các xí nghiệp vừa và nhỏ có vai trò rất lớn đối với sản xuất và đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động. Theo Bộ công nghiệp và thương mại quốc tế, có tới 99% các công ty, xí nghiệp ở Nhật Bản có quy mô vừa và nhỏ. Các công ty này sử dụng tới 80% lực lượng lao động trong nước. Không những vậy khu vực sản xuất, kinh doanh nhỏ còn cho phép sử dụng cả lao động nhàn rỗi ở mọi lứa tuổi, là nơi tạm thời tiếp nhận công nhân của các công ty lớn khi thiếu việc làm. Vì vậy, sự tồn tại của khu vực sản xuất kinh doanh nhỏ được ví như chiếc van an toàn cho các xí nghiệp lớn và công nhân của họ.

Định hướng nền kinh tế hướng mạnh về xuất khẩu cũng có tác dụng rất lớn tạo ra nhiều việc làm cho xã hội: các quốc gia Đông Á đều là những nước có thị trường nhỏ hẹp. Vì vậy, họ rất tích cực phát triển mậu dịch đối ngoại để mở rộng thị trường ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia. Việc mở rộng thị trường đã có tác dụng tích cực đến phát triển sản xuất trong nước. Nhờ đó, cơ hội tạo thêm việc làm luôn luôn được tăng lên, nó không những giải quyết việc làm cho số người bị mất việc do hậu quả của việc tăng năng suất lao động do sử dụng công nghệ mới, mà còn thu hút thêm những người mới bước vào độ tuổi lao động vào làm việc. Ví dụ: Đài Loan thời kỳ 1976 do tăng năng suất lao động đã giảm cơ hội việc làm cho 1.861 người. Tuy nhiên, do tích cực phát triển mậu dịch đối ngoại kết quả đã kích thích mở rộng nhu cầu lao động, tạo thêm cơ hội tìm việc làm cho 2.606 người.

Nhật Bản luôn có tốc độ tăng xuất khẩu bình quân nhanh hơn nhiều so với tốc độ tăng sản xuất, hàng hoá của Nhật Bản có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Nhờ đó, quá trình tái sản xuất luôn được mở rộng và tạo thêm rất nhiều việc làm cho lực lượng lao động thông qua các hình thức gia công xuất khẩu [48, tr. 40- 45].

32

Tóm lại, sự phát triển kinh tế thành công, quá trình thực hiện mô hình công nghiệp hoá rút ngắn của nền kinh tế Đông Á có sự đóng góp rất lớn của công tác bồi dưỡng và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực.

Nghiên cứu kinh nghiệm của các nước Đông Á có thể rút ra bài học sau:

Một là, nhân tố con người luôn được coi trọng để phát huy và sử dụng cho mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; quá trình đào tạo phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đặc biệt và luôn gắn với chính sách sử dụng, phát huy, kết hợp khéo léo những yếu tố truyền thống với các yếu tố hiện đại.

Hai là, chú trọng công tác đầu tư, thu hút đầu tư để phát triển sản xuất, coi trọng thu hút đầu tư trong nước để tận dụng lượng vốn nhàn rỗi trong dân chúng.

Ba là, lựa chọn cơ cấu kinh tế năng động, chiến lược phát triển ngành, nghề linh hoạt, ưu tiên phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ để thu hút lao động, tạo việc làm, sản xuất hướng đến xuất khẩu.

33

Chƣơng 2

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)