Dịch vụ là một trong những lĩnh vực thu hút được nhiều thành phần kinh tế tham gia, nhiều hình thức lao động của người lao động kể cả lao động trong khu vực phi kết cấu. Để góp phần tích cực vào việc thu hút lao động trong lĩnh vực dịch vụ thì trong những năm tới ngành thương mại và dịch vụ ở Nghệ An cần phát triển theo hướng không chỉ tăng quy mô, mà đặc biệt cần chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ, bảo đảm tính chất văn minh lịch sự của con người xứ Nghệ. Mục tiêu đến năm 2010 tỷ trọng ngành dịch vụ trong GDP tăng lên 45%, cơ cấu lao động trong ngành dịch vụ là 25,5%.
Để thực hiện chuyển dịch cơ cấu ngành dịch vụ đạt hiệu quả, tỉnh cần tập trung hiệu quả các vần đề sau:
- Phát triển thương mại nhiều thành phần, nhất là các trung tâm thương mại của thành phố, thị xã, huyện, cụm xã và chợ nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, khai thác thị trường trong tỉnh, tăng cường công tác tiếp thị và mở rộng thị trường ngoại tỉnh.
- Phát tiển các hình thức tín dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển thương mại và dịch vụ của tỉnh.
- Tận dụng lợi thế để phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh gắn với hệ thống du lịch cả nước và các thành phố như: Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Huế. Nghệ An phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch trên cơ sở đầu tư, nâng cấp và khai thác có hiệu quả hệ thống nhà hàng, khách sạn ở Thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò, khu di tích Kim Liên, Lâm viên núi Quyết, công viên trung tâm, quảng trường Hồ Chí Minh, vườn chim Hưng Hoà; khu di tích văn hoá lịch sử sinh thái Đền Cuông - Cửa Hiền (Nghi Lộc); khu du lịch sinh thái nước nóng Giang Sơn - Đô Lương. Đồng thời đầu tư,
91
khai thác tuyến du lịch sinh thái văn hoá, lịch sử lịch sử dọc tuyến đường quốc lộ 7 gắn với khu bảo tồn thiên nhiên Phù Mát và các vùng văn hoá dân tộc của các huyện miền núi Tây Bắc, Tây Nam của Tỉnh.
Mở rộng các tuyến lữ hành trong nước và quốc tế : Nghệ An - Hà Nội, Nghệ An - Quảng Bình – Huế - Đà Nẵng - Sài Gòn, Nghệ An - Lào - Thái Lan.
- Nâng cao chất lượng và an toàn vận tải hành khách, hàng hoá trên các loại phương tiện, quan tâm đến vận tải qua cảng và qua cửa khẩu, phát triển mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của các điểm bưu điện văn hoá xã.
- Sử dụng lao động tại chỗ, lao động nữ để phát triển du lịch, dịch vụ phấn đấu đến năm 2010 lượng khách du lịch vào Nghệ An là 3 triệu lượt khách, tăng số ngày lưu trú bình quân lên 3 -5 ngày.