Kinh nghiệm của một số địa phƣơng trong nƣớc 1 Kinh nghiệm của thành phố Hà Nộ

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 28)

1.3.1.1. Kinh nghiệm của thành phố Hà Nội

Hà Nội là thành phố nằm ở trung tâm của đồng bằng bắc bộ. Theo cục thống kê Hà Nội, năm 2000, Hà Nội có diện tích 920,97 km2 gồm 220 phường xã, 8 thị trấn, mật độ dân số bình quân 2.993 người/ km2, nội thành là 17.469 người/ km2

, ngoài thành 1.533 người/ km2. Dân số Hà Nội là 2.743.700 người, với cơ cấu dân số trẻ, lực lượng lao động thường chiếm hơn 50% dân số trung bình. Năm 2000 lực lượng lao động của thành phố Hà Nội là: 1.353.518 người, chiếm 49,49%.

Trong giai đoạn 1996 - 2001 tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở Hà Nội luôn ở mức cao hơn so với cả nước.

Bảng 1.2: Tỷ lệ thất nghiệp của LLLĐ trong độ tuổi ở khu vực thành thị Đơn vị tính: %

Năm Tỷ lệ Nơi cao nhất: Hà Nội

1998 1999 2000 2001 6,85 7,40 6,34 6,28 9,09 10,31 7,95 7,39

25

Nguồn : Niên giám thống kê 2001, tr. 47

Nguyên nhân của vấn đề thất nghiệp và thiếu việc làm của lực lượng lao động ở Hà Nội, là do cung lao động vượt quá cầu lao động trên thị trường, do cơ cấu lực lượng lao động hiện có không phù hợp với cơ cấu kinh tế theo yêu cầu của phát triển kinh tế, sản xuất kinh doanh, do tinh giảm biên chế và cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước nên lực lượng lao động bị dôi dư.

Trước tình hình đó, Hà Nội đã đề ra những giải pháp cụ thể:

1. Phát huy các ngành nghề phù hợp trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát huy ưu thế của người lao động.

Phát triển công nghiệp, với phấn đấu của thành phố năm 2004 sẽ thu hút 3,5 vạn lao động vào làm việc, phát triển tiểu thủ công nghiệp, các ngành nghề truyền thống quy mô vừa và nhỏ: dệt Yên Thái, gốm sứ Bát Tràng, vàng Định Công, đúc đồng Ngũ Xá..., phát triển mạnh các loại dịch vụ chất lượng cao phục vụ công nghiệp hoá và đời sống như: du lịch, thương mại; phát triển nông nghiệp dựa vào thế mạnh của Hà Nội.

2. Đẩy mạnh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực Hà Nội đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Phát huy vai trò của Nhà nước trong việc xây dựng và ban hành, hướng dẫn thực hiện các chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện các cấp học tạo tiền đề cho đào tạo nghề, chuyên môn nghiệp vụ của lao động thủ đô.

Thực hiện các giải pháp cụ thể trong đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực của từng ngành, đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Tăng cường đào tạo và phát triển lao động quản lý, chủ doanh nghiệp. 3. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động - đây là một trong những giải pháp được nhiều nước trên thế giới quan tâm và khai thác tối đa. Trên địa bàn Hà

26

Nội hiện nay có nhiều đơn vị có chức năng xuất khẩu lao động hoạt động có hiệu quả, giữ uy tín, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu lao động của Việt Nam ở nước ngoài. Vì vậy, trong công tác xuất khẩu lao động doanh nghiệp xuất khẩu lao động không chỉ có trách nhiệm trong đào tạo ngoại ngữ, tay nghề cho người lao động mà còn có trách nhiệm quan tâm, bảo vệ người lao động khi họ gặp tai nạn, rủi ro.

4. Tăng cường hoạt động của hệ thống thông tin thị trường lao động. Xác định hệ thống thông tin thị trường lao động đóng vai trò quan trọng đối với người lao động cũng như các nhà hoạch định chính sách và cả các chủ sử dụng lao động. Trong những năm qua, Hà Nội đã đẩy mạnh hoạt động thông tin thị trường lao động bằng việc tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm cũng như phát huy vai trò và sự phối hợp của Sở lao động Thương binh và Xã hội của thành phố Hà Nội, các trường Đại học và các tổ chức khác để tổ chức các hội chợ việc làm, ngày hội lao động... tạo cơ hội cho người lao động tiếp cận với chủ sử dụng lao động.

5. Tạo điều kiện cho người lao động tự tạo việc làm trong các ngành nghề thuộc khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực phi chính thức.

Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước nói chung, khu vực kinh tế phi chính thức nói riêng có sự đóng góp quan trọng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội. Hà Nội đặt ra vấn đề tiếp tục nâng cao nhận thức về tự tạo việc làm trong khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, nhất là khu vực phi chính thức, thừa nhận sự tồn tại khách quan của khu vực này xem nó là một bộ phận hợp thành của nền kinh tế đang phát triển, có vai trò to lớn trong giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội.

6. Giải quyết việc làm cho người lao động ở Hà Nội qua chương trình quốc gia xúc tiến việc làm.

27

Trong những năm qua, Hà Nội đã triển khai có hiệu quả sức mạnh của nguồn vốn góp phần tạo nên việc làm cho người lao động. Từ năm 1995 - 2003 tổng số vốn vay quỹ quốc gia giải quyết việc làm của Hà Nội là 151.635 triệu đồng, giải quyết việc làm cho 64.582 người.

Bên cạnh đó, các trung tâm dịch vụ việc làm cũng đóng vai trò quan trọng đối với vấn đề giải quyết việc làm cho người lao động. Các trung tâm phần lớn vừa dạy nghề, vừa hoạt động tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, gắn đào tạo nghề và giới thiệu việc làm cho người lao động.

Từ những giải pháp đó, thời gian từ năm 2000 – 2005 mỗi năm Hà Nội giải quyết việc làm cho khoảng 70.000 lao động, thu nhập của người lao động luôn duy trì ở mức khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 0,3%.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 28)