Đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho nguồn nhân lực ở Nghệ An

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 99)

kỹ thuật cho nguồn nhân lực ở Nghệ An

Ngày nay, khi nói đến phát huy nguồn lực con người không phải là sức mạnh cơ bắp, lao động chân tay đơn giản, tính cần cù, làm theo kinh nghiệm cổ truyền mà là phát huy sức mạnh của trí tuệ, của tri thức và xu hướng tri thức hoá lao động ở thế kỷ XXI, đáp ứng yêu cầu phát triển của thời đại.

Tri thức ngày nay đang trở thành yếu tố sản xuất theo những mô hình mới với những công nghệ mới. Bởi thế, đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật đặc biệt là đào tạo bồi dưỡng nghề cho lao động nói riêng, nguồn nhân lực nói chung là vấn đề cần thiết, quan trọng trong việc tạo điều kiện để người lao động có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc, tìm được việc làm, duy trì được việc làm. Tuy nhiên, phát triển công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề cho người lao động phải gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh trong từng giai đoạn, gắn với nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, gắn với cung - cầu của thị trường lao động trong nước và quốc tế. Mục tiêu phấn đấu đến 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Nghệ An đạt từ 35 - 40% tổng nguồn.

Để công tác đào tạo nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, kỹ thuật cho người lao động ở Nghệ An cần:

96

- Có chính sách của Nhà nước và chính quyền tỉnh về công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo nghề, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào công tác tạo nghề và tạo điều kiện thận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, đào tạo nghề dự phòng, tìm kiếm việc làm. Đa dạng hoá các loại hình thức đào tạo, các loại hình trường lớp, người học nghề và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đóng góp theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

- Có chính sách đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho người lao động chưa có việc làm, tạo việc làm mới cho những người lao động bị mất việc làm trong quá trình sắp xếp lại lao động và cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước.

- Có chính sách phân luồng và liên thông trong hệ thống giáo dục và đào tạo, làm giảm áp lực đối với các trường THPT, các trường THCN, Cao đẳng và Đại học. Mặt khác, chính sách này sẽ tạo điều kiện cho mọi người được học tập và nâng cao trình độ, cụ thể: chính sách đối với cán bộ giáo viên dạy nghề, chính sách đối với học viên học nghề.

- Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, tiểu học, PTCS, THPT tạo cơ sở quan trọng cho người lao động ở Nghệ An tiếp tục được đào tạo nghề, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thực hiện tốt chương trình hướng nghiệp cho người lao động ngay từ hệ thống các trường phổ thông của tỉnh, thực hiện tư vấn nghề nghiệp đối với những học sinh tốt nghiệp phổ thông để các em có sự lựa chọn đúng đắn cho tương lai, nghề nghiệp của mình.

- Kiện toàn và ban hành chính sách đào tạo và đào tạo lại nghề phổ thông. Đồng thời, phải đặc biệt chăm lo đào tạo đội ngũ quản lý, lực lượng chuyên gia kỹ thuật các nhà doanh nghiệp và đội ngũ lao động có kỷ năng tay nghề cao, công nhân lành nghề gắn với nội dung phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

97

- Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, công tác đào tạo nghề phải được phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng theo hai hướng: đào tạo nghề dài hạn và ngắn hạn tại các trường, cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh, ở các xí nghiệp, doanh nghiệp, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, các ngành, huyện, thị đồng thời bồi dưỡng tay nghề, tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người lao động ở nông thôn:

+ Đào tạo nghề dài hạn: (bao gồm cả đào tạo mới và đào tạo lại) để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật và công nghệ mới và để XKLĐ. Theo hướng này cần phát huy vai trò của cả hệ thống các trường: Trường Đại học Vinh, Cao đẳng Kỹ thuật Vinh, Cao đẳng Việt Hàn, Cao đẳng Kinh tế - Kế toán, Trường dạy nghề kỹ thuật Việt - Đức, Trung cấp Y, Trung tâm Giáo dục trường xuyên.

+ Đào tạo nghề ngắn hạn: mở rộng và đa dạng hoá các loại hình đào tạo ngắn hạn, dạy nghề tổ chức theo lớp theo hướng vừa học lý thuyết vừa thực hành, dạy nghề theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp, tại nơi sản xuất. Chủ yếu rèn luyện kỹ năng hành nghề, chuyển giao công nghệ, truyền lại cho người học công nghệ mới, bí quyết công nghệ được sử dụng trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩn hoàn chỉnh nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm và tạo việc làm.

Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề ngắn hạn ở nông thôn, nhằm mục đích tạo điều kiện cho nhà nông tiếp cận được với các tiến bộ của khoa học kỹ thuật về cây trồng, vật nuôi cũng như chế biến nông, lâm, hải sản. Thường xuyên mở các lớp tập huấn nghề khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, tiến hành đồng thời ở các vùng nhằm mục đích trang bị kiến thức và giúp người lao động ở nông thôn tiến hành các hoạt động kinh tế trên thực tế sao cho đạt được thành quả kinh tế cao.

98

Các hình thức đào tạo nghề ngắn hạn gồm:

* Đào tạo nghề dịch vụ, chế biến nông, lâm, hải sản tại các trung tâm dạy nghề thành phố, huyện, thị xã, cơ sở sản xuất, hợp tác xã, tại gia đình, làng nghề.

* Đào tạo nghề cho lao động nông thôn với các nghề: trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm, vườn đồi nông, lâm kết hợp, chế biến nông sản, nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng và đánh bắt chế biến thuỷ, hải sản hoạt động này do các phòng như: phòng TBXH, phòng nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, trung tâm khuyến nông khuyến ngư, các hội, đoàn thể tổ chức. Có thể bồi dưỡng, dạy nghề, tập huấn, chuyển giao kỹ thuật sản xuất cho người lao động, tổ chức thực hiện đào tạo theo hình thức lưu động đến tận xã, thôn, làng bản ưu tiên vùng sâu, vùng xa.

- Đẩy mạnh đào tạo, khôi phục các Làng nghề truyền thống, du nhập nghề mới, kết hợp đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá.

- Tăng cường ngân sách đào tạo nghề, đổi mới cơ chế quản lý. Tăng tỷ lệ ngân sách Nhà nước cho đào tạo nghề trong tổng ngân sách cấp cho đào tạo nghề của tỉnh, tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo nghề.

- Tăng cường quản lý nhà nước về đào tạo nghề gồm: mục tiêu, nội dung, chương trình đào tạo, tổ chức quy hoạch, kế hoạch phát triển các cơ sở ở dạy nghề, kiểm tra, kiểm định thường xuyên công tác đào tạo cấp bằng, chứng chỉ nghề, các thông tin quảng bá.

- Nâng cao nhận thức xã hội về vai trò, vị trí của đào tạo nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các trường học. Làm cho người lao động thấy được ích lợi của việc học nghề, xem học nghề là động lực cải thiện cuộc sống của chính họ và

99

phát triển đất nước, thấy được giá trị của trình độ nghề nghiệp đối với vấn đề đảm bảo việc làm, đảm bảo cuộc sống trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)