Cơ chế chính sách của Nhà nước, của chính quyền địa phương và các quy định của doanh nghiệp là những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến quá trình tạo việc làm cho người lao động. Những chính sách của Chính phủ là hành trang pháp lý cho quá trình phát triển sản xuất, kinh doanh mở rộng hoặc thu hẹp việc làm ở lĩnh vực này hay lĩnh vực khác, ngành này hay ngành khác, tạo môi trường để người chủ sử dụng lao động và người lao động cùng thực hiện.
Trong những năm đầu của thời kì đổi mới, tình hình kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn, đất nước chưa thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, tình hình lao động - việc làm trở thành vấn đề xã hội gay gắt, quan hệ đến
22
từng gia đình, là mối quan tâm lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã thực hiện đường lối đổi mới bằng hệ thống các chính sách và cơ chế quản lý cho sự phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, điều đó đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới để đa dạng hoá các ngành, các hình thức kinh tế, các vùng kinh tế phát triển lên và tạo thêm nhiều việc làm mới, đáp ứng từng bước yêu cầu làm việc, tạo thu nhập nâng cao đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế - xã hội.
Chủ trương về tạo việc làm đã được chỉ rõ trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc, Văn kiện Đại hội VIII ghi: "Khuyến khích mọi thành phần kinh tế, mọi công dân, mọi nhà đầu tư mở mang ngành nghề, tạo nhiều việc làm cho người lao động. Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm" [23, tr. 114,115]; Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX nhận định : "Giải quyết việc làm là yếu tố quyết định để phát huy nhân tố con người, ổn định và phát triển kinh tế, làm lành mạnh xã hội đáp ứng nguyện vọng chính đáng và yêu cầu bức xúc của nhân dân" [24, tr. 110].
Việc nhận thức đúng và đầy đủ về vấn đề lao động - việc làm đã mở ra những cơ hội mới.
Đối với người lao động, cơ hội lựa chọn việc làm ngày càng được mở rộng. Từ chỗ thụ động, trông chờ sự sắp xếp bố trí công việc của Nhà nước, người lao động trở nên năng động, tự chủ hơn, chủ động tự tạo việc làm và tìm kiếm việc làm trong các thành phần kinh tế. Các quan hệ lao động - việc làm thay đổi theo hướng các cá nhân được tự do phát huy năng lực của mình, được giải phóng khỏi khuôn phép của cơ chế cũ, tự chủ hơn trong tìm kiếm việc làm.
Người sử dụng lao động, được khuyến khích làm giàu hợp pháp, được hỗ trợ bởi chính sách của Nhà nước, địa phương nên đã mạnh dạn đầu tư mở
23
rộng sản xuất, tạo việc làm. Khu vực kinh tế tư nhân, phi kết cấu được thừa nhận và khuyến khích phát triển, mở ra khả năng to lớn để tăng khối lượng việc làm.
Đối với Nhà nước, vai trò trong giải quyết việc làm được thay đổi căn bản, thay vì bao cấp như trước, Nhà nước tập trung vào việc tạo ra cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo hành lang pháp lý, xoá bỏ rào cản về hành chính, cải cách hành chính, tạo điều kiện vật chất đảm bảo cho mọi tổ chức, cá nhân được tự do đầu tư phát triển sản xuất, tạo mở việc làm, tự do hành nghề hợp pháp và thuê mướn lao động. Từng bước hình thành cơ chế phân bổ lao động theo các quy luật của thị trường lao động, đổi mới cơ chế và chính sách xuất khẩu lao động.
Để giải quyết việc làm cho người lao động, vấn đề quan trọng nhất là Nhà nước phải tạo ra các điều kiện và môi trường thuận lợi để người lao động tự tạo việc làm thông qua những chính sách cụ thể. Có thể có rất nhiều chính sách tác động hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc làm, hợp thành một hệ thống chính sách hoàn chỉnh có quan hệ qua lại, bổ sung cho nhau, hướng vào phát triển cả cung và cầu lao động, đồng thời làm cho quan hệ giữa cung lao động và cầu lao động phù hợp với nhau. Trong những năm qua, Nhà nước đã chuyển hẳn từ cơ chế quản lý hành chính về lao động sang cơ chế thị trường, cùng với việc triển khai và thực hiện nhất quán Bộ Luật lao động đã góp phần quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước và ổn định xã hội. Từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật: Luật đầu tư nước ngoài, Luật đất đai, Luật doanh nghiệp... đã thúc đẩy các yếu tố của thị trường lao động, mở ra tiềm năng mới giải phóng các tiềm năng lao động và tạo mở việc làm. Đồng thời, với các cải tiến trong quản lý hành chính, hộ khẩu, hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tách chính sách tiền lương, thu nhập khỏi chính sách xã hội... đã góp phần tăng tính cơ động của lao động. Phát triển hệ thống
24
giáo dục - đào tạo và dịch vụ việc làm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Bên cạnh đó Nhà nước cần bổ sung và hoàn thiện một số chính sách vĩ mô như:
- Chính sách huy động vốn - Chính sách đất đai
- Chính sách thuế - Chính sách đầu tư…