Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 77)

nhiên, thiếu hợp lý.

- Cơ sở hạ tầng nói chung, nhất là các xã miền núi về giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin liên lạc... còn khó khăn, hạn chế phát triển sản xuất, sinh hoạt, đời sống, tiêu thụ sản phẩm.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Việc lãnh đạo, chỉ đạo chương trình việc làm chưa được các ngành, các cấp quan tâm đúng mức. Chỉ tiêu giải quyết việc làm cho lao động hàng năm chưa trở thành kế hoạch của các ngành, các cấp và các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh. Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho nhân dân về việc làm và tự tạo việc làm cho bản thân chưa được chú trọng.

- Đầu tư cho đào tạo nghề để nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho lực lượng lao động còn hạn chế, cho nên chất lượng lao động thấp, thiếu các chuyên gia kinh tế, công nhân kỹ thuật đầu đàn, đội ngũ các nhà quản lý doanh nghiệp giỏi.

- Nguồn lực đầu tư cho chương trình giải quyết việc làm còn thấp. Việc sơ kết, tổng kết, xây dựng và nhân rộng các mô hình giải quyết việc làm có hiệu quả trên địa bàn tỉnh chưa đi vào nề nếp.

- Các doanh nghiệp và các trung tâm dịch vụ việc làm, XKLĐ hoạt động còn yếu, hiệu quả thấp.

2.4. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT

2.4.1. Mâu thuẫn giữa giải quyết việc làm với chuyển dịch cơ cấu kinh tế kinh tế

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế mà trước hết là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - nông thôn của Nghệ An là giải pháp cơ bản, lâu dài để tạo việc làm và thu nhập ổn định cho các hộ ở nông thôn. Đó là quá trình chuyển dịch theo ngành, lĩnh vực, chuyển dịch theo thành phần kinh tế và theo vùng kinh tế.

74

Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp, với hơn 80% lực lượng lao động hoạt động trong nông nghiệp, năng suất lao động thấp, đời sống nhân dân trong tỉnh nhất là bà con nông dân còn gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế, song với cơ cấu kinh tế nông nghiệp lạc hậu là một trở ngại lớn đối với việc phát triển kinh tế của tỉnh nói chung và với nông nghiệp nói riêng. Vì vậy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH có tầm quan trọng lớn lao. Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế sẽ tạo điều kiện để phân công lại lao động, phân bố lại dân cư giữa các vùng, các ngành. Số lao động từ nông nghiệp dôi ra sẽ là nguồn lao động phục vụ cho các ngành công nghiệp, dịch vụ.

Khi cơ cấu kinh tế thay đổi thì cơ cấu lao động cũng thay đổi theo. Đây là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển hoá từ nền sản xuất tiểu nông lên sản xuất lớn và cũng là quy luật của quá trình CNH, HĐH nền kinh tế. Quá trình đó kéo theo sự phân công lại lao động mà chủ yếu diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp, trước hết là ngành trồng trọt và chăn nuôi, giảm bớt số lao động nông nghiệp trên cơ sở tăng năng suất lao động; giảm lao động trồng cây lương thực, chuyển sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao, giảm lao động trồng trọt và tăng lao động trong chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Thực tế hiện nay cho thấy, nguồn lao động ở nông thôn Nghệ An còn dôi dư khá lớn, mặt khác đặc điểm của sản xuất nông nghiệp chỉ có tính thời vụ, nhu cầu về lao động trong những tháng nông nhàn chỉ bằng 30 - 40% mức nhu cầu lao động bình quân hàng năm. Trong khi đó nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nông thôn phát triển chậm hơn ở thành thị, vì vậy đa dạng về việc làm cũng ít hơn và nét phổ biến ở nông thôn là thiếu việc làm. Để giải quyết vấn đề này Nghệ An đã chọn hướng kết hợp phát triển nông nghiệp toàn diện với mở rộng ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn. Trên thực tế hình

75

thức này đã đạt kết quả. Song, ở Nghệ An hiện nay vẫn chưa có sự phù hợp giữa cơ cấu lao động với cơ cấu kinh tế đang chuyển đổi nên hiện tượng thiếu việc làm và thất nghiệp vẫn tồn tại dai dẳng. Lao động dôi dư do chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ lĩnh vực nông nghiệp rất khó có khả năng chuyển dịch sang lĩnh vực khác (công nghiệp và dịch vụ), bởi lao động nông nghiệp ở tỉnh có chất lượng thấp, số lao động dôi ra chủ yếu là chưa qua đào tạo nghề. Vì vậy, làm cho tỷ lệ thiếu việc làm trong nông nghiệp ngày càng tăng. Đây là một mâu thuẫn lớn giữa chuyển dịch cơ cấu kinh tế với giải quyết việc làm ở tỉnh Nghệ An. Từ nay đến năm 2010 tỉnh Nghệ An cần tập trung giải quyết vấn đề chất lượng lao động, tăng cường đầu tư cho công tác dạy nghề, khuyến khích phát triển công tác dạy nghề đa dạng nhằm bù đắp những lỗ hổng chất lượng hiện tại. Có như vậy các biện pháp giải quyết việc làm mới có cơ hội thực thi.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 77)