Giải pháp phát triển thị trƣờng lao động đặc biệt là các trung tâm dịch vụ việc làm cầu nối giữa cung và cầu lao động

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 103 - 106)

tâm dịch vụ việc làm - cầu nối giữa cung và cầu lao động

Nói đến thị trường lao động tức là đề cập đến toàn bộ các quan hệ về lao động diễn ra trong nền kinh tế, bao gồm trao đổi, thuê mướn, mua bán sức lao động giữa người lao động tự do và người sử dụng lao động dựa trên cơ sở các quy định ràng buộc như: tiền công lao động, thời gian lao động, điều kiện lao động, thoả thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên.

Dưới góc độ giải quyết việc làm hoặc giảm thất nghiệp trong cơ chế thị trường về thực chất là giải quyết mối quan hệ giữa cung và cầu lao động trên thị trường lao động mà cụ thể hơn hơn tăng cầu về sử dụng lao động.

Trong giai đoạn vừa qua, Tỉnh Nghệ An đã quan tâm giải quyết cả cung và cầu lao động, nhưng chú trọng hơn tới các biện pháp kích cầu sử dụng lao động - giải quyết việc làm. Điều này thể hiện tính cấp bách trong việc tạo công việc làm và thu nhập cho người lao động của tỉnh. Tuy nhiên, để thực hiện chiến lược giải quyết việc làm mà tỉnh đề ra cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với cung của thị trường lao động:

- Tiếp tục thực hiện chương trình dân số - kế hoạch hoá gia đình để giảm tỷ lệ gia tăng dân số quá nhanh trên địa bàn tỉnh (từ năm 2000- 2004 tỷ lệ sinh ở Nghệ An luôn duy trì ở mức cao từ 1,8 – 2%, tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số dao động từ 1,1 - 1,4%), Nghệ An phấn đấu thực hiện các mục tiêu dân số, nhằm làm giảm tốc độ gia tăng dân số (dưới 1%) và dần ổn định về quy mô và cơ cấu dân số, lao động, đặc biệt tập trung ở các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu, vùng xa nơi trình độ dân trí thấp lại bị ảnh hưởng bởi phong tục tập quán lạc hậu. Chú ý điều tiết di cư hợp lý.

100

- Nâng cao chất lượng của nguồn nhân lực cả về thể lực và trí lực đặc biệt trong công tác đào tạo và đào tạo lại nghề cho người lao động đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH trong đó cần chú trọng tới đào tạo lao động ở nông thôn, đặc biệt là người lao động là người dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa.

Đối với cầu của thị trường lao động:

- Cần có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo ra được nhiều việc làm. Khuyến khích liên kết giữa các doanh nghiệp lớn - vừa - nhỏ, qua đó có thể tuyển dụng lao động có trình độ khác nhau từ lao động giản đơn đến lao động kỹ thuật cao, thực hiện chuyển giao kỹ thuật giữa doanh nghiệp lớn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thực hiện đào tạo theo phương thức vừa học vừa làm.

- Cần cải thiện môi trường kinh tế vĩ mô và môi trường đầu tư thông thoáng để thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích đầu tư tư nhân trong mọi lĩnh vực.

- Khuyến khích mở rộng các ngành sản xuất quy mô nhỏ, lựa chọn các công nghệ sản xuất phù hợp, sử dụng nhiều lao động; khuyến khích các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp ở nông thôn, phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại, làng nghề truyền thống để giải quyết việc làm tại chỗ.

- Các cấp chính quyền có vai trò quan trọng trong cung cấp thông tin, giới thiệu sản phẩm, tìm thị trường tiêu thụ; hoàn thiện khung pháp luật về lao động như: quy định về tiền công, tiền lương, các chế độ đối với với người sử dụng lao động, người lao động.

Sự ra đời của thị trường lao động tất yếu sẽ hình thành hệ thống dịch vụ việc làm với nhiệm vụ làm cầu nối giữa cung và cầu về lao động, đảm bảo sự phát triển cần bằng của thị trường lao động. Vấn đề phát triển dịch vụ việc làm cũng đã được Đảng, Nhà nước ta quan tâm thể hiện trong Văn kiện Đại

101

hội đại biểu toàn quốc lần thức VIII: "Mọi công dân đều được tự do hành nghề, thuê mướn nhân công theo pháp luật, phát triển dịch vụ việc làm” [23, tr.114].

Các trung tâm dịch vụ việc làm có nhiệm vụ tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề; cung cấp các dịch vụ việc làm thuận lợi cho người lao động và người sử dụng lao động; đào tạo ngắn hạn và bổ túc nghề cho người lao động nhằm đáp ứng nhu cầu của công việc. Để các trung tâm dịch vụ việc làm phát triển và thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Tỉnh Nghệ An cần chú trọng:

+ Quản lý, theo dõi sát sao hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm, theo đó, có chính sách khuyến khích giúp đỡ, tạo điều kiện cho các trung tâm dịch vụ việc làm đạt hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm, kiên quyết xoá bỏ các trung tâm dịch vụ việc làm có biểu hiện làm ăn gian dối, lừa đảo người lao động.

+ Khảo sát, đánh giá nhu cầu xây dựng và nâng cấp cơ sở vật chất của các trung tâm dịch vụ việc làm, quy hoạch, đổi mới và áp dụng các công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin để đảm bảo các hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm.

+ Tổ chức cho người thất nghiệp, người thiếu việc làm đăng ký tìm việc làm tại các trung tâm; cung cấp các dịch vụ miễn phí đối với người thất nghiệp, người thiếu việc làm đã đăng ký tìm việc làm gồm: tư vấn lựa chọn việc làm, nơi làm việc, tư vấn chọn nghề học, hình thức học và nơi học nghề; tư vấn lập dự án tạo việc làm hoặc dự án tạo thêm việc làm; tư vấn về pháp luật lao động liên quan đến việc làm, giới thiệu việc làm, bố trí việc làm, các dịch vụ khác liên quan đến việc làm việc làm.

+ Tổ chức các hội chợ việc làm để người lao động, người sử dụng lao động, các trung tâm dịch vụ việc làm, cơ sở đào tạo nghề trực tiếp gặp gỡ nắm

102

bắt thông tin, nhu cầu về lao động việc làm thông qua đó thúc đẩy quá trình giải quyết việc làm.

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 103 - 106)