Thực trạng giải quyết việc làm cho ngƣời lao động ở Nghệ An thời gian qua

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 57)

thời gian qua

a. Giải quyết việc làm cho người lao động theo ngành kinh tế Ngành nông nghiệp:

Trong những năm qua ngành sản xuất nông nghiệp ở Nghệ An đã có bước phát triển ổn định. Sản xuất nông nghiệp ở nhiều địa phương trong tỉnh đã chuyển sang hướng sản xuất hàng hoá, tập quán sản xuất độc canh từng bước được khắc phục, thay vào đó là việc áp dụng các tiến bộ của khoa học - kỹ

0 5 10 15 20 25 30 5.69 22.56 14.67 6.15 4.16 2.8 2.66 5.46 5.64 2.41

54

thuật, đưa giống mới vào sản xuất, đầu tư thực hiện thâm canh, chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm môi trường sinh thái của từng vùng mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trước. Các mô hình kinh tế hộ gia đình làm ăn giỏi được nhân rộng, kinh tế trang trại được mở mang và phát triển tốt... Tất cả thực tế đó đã tạo điều kiện cho người lao động có việc làm nhiều hơn trong nông nghiệp. Số lao động làm việc trong ngành nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục tăng lên về số tuyệt đối từ 1.095.587 người năm 2003, đến năm 2004 là 1.109.294 người, nhưng tỷ lệ phân bổ lao động cho nông - lâm - ngư nghiệp diễn ra theo xu hướng giảm dần từ 76,73% năm 2000 xuống còn 75,92% năm 2002 và 74,68% năm 2004. Trong đó, lao động bố trí vào nông nghiệp từ 956.378 người năm 2000 lên 991.015 người năm 20002 và 1.040.062 người năm 2004. Việc lao động tăng lên trong nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2004 là hoàn toàn phù hợp với quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh, gắn với quá trình đó là việc hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, đã tạo ra khối lượng hàng hoá xuất khẩu khá lớn và tăng thêm nhiều việc làm cho người lao động, như vùng chè Thanh Chương, Anh Sơn; cà phê, cam ở Phủ Quỳ, Nghi Lộc; lạc ở Diễn Châu, Nghi Lộc, dứa ở Quỳnh Lưu, Yên Thành, Nghĩa Đàn...; mía ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ, Anh Sơn...

Bảng 2.8. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế 2003 - 2004 phân theo ngành kinh tế.

Đơn vị tính: Người

Chia ra

2003 2004

Tổng số 1.417.677 1.445.926

1. Nông - lâm nghiệp 1.095.587 1.109.294

2. Thuỷ sản 34.100 33.089

3. Công nghiệp khai thác mỏ 17.331 18.003

4. Công nghiệp chế biến 52.348 54.378

55

6. Xây dựng 42.303 46.547

7. Thương nghiệp, sửa chữa xe có động cơ, mô tô 50.433 52.903

8. Khách sạn nhà hàng 10.939 11.475

9. Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc 21.440 22.490

10. Tài chính, tín dụng 2.383 2.500

11. Hoạt động khoa học và công nghệ 694 728

12. Các hoạt động liên quan 3.958 4.152

13. Quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng 14.778 15.502

14. Giáo dục đào tạo 51.109 53.613

15. Y tế cứu trợ xã hội `7.536 7.905

16. Hoạt động văn hoá - thông tin 1.363 1.430

17. Hoạt động Đảng, đoàn thể, hiệp hội 7.654 8.029

18. Hoạt động phục vụ cá nhân cộng đồng 2.109 2.212

19. Hoạt động làm thuê công việc gia đình 1.168 1.176

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2004, tr.117

Mặt khác, dưới tác động tích cực của các chương trình đầu tư phát triển nông nghiệp và các chương trình khác có liên quan như giải quyết việc làm - xoá đói giảm nghèo..., đã tạo điều kiện cho người dân có vốn, có nhận thức mới trong tổ chức sản xuất, tự tạo việc làm.

Thực hiện từng bước xã hội hoá nghề rừng, lao động bố trí cho lâm nghiệp cơ bản tập trung cho việc trồng mới hơn 10.000 ha rừng hàng năm, khoanh nuôi bảo vệ 56 vạn ha rừng tự nhiên và 7 vạn ha rừng trồng. Số lao động có việc làm chuyên lâm nghiệp từ 9.715 người năm 2002 tăng lên 14.982 người năm 2003 và 16.137 người năm 2004. Số lao động tăng lên trong lâm nghiệp chủ yếu tập trung cho việc trồng rừng nguyên liệu và khoanh nuôi, bảo vệ rừng và được tách khỏi lao động thuần nông.

Dưới tác động tích cực của chương trình đầu tư phát triển ngư nghiệp. Trong những năm, qua ngành ngư nghiệp đã có sự chuyển biến mạnh về cơ cấu theo hướng giảm thuyền nhỏ, tăng thuyền lớn, phát triển nuôi trồng, chế biến thuỷ, hải sản, việc làm cho người lao động trong ngành này tăng lên

56

nhanh nhờ kết hợp mở rộng đánh bắt, khai thác xa bờ với việc khôi phục, mở rộng, phát triển các ngành nghề truyền thống như dịch vụ nghề biển, chế biến nước mắm, khô mực, cá..., đặc biệt nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ, nhất là nuôi tôm, cua ở ven biển đưa diện tích nuôi trồng lên 15.000 ha năm 2004, trong đó có 1.380 ha mặn lợ và 13.400 ha nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt. Lao động được bố trí sắp xếp vào ngành ngư nghiệp tăng lên từ 44.465 người năm 2002 lên 53.094 người năm 2004.

Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản

Ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh đã phát triển dưới nhiều hình thức đa dạng. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế có xu hướng tăng dần qua các năm. Nếu năm 2001, khu vực kinh tế trong nước có 22.773 cơ sở sản xuất công nghiệp, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 3 cơ sở thì đến 2004 khu vực kinh tế trong nước của tỉnh tăng mạnh với 31.867 cơ sở sản xuất công nghiệp, trong đó: 33 cơ sở thuộc thành phần kinh tế nhà nước, 30 cơ sở thuộc thành phần kinh tế tập thể, 31.610 cơ sở thuộc thành phần kinh tế cá thể, 73 cơ sở thuộc thành phần kinh tế tư nhân, 115 cơ sở thuộc kinh tế hỗn hợp và 6 cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (xem bảng 2.9).

Bảng 2.9. Số cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Cơ sở

2001 2002 2003 Sơ bộ 2004 2004

Tổng số 22.776 29.243 29.864 31.867

I. Khu vực kinh tế trong nước 22.773 29.240 29.859 31.861

1. Nhà nước 53 44 41 33

57

- Địa phương quản lý 42 31 27 19

2. Tập thể 35 34 31 30

3. Cá thể 22.622 29.041 29.650 31.610

4. Tư nhân 32 52 55 73

5. Kinh tế hỗn hợp 31 69 82 115

II. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 3 3 5 6

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2004, tr. 115

Từ bảng 2.9, có thể nhận thấy ở khu vực kinh tế trong nước ở Nghệ An có sự dịch chuyển khá rõ nét các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thành phần kinh tế nhà nước qua cải cách DNNN đang dần co hẹp lại (năm 2001 có 53 cơ sở, đến năm 2004 chỉ còn 33 cơ sở) và các chính sách sản xuất công nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác như cá thể, tư nhân, kinh tế hỗn hợp lại có xu hướng tăng lên nhanh chóng. Riêng khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh còn rất ít và tăng chậm qua các năm, đến năm 2004 cả tỉnh mới chỉ có 6 cơ sở sản xuất công nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Công tác xây dựng cơ bản có nhiều tiến bộ hơn trước. Ngoài nguồn vốn tập trung, tỉnh đã huy động được các nguồn vốn khác cho đầu tư phát triển kinh tế. Năm 2004, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 7.655,9 tỷ đồng, tăng 37,2% so với kế hoạch và tăng 33,4% so với năm 2003. Việc phân bổ chỉ tiêu và giao kế hoạch cho các dự án được sớm hơn; phong trào làm giao thông nông thôn và thuỷ lợi đạt kết quả khá.

Số lao động đang làm việc trong ngành công nghiệp tăng đều qua các năm.

Bảng 2.10. Số lao động sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế

Đơn vị tính: Người

2001 2002 2003 Sơ bộ 2004 2004

58

Tổng số 59.322 68.669 71.485 76.654

I. Khu vực kinh tế trong nước 58.715 67.997 701.627 75.774

1. Nhà nước 11.224 9.491 9.169 9.500

- Trung ương quản lý 2.956 3.986 4.092 4.900

- Địa phương quản lý 8.268 5.505 5.077 4.600

2. Tập thể 4.996 1.263 1.329 1.443

3. Cá thể 40.719 52.225 53.745 56.066

4. Tư nhân 682 898 1.104 1.623

5. Kinh tế hỗn hợp 1.094 4.120 4.983 7.142

II. Khu vực có vốn đầu tư nhà nước 607 672 858 880

Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An 2004, tr.61

Số liệu bảng 2.9 và 2.10 cho thấy, trung bình mỗi năm ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản thu hút thêm được khoảng 8.000 lao động

Ngành dịch vụ:

Hoạt động thương mại - du lịch, dịch vụ có những chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất đạt 3.179,6 tỷ đồng năm 2004, bằng 100,5% kế hoạch và tăng 9% so với năm 2003. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn tỉnh đạt 56,2 triệu USD năm 2004, giảm 4% so với 2003 (do dịch cúm gia cầm (virut H5N1)); kim ngạch nhập khẩu đạt 77,9 triệu USD, bằng 99% so với năm 2003 [18, tr. 11.12]. Cơ sở vật chất của ngành du lịch tiếp tục được tăng cường, hạ tầng các khu vực du lịch bước đầu được triển khai xây dựng, nâng cấp và từng bước đưa vào sử dụng có hiệu quả như: công viên trung tâm, quảng trường Hồ Chí Minh, du lịch biển Cửa Lò, Cửa hội...

Thương mại, du lịch và dịch vụ đã đáp ứng cơ bản nhu cầu đời sống và sản xuất của xã hội, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển sản xuất, xây dựng đời sống của nhân dân.

Bảng 2.11. Hoạt động du lịch ở Nghệ An 2001 – 2004.

59

A. Khách đến du lịch (người)

1. Số lượt người lưu trú 606.547 653.432 879.554 1.046.265

Người Việt Nam 584.749 628.609 862.374 1.017.706

Người nước ngoài 21.798 24.823 17.180 28.920

2. Số ngày khách lưu trú 1.058.599 1.170.076 1.379.275 1.716.360 Người Việt Nam 1.027.088 1.133.895 1.351.891 1.658.630

Người nước ngoài 31.511 36.181 27.384 57.730

B. Doanh thu du lịch (tr. đồng)

* Tổng số 144.076 172.037 191.853 250.000

- Phân loại doanh thu

1. Doanh thu dịch vụ 52.604 74.638 89.050 116.037

+ Thuê phòng 46.789 53.675 63.154 82.292

+ Lữ hành 2.100 4.568 4.753 6.194

+ Vận chuyển khách 4.010 4.241 5.085 6.626

+ Thu khác 8.467 12.154 16.058 20.925

2. Doanh thu bán hàng hoá 30.106 40.236 36.651 47.760 3. Doanh thu bán hàng ăn uống 51.479 57.163 66.152 86.203

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Nghệ An 2004, tr.122

Bên cạnh đó, mạng lưới bưu điện phát triển (đến tháng 5/2005 toàn tỉnh có 225.834 máy điện thoại, trong đó: 116.147 điện thoại cố định, 14.411 thuê bao di động trả sau và 95276 thuê bao di động trả trước); các loại dịch vụ bảo hiểm phát triển đa dạng hơn; đến cuối năm 2003, 100% số xã có trạm y tế, nâng tổng số giường bệnh lên 6.055 giường; 62% dân cư được dùng nguồn nước sạch, đảm bảo vệ sinh, 89,07% số xã có điện lưới quốc gia [38, tr. 17].

Sự phát triển của ngành thương mại, du lịch và dịch vụ là điều kiện tốt nhất để khai thác tiềm năng lao động của tỉnh, tạo thêm nhiều việc làm mới. Xem bảng 2.12.

60

Bảng 2.12. Số người từ đủ 15 tuổi trở lên có VLTX trong ngành dịch vụ chia theo trình độ CMKT 2000 – 2004. Năm Tổng số Không có CMKT Sơ cấp/ chứng chỉ nghề CNKT không có bằng CNKT có bằng THCN CĐ, ĐH trở lên 2000 180.058 68.460 30.245 20.671 5.272 30.249 25.163 2002 192.038 64.379 34.680 23.606 7.826 31.739 29.725 2004 206.141 63.726 37.959 26.538 1.079 35.274 32.429

Nguồn: Thực trạng lao động việc làm Nghệ An 2000 - 2004.

Số lao động làm việc trong ngành dịch vụ tăng qua các năm. Năm 2000, số lao động có việc làm thường xuyên trong ngành dịch vụ là 180.058 người, đến năm 2004 tăng lên 206.141 người, bình quân mỗi năm tăng 6,5 nghìn lao động.

Như vậy, cơ cấu kinh tế tỉnh Nghệ An đang từng bước thay đổi, sản xuất hàng hoá ngày càng phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Theo đó cơ cấu việc làm và cơ cấu lao động cũng thay đổi. Tỷ trọng lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng lao động trong công nghiệp và dịch vụ tăng lên rõ rệt.

b. Giải quyết việc làm theo thành phần kinh tế

Nghệ An thực hiện chủ trương phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, trong những năm qua đã thực sự mở ra những khả năng to lớn để phát huy mọi tiềm năng, giải phóng triệt để hơn sức sản xuất. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh ngoài quốc doanh hoạt động có hiệu quả, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại phát triển phong phú, đa dạng trong các lĩnh vực, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động.

Cơ cấu lao động có việc làm thường xuyên chia theo thành phần kinh tế đã có sự thay đổi rõ nét. Trong tổng số lao động có việc làm thường xuyên thì

61

khu vực kinh tế nhà nước chiếm 8%, kinh tế tập thể là 42,86%, tư nhân chiếm 15,5%, kinh tế cá thể là 32,49%, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 0,85%, kinh tế hỗn hợp 0,3% [39, tr. 5].

Như vậy, có thể thấy lao động có việc làm trong khu vực quốc doanh ở Nghệ An chiếm tỷ trọng quá thấp (8%); còn lao động trong các cơ sở liên doanh và hỗn hợp đã hình thành nhưng khả năng thu hút lao động chưa mở ra nhiều. Kinh tế tập thể và kinh tế cá thể vẫn là các thành phần chủ yếu thu hút nhiều lao động và là nơi tạo ra được nhiều việc làm nhất cho người lao động ở Nghệ An.

Biểu 2.1: Cơ cấu lao động chia theo nhóm ngành, 1/7/2002

Đơn vị: % Nhóm ngành KTQD Tổng số Khu vực thành phần kinh tế Nhà nƣớc Tập thể nhân Cá thể Có vốn ĐTNN Hỗn hợp Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 Chia ra - Nông, lâm, ngư nghiệp 75,93 2,98 95,90 8,98 54,15 - 3,06 - Công nghiệp và xây dựng 9,26 17,06 3,31 57,34 18,13 71,88 56,75 - Dịch vụ 14,65 79,86 0,79 33,68 27,69 28,15 40,19

Nguồn: Thực trạng Lao động- việc làm Nghệ An 2002, tr. 15 c. Giải quyết việc làm theo khu vực

Khu vực thành thị

Nghệ An là một tỉnh nông nghiệp, phần lớn dân cư sống ở nông thôn. Số người ở thành thị chỉ có 316.709 người, chiếm 10,55%, trong đó số nhân khẩu từ đủ 15 tuổi trở lên là 243.613 người, chiếm 76,9% so với thực tế thường trú trong khu vực. trong độ tuổi lao động là 206.252, chiếm 65,3%. Ngoài lực lượng lao động tại chỗ, hàng năm có một lực lượng lao động đáng kể từ các vùng nông thôn vào các khu công nghiệp, đô thị tìm kiếm việc làm,

62

đặc biệt là từ khi chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Người lao động nông thôn vào khu đô thị tìm việc và làm việc với nhiều dạng khác nhau và có xu hướng ngày càng tăng, một số vào theo mùa vụ nông nhàn trong nông nghiệp, một số khác tìm việc và làm việc thường xuyên trong năm... Đó là lực lượng đáng kể bổ sung vào nguồn lao động ở khu vực thành thị.

Về trình độ học vẫn nói chung của người dân ở thành thị là khá cao và ngày càng được nâng cao hơn.

Về trình độ chuyên môn kỹ thuật: lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật ở thành thị là tương đối cao, tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo từ sơ cấp, học nghề trở lên chiếm 69,03%; đã qua đào tạo từ chuyên môn kỹ thuật có bằng trở lên 39,61% trong tổng số lực lượng lao động thành thị của toàn tỉnh.

Vấn đề sử dụng nguồn lao động ở khu vực thành thị trong thời gian qua: tỷ lệ lao động có việc làm thời kỳ 2000 - 2004 của khu vực thành thị là 94,3% (trong độ tuổi lao động); tỷ lệ lao động không có việc làm ở khu vực thành thị giảm từ 6,7% năm 2000 xuống còn 5,59% năm 2003 và 5,37% năm 2004 [8, tr. 135].

Thực hiện cơ chế đổi mới, Nghệ An đã có chủ trương và chính sách

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm trong quá trình phát triền kinh tế - xã hội ở Nghệ An (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)