huyện Anh Sơn
4.2.3.1 Mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi cung ứng
Trong chuỗi cung ứng bất kỳ, yếu tố gắn kết giữa các tác nhân đó chính là dòng sản phẩm nhưng dòng sản phẩm lại chịu tác động của dòng thông tin và dòng tài chính trong nó. Mối quan hệ giữa các tác nhân được thể hiện thông qua sự trao đổi thông tin của họ nhưng mức độ trao đổi của họ đối với các đối tác của mình mời thực sự có ý nghĩa đối với hoạt động của toàn chuỗi làm cho chuỗi trơn tru hay bế tắc. Trong chuỗi cung ứng các sản phẩm thịt lợn tại huyện Anh Sơn cũng có sự tác động qua lại giữa các tác nhân nhưng do đối với các đối tác khác nhau mức độ trao đổi cũng khác nhau và yếu tố trao đổi cũng khác nhaụ
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 93
Bảng 4.22 Mức độ trao đổi thông tin của hộ chăn nuôi với các thành viên chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn
ĐVT: %
Thành viên chuỗi cung ứng Thường xuyên Không thường xuyên Không trao đổi Hộ chăn nuôi khác 83,00 17,00 0,00 Hộ thu gom 25,00 21,67 53,33 Hộ giết mổ 63,33 36,67 0,00 Hộ bán lẻ 28,33 35,00 36,67
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011
Đối với hộ chăn nuôi: Đối với sự trao đổi giữa các hộ chăn nuôi với nhau ta thấy 85% các hộ có sự trao đổi thông tin với nhau chủ yếu về giá cả, các thông tin về các loại đầu vào và cách thức chăn nuôi để học hỏi kinh nghiệm của nhaụ Còn đối với các tác nhân khác như người thu gom chỉ có khoảng 25% hộ chăn nuôi thường xuyên đây chủ yếu những người bán cho cho người thu gom nên thường xuyên gọi điện hỏi về giá cả, về khả năng tiêu thụ hàng tháng. Có tới 53,33% hộ chăn nuôi không hề trao đổi thông tin với người thu gom vì họ gần như ít bán cho hộ thu gom nên hộ không tham khảo thông tin từ tác nhân nàỵ Những hộ chăn nuôi này chủ yếu là hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và một số quy mô vừạ Không có hô chăn nuôi nào không trao đổi với hộ giết mổ, kể cả những hộ không bán cho người giết mổ vẫn thường xuyên trao đổi với người giết mổ để họ biết được thông tin từ nhiều phía nhằm không bị thiệt khi bán. Trao đổi với người bán lẻ chủ yếu là phụ nữ khi đi mua thịt thì trao đổị
Bảng 4.23 Sự đánh giá mối quan hệ của hộ chăn nuôi với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng
ĐVT:%
Thành viên chuỗi cung ứng Rất chặt chẽ Chặt chẽ Không chặt chẽ
Hộ thu gom 15,38 38,46 46,15
Hộ giết mổ 8,93 28,57 62,50
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 94
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011
Qua bảng 4.23 ta thấy được sự liên kết của các hộ chăn nuôi với các nhân khác là chưa chặt chẽ. Trong những hộ thường xuyên trao đổi và mua bán với hộ thu gom chỉ có 15,38% số đó là liên kết chặt chẽ hơn. Trong những hộ này chuyên chỉ bán cho 1 đến 2 người thu gom và người thu gom này luôn sẵn lòng mua và trao đổi thông tin với hộ chăn nuôi nàỵ Còn các hộ chăn nuôi khác có trao đổi thông tin với hộ thu gom nhưng chưa có sự chặt chẽ và ngược lại thì hộ thu gom cũng không sẵn lòng trả và trao đổi thông tin với hộ chăn nuôị Đối với người giết mổ 62,50% không có sự liên kết chặt chẽ, hộ chăn nuôi khi nào lợn to và muốn bán thì liên lạc với hộ giết mổ và hộ nào trả giá hợp lý hơn thì bán. Chỉ có 8,93% hộ chăn nuôi bán cho hộ giết mổ thường xuyên mua cho hộ chăn nuôi và hộ giết mổ sẳn lòng mua lợn cả những lúc lợn ế khó bán và ngược lại những hộ chăn nuôi này sẵn sàng bán cho những hộ giết mổ này khi lợn hiếm và giá caọ
Đối với hộ thu gom: Qua quá trình điều tra thấy các hộ thu gom thường xuyên trao đổi thông tin và có mối quan hệ chặt chẽ với người thu gom khác. Cụ thể được thể hiện bảng 4.24 các hộ thu gom thường xuyên trao đổi với hộ thu gom khác là 74,81%. Những hộ thu gom trong huyện thường xuyên trao đổi trực tiếp hoặc điện thoại với nhaụ Tác nhân này rất ít quan hệ trao đổi thông tin với các người giết mổ trong huyện chiếm 53,12% là không trao đổi với nhau, chủ yếu hộ trao đổi với hộ thu gom và hộ giết mổ ngoài huyện 89,54% thường xuyên trao đổi thông tin vì đây là khách hàng của họ. Như vậy tác nhân này chưa tạo được mối liên kết chặt chẽ với các tác nhân đầu ra cho mình, nhất là các tác nhân trong huyện. Đây cũng là một điểm đang yếu của chuỗi cung ứng hiện nay cần phải khắc phục.
Bảng 4.24 Mức độ trao đổi thông tin của hộ thu gom với các thành viên chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn
ĐVT:%
Thành viên chuỗi cung ứng Thường xuyên Không thường xuyên
Không trao đổi
Hộ thu gom khác 74,81 25,19 0,00
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 95 Thu gom, giết mổ ngoài huyện 89,54 10,46 0,00
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011
Đối với hộ giết mổ: Hộ này thường xuyên trao đổi thông tin với các người giết mổ khác trong huyện chiếm 77,78% thường xuyên và 22,22% trao đổi không thường xuyên không có hộ nào không trao đổi, nhưng những giữa các hộ này lại chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau chưa hỗ trợ nhau trong việc tạo ra nguồn hàng ổn định. Các hộ này gần như chỉ có thống nhất giá và chất lượng với nhau chứ ít trao đổi các thông tin khác. Những hộ giết mổ thường xuyên trao đổi thông tin với người bán lẻ vì hộ bán lẻ vì đây là người trực tiếp và thường xuyên mua hàng cho hộ giết mổ. Giữa 2 tác nhân này có khoảng 40% có sự liên kết chặt chẽ với nhaụ Hộ ít trao đổi thông tin với hộ chế biến và nhà hàng vì 2 hộ này ít mua bán với nhau và chỉ nắm bắt thông tin qua người bán lẻ.
Bảng 4.25 Mức độ trao đổi thông tin của hộ giết mổ với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn
ĐVT:%
Thành viên chuỗi cung ứng Thường xuyên Không thường xuyên Không trao đổi Hộ giết mổ khác 77,78 22,22 0,00 Người bán lẻ 100,00 0,00 0,00 Người chế biến, nhà hàng 0,00 33,33 66,67
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011
Đối với người bán lẻ: Hộ này thường xuyên trao đổi với người giết mổ về giá cả cả, lượng tiêu thụ và khả năng tiêu thụ của từng thời điểm vì hộ giết mổ là người cung cấp lượng lợn chính cho người bán lẻ. Đặc biệt lượng tiêu thụ và thái độ phản ánh của khách hàng đều được nhà bán lẻ thu thập và cung cấp lại cho các nhà giết mổ. Hộ bán lẻ thường xuyên trao đổi và tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng về chất lượng và phản ứng của khách hàng về giá cả cụ thể 83,33% thường xuyên trao đổi và không có hộ nào không trao đổị Hộ này thường xuyên trao đổi thông tin với người bán lẻ 91,67% và họ thường trao đổi với nhau về giá cả, chất lượng và nguồn
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 96 hàng từng địa phương. Còn đối với tác nhân nhà hàng và hộ chế biến chủ yếu trao đổi thông tin về chất lượng và khối lượng tiêu thụ hàng ngàỵ
Bảng 4.26 Mức độ trao đổi thông tin của hộ bán lẻ với các tác nhân khác trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn ĐVT:% Thành viên chuỗi cung ứng Thường xuyên Không thường xuyên Không trao đổi Hộ bán lẻ khác 91,67 8,33 0,00 Hộ tiêu dùng 83,33 16,67 0,00 Hộ chế biến, nhà hàng 16,67 41,67 41,67
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011 4.2.3.2 Phương thức giao dịch, trao đổi giữa các thành viên trong chuỗi
Nhìn chung đã có sự trao đổi giao dịch và trao đổi giữa các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện và sự trao đổi ngày càng nhiều hơn, phương thức giao dịch ngày càng đa dạng nhưng vẫn đang nhiều lỏng lẻo, chưa tạo được sự liên kết thật sự chặt chẽ. Cụ thể qua bảng 4.27 chúng ta thấy được về cách thức thỏa thuận chủ yếu là thỏa thuận miệng và tự do còn hợp đồng văn bản chỉ có hộ thu gom chưa thấy có hộ nào thực hiện. Tuy nhiên sự hợp đồng miệng giữa các tác nhân có sự tin tưởng lẫn nhau rất tốt.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 97
Bảng 4.27 Phương thức giao dịch của các tác nhân trong chuỗi cung ứng
ĐVT:%
Hộ chăn nuôi Hộ thu gom Hộ giết mổ Hộ bán lẻ
Chỉ tiêu Hộ thu gom Hộ giết mổ Hộ giết mổ Hộ thu gom khác Hộ bán lẻ Hộ chế biến Hộ chế biến Hộ tiêu dùng Miệng 35 20 0 68 65 0 55 25 Cách thức thỏa thuận Văn bản 0 0 0 10 0 0 0 0 Trả ngay 90 25 - 100 35 - 25 85 Trả sau 10 75 - 0 65 - 75 15 Phương thức thanh toán Ứng trước 0 0 - 0 0 - 0 0 Người mua vận chuyển 100 100 - 0 62 - 35 90 Phương thức vận chuyển Người bán vận chuyển 0 0 - 100 38 - 65 10
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 98 Giữa hộ sản xuất và hộ thu gom thỏa thuận miệng chiếm 35 % còn lại là tự do, Giữa hộ sản xuất và hộ giết mổ thì có sự thỏa thuận càng ít hơn nữa chỉ chiếm 20% tuy các hộ đã phát triển quy mô chăn nuôi lớn hơn trước nhưng sự liện kết giưa các tác nhân chưa phát triển nhiềụ Đối với hộ thu gom của huyện với hộ thu gom khác đã tạo được sự liên kết chặt chẽ hơn, có tới 65% sự mua bán giữa 2 tác nhân này có sự thỏa thuận miệng và đặc biệt hơn nữa là đã có hợp đồng văn bản nhưng vẫn nhỏ chỉ chiếm 10%.
Phương thức thanh toán hộ thu gom và hộ chăn nuôi 90% thanh toán tiền mặt ngay sau khi bắt lợn, hộ thu gom chỉ nợ 1 ít của người chăn nuôi với quy mô lớn vì giữa họ tuy thỏa thuận miệng nhưng có sự tin tưởng nhau lớn và hơn nữa mỗi lần bắt với khối lượng lớn. Các hộ giết mổ thường trả chậm hộ chăn nuôi 1 đến 5 ngày, chỉ có khoảng 25% là trả tiền ngay sau khi bắt. Các tác nhân như giữa người giết mổ, người chế biến, người bán lẻ thường chỉ trả trước 1 phần tiền mặt còn lại trả sau đó 1 đến 3 ngàỵ Chỉ có giữa hộ bán lẻ và hộ tiêu dùng ít có sự trả sau có tới 85% trả ngay khi mua thịt, có khoảng 13% trả sau đó từ 2 ngày đến 1 tháng, còn 2% trả rất chậm có người tới 2 năm.
Đối với việc mua lợn hơi chủ yếu các hộ thu gom và hộ giết mổ mua của các hộ chăn nuôi tự vận chuyển 100%. Còn ngược lại thì hộ thu gom trong huyện với người thu gom khác thi 100% thu gom trong huyện phải chở đị
4.2.3.3 Phương tiện vận chuyển của các tác nhân
Bảng 4.28 Phương tiện vận chuyển sản phẩm của các tác nhân
ĐVT: % .
Chỉ tiêu Hộ thu gom Hộ giết mổ, bán buôn Hộ bán lẻ
Ôtô 100
Xe máy 72 86
Xe kéo 28 14
Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011
Người giết mổ đối với người bán lẻ thì 62% là người mua tự vận chuyển và 38% người bán tự vận chuyển. Hộ chế biến được các hộ bán lẻ vận chuyên tới tận
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 99 nhà chiếm tới 65%. Phương tiện và tỉ lệ vận chuyển của các tác nhân khác nhaụ Đối với hộ thu gom 100% bằng ô tô. Khi hộ thu gom đi mua bằng xe máy và đã dặn trước hộ chăn nuôi là đến ngày nào sẽ đến bắt lợn. Ngày đó hô thu gom dùng ô tô đi bắt từng đàn của các hộ chăn nuôị Vận chuyển đi bán cho các hộ thu gom khác hay lò mổ ở huyện, tỉnh khác. Hộ giết mổ mua lợn của hộ chăn nuôi 72% vận chuyển xe máy và 28% vận chuyển bằng xe kéọ Hộ giết mổ vận chuyển bằng xe kéo khi mua 3 đến 5 con của 1 hộ chăn nuôi cùng 1 lúc.