Tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên thế giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 40)

2.2.1.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2008) tổng đàn lợn toàn thế giới năm 2000 là 895733,4 nghìn con, đến năm 2007 là 918278,5 nghìn con. Trong đó phân bố không đều giữa các châu lục.

Châu Á luôn luôn là châu lục có số lượng đàn lợn cao nhất thế giớị Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) năm 2007 Châu Á có 535076,8 nghìn con, châu Âu đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 198039,7 nghìn con, ít nhất là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 30

châu Đại Dương với 5510,97 nghìn con. Nước có đầu lợn cao nhất thế giới là Trung Quốc với 425672621 con, chiếm 46,36% số lượng lợn toàn thế giớị Việt Nam đứng thứ năm thế giới với 26560700 con, chiếm 2,89% đàn lợn toàn thế giớị Số lượng lợn của Trung Quốc gấp 16 lần Việt Nam.

Bảng 2.1 Số lượng lợn chăn nuôi trên thế giới từ 1998- 2007

ĐVT: 1000 con STT Tên nước 1998 2000 2005 2007 1 Trung Quốc 408,425 438,785 440,468 425,673 2 Hoa Kỳ 61,158 59,342 60,975 61,860 3 Brazil 30,007 31,562 34,064 35,945 4 Đức 24,795 25,633 26,858 27,125 5 Việt Nam 18,132 20,194 27,435 26,561 6 Tây Ban Nha 19,397 22,418 24,884 26,061 7 Ba Lan 19,168 17,122 18,112 18,129 8 Nga 17,348 18,271 13,413 15,919 9 Mexico 14,972 16,088 15,342 15,500 10 Canada 11,985 12,904 14,810 14,907 11 Pháp 14,501 14,930 14,951 14,736 12 Ấn Độ 13,328 13,400 14,000 14,000 13 Đan Mạch 12,095 11,922 13,534 13,723 14 Philippines 10,210 10,713 12,140 13,459 15 Netherlands 13,446 13,118 11,312 11,600 16 Các nước còn lại 178,864 169,331 173,121 183,081 Tổng cộng 867,832 895,733 915,419 918,278

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 31

Trong vòng 10 năm (1998-2007) mức tăng trưởng hàng năm đàn lợn toàn thế giới là 2.52%, chứng tỏ tăng không nhiềụ Tùy theo nhu cầu của từng nước mà có mức tăng, giảm khác nhaụ Riêng nhu cầu về các loại thịt thì đều tăng ở hầu hết các nước trên thế giớị

Trung Quốc: Là nước có qui mô chăn nuôi lợn lớn nhất thế giớị Số lượng đầu lợn chiếm gần 50% đàn lợn toàn thế giớị Người Trung Quốc cũng nổi tiếng với tính sáng tạo năng suất lao động cao nên luôn đi đầu trong việc giảm giá thành sản xuất. Với qui mô đàn lợn quá lớn như vậy nên ngành thịt lợn Trung Quốc có sức mạnh chi phối lớn với ngành thịt lợn toàn thế giớị Trong những nước đi tiên phong về công nghệ xử lý môi trường chăn nuôi thì Trung Quốc đang nổi lên là nước dẫn đầụ Có thể kể đến một số nghiên cứu của các nhà khoa học về tổng hợp nhiều loại vi sinh kết hợp tạo nên lớp nền chuồng trại giúp phân huỷ hết chất thải của chăn nuôi, giảm chi phí điện nước, nhân công và còn góp phần tăng khả năng tăng trọng của lợn.

Tình hình dịch bệnh ở lợn diễn biến rất phức tạp. Do qui mô chăn nuôi lớn nên khi dịch bệnh xảy ra thì thiệt hại là vô cùng to lớn. Năm 2006, Trung Quốc bùng phát dịch bệnh lợn tai xanh... thiệt hại vô cùng to lớn, nguy hại nhất là dịch bệnh này đã là chết, hỏng phần lớn đàn lợn nái, lợn con cũng bị chết nhiềụ Nên sau dịch Trung Quốc thiếu hụt lợn giống nghiêm trọng.

Mỹ: Là nước đứng thứ hai trên thế giới về số lượng đầu lợn nuôị Trong chúng ta ai cũng biết Mỹ là nước đi đầu trong ứng dụng công nghệ hiện đại, nhưng ngành nông nghiệp Mỹ cũng rất mạnh. Ngành chăn nuôi Lợn của Mỹ đã phát triển từ rất lâu và ổn định số lượng trong gần mười năm nay ở mức 60 triệu con lợn. Chăn nuôi lợn ở Mỹ chủ yếu tập trung trong các trang trại lớn. Chăn nuôi và Chế biến gần như khép kín theo một qui trình mà ở đó mỗi con lợn đều có mã số riêng để có thể quản lý chất lượng. Khi con lợn được vào lò mổ ở đầu này thì cuối dây chuyền thịt đã được cắt thành từng phần theo qui cách nhất định hoặc thành sản phẩm sẵn sàng cho tiêu dùng.

2.2.1.2 Tình hình sản xuất lợn thịt ở Việt Nam

Chăn nuôi lợn ở Việt Nam đã có từ rất lâu đời và đã trở thành tập quán sản xuất của nhân dân. Trải qua nhiều giai đoạn phát triển của nền kinh tế, chăn nuôi lợn cũng có những bước thăng trầm trong quá trình phát triển. Từ hình thức sản

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 32

xuất tập trung, quy mô lớn dạng các trang trại chăn nuôi quốc doanh đến hình thức nuôi gia công cho nhà nước tại các hộ gia đình, cấm các hộ tự ý chăn nuôi, giết mổ gia súc, cho đến khi có chính sách đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp nông thôn, chăn nuôi được công nhận là một ngành kinh tế giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, được khuyến khích phát triển thì chăn nuôi lợn đã được phổ biến tại hầu hết các hộ gia đình nông thôn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 33

Bảng 2.2 Số lượng lợn và sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng

Năm ĐVT 2006 2007 2008 2009 2010 TDPTBQ (%) Số lượng lợn 1000 con 26855,33 26560,65 26701,60 27627,73 27373,15 100,48 Số lượng lợn thịt 1000 con 22433,32 22635,79 22286,11 23325,85 23102,81 100,74 Sản lượng 1000 Tấn 2505,10 2552,86 2771,00 2931,42 3036,36 104,93

Nguồn: Niên giám thống kê 2010

Tình hình dịch bệnh trong chăn nuôi ngày càng diễn biến phức tạp va gây hậu quả nghiêm trọng. Có thể kể đến hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp hay còn gọi là bệnh tai xanh. Cuối tháng 3/2007, dịch tai xanh bùng phát tại Hải Dương và sau đó lan nhanh ra 7 tỉnh: Hưng Yên, Quảng Ninh, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng và Lào Cai làm gần 30000 lợn bị nhiễm bệnh. Tháng 6/2007, bệnh bùng phát tại Quảng nam và lây lan ra 118 xã thuộc 23 huyện, 7 tỉnh làm hơn 33,839 con lợn nhiễm bệnh, chết và tiêu hủy hơn 7967 con… đó mới là con số thống kê được, là phần nổi của tảng băng trôị Năm 2008, dịch tai xanh tái phát với qui mô lan rộng hơn trên 10 tỉnh, trong đó có thành phố Hà Nộị Thiệt hại do bệnh dịch gây ra là rất nghiêm trọng, nhưng thực tế cho bệnh không thể dập tắt được khi mà người chăn nuôi còn bán chạy lợn bệnh, vứt lợn chết, lợn bệnh bừa bãi ra môi trường, người kinh doanh buôn bán lợn từ nơi có dịch đến nơi chưa có dịch, và cơ quan nhà nước thì vẫn chưa tìm ra biện pháp khống chế được tình trạng nàỵ Khi khắc phục được những yếu kém đó thì chắc chắn rằng ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ.

Tình hình tốc độ tăng đàn lợn qua 5 năm qua là không đáng kể số lượng đàn lợn tăng 0,48%. Nhưng với quy trình và phương thức nuôi được cải tiến nhiều nên sản lượng tăng lên được 4, 93%.

2.2.1.3 Một số mô hình liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 34

Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và triển khai thực hiện mối liên kết giữa các bên liên quan trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nên ngay từ năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg với nội dung khuyến khích các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế ký kết hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa với người sản xuất (hợp tác xã, hộ nông dân, trang trại, đại diện hộ nông dân) với sự liên kết hỗ trợ của nhà nước và nhà khoa học, nhằm gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông sản hàng hóa để phát triển sản xuất ổn định, bền vững. Theo đó, mục tiêu đặt ra là đến năm 2005 ít nhất 30% và đến năm 2010 có trên 50% sản lượng nông sản hàng hóa của một số ngành sản xuất hàng hóa lớn được tiêu thụ thông qua hợp đồng. Tuy nhiên, sau những thành công bước đầu, đến nay việc thực hiện mối liên kết này vì nhỉều lý do khác nhau đã không đem lại kết quả như mong muốn. Hiện tại các cơ quan chức năng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang rà soát thay thế chính sách này bằng một chính sách khác khả thi hơn.

b. Mô hình liên kết cung ứng trong sản xuất cá tra

“Liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất cá tra” lần đầu tiên được tiến hành đồng bộ với 24 thành viên, tổng diện tích nuôi tham gia trên 28 ha tại An Giang và Cần Thơ do TAFISHCO tiến hành thí điểm từ tháng 8/2011 đến nay cũng đạt nhiều kết quả tốt. Mô hình liên kết với chuỗi giá trị khép kín gồm các thành viên như: Doanh nghiệp cung ứng thuốc, hóa chất - Doanh nghiệp sản xuất, cung ứng thức ăn chăn nuôi - cơ sở ương, nuôi giống - cơ sở nuôi cá thịt - doanh nghiệp chế biến xuất khẩu - nhà nhập khẩụ Trong đó, đầu mối là doanh nghiệp chế biến thực hiện tất cả các khâu trung gian nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích các bên. Đây được xem là mô hình chuỗi liên kết khá chặt chẽ, đảm bảo truy xuất nguồn gốc, hạ giá thành sản xuất và nhất là giải quyết bài toán ép giá, tranh mua, tranh bán cá tra thời gian quạ Tổng Giám đốc TAFISHCO đánh giá: “Chuỗi liên kết sản xuất cá tra được hình thành trên tinh thần hài hòa lợi ích. Điểm đáng quan tâm trong mô hình này là việc được cung cấp giống, thức ăn, thuốc, tín dụng... Công ty sẽ thu mua cá của người nuôi bằng giá thị trường cộng thêm 200 đồng/kg”.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 35

Mặc dù vậy, việc thực hiện liên kết vẫn chưa thực sự chặt chẽ, vẫn còn hiện tượng không tuân thủ hợp đồng đã ký giữa các bên tham gia, nhất là từ phía người nuôi cá tra và doanh nghiệp chế biến. Những khó khăn, bất cập xuất hiện từ mô hình này khiến cho việc nhân rộng mô hình, hình thành các chuỗi liên kết dọc và liên kết ngang trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra nói riêng và nông sản nói chung chưa thể đẩy mạnh được.

c. Mô hình liên kết cung ứng trong sản xuất lúa gạo xuất khẩu

Mô hình “cánh đồng mẫu lớn” triển khai ở An Giang từ vụ đông xuân 2010 - 2011 đến nay đã mang lại những tác động hiệu quả cả về mặt kinh tế lẫn xã hộị Mô hình này cho thấy những thành công bước đầu cho việc xây dựng mối liên kết làm ăn bền vững giữa nhà doanh nghiệp và người nông dân theo quy trình khép kín. Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, đơn vị được chọn thí điểm triển khai mô hình cho biết: “Mô hình liên kết “cánh đồng mẫu lớn” đang triển khai ở 9 vùng nguyên liệu với 684 nông hộ tham gia với diện tích 1.600 hạ Các giống chủ yếu của mô hình là những giống lúa chất lượng cao, như: OM4218,OM2517, Jasminẹ Nông dân khi bán lúa chỉ cần đến với kho, các khâu thu hoạch, chuyên chở, bao bì, nhân công... đều do công ty đảm trách. Giá bán được niêm yết theo giá thị trường hằng ngày và nông dân khi mang lúa đến có quyền ký gửi hay bán tùy ý, miễn sao thấy có lãi nhất. Đây chính là cái mới và điển hình của cách làm ăn bình đẳng đảm bảo cho nông dân có lãi cao nhất từ hạt lúa của mô hình cánh đồng mẫu mà chúng tôi đang xây dựng”. Qua kiểm định độc lập của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thuộc Trường Đại học An Giang cho thấy, mức thu nhập của bà con nông dân tham gia mô hình khá cao, từ 22 triệu đồng đến trên 33 triệu đồng/ha/vụ.

d. Mô hình liên kết của doanh nghiệp với nông dân sản xuất nguyên liệu trong chế biến chè

Công ty CP chè Than Uyên (Tân Uyên, Lai Châu) đã thực hiện liên kết với người nông dân sản xuất nguyên liệu phục vụ công tác chế biến của mình bằng cách đầu tư vốn, vật tư đầu vào… cho sản xuất nguyên liệu chè, thông qua hợp đồng đã ký kết từ trước. Chè nguyên liệu được thu mua với giá tạm tính ngang bằng với giá

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 36

thị trường tại cùng thời điểm. Giá thu mua chè chính thức được Công ty tính vào cuối vụ dựa trên lợi nhuận thu được thông qua bán chè thành phẩm đã qua chế biến và thường cao hơn giá chè trung bình của địa phương. Với mô hình này người nông dân đã có thể gắn lợi ích của mình với quá trình chế biến, kinh doanh của doanh nghiệp nên chất lượng sản phẩm được nâng cao, liên kết tỏ ra chặt chẽ hơn. Mặt khác, thông qua việc gắn kết giữa các bên với nhau, cùng chia sẻ lợi nhuận đã tạo điều kiện cho việc chế biến và kinh doanh của công ty trở nên ổn định và phát triển hơn.

ẹ Mô hình liên kết trong sản xuất cà phê

Mô hình do Sở Kế hoạch và Đầu tư Đăk Lăk thực hiện với sự hỗ trợ của Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) tại xã EA Hiao, huyện Ea Hleo trong năm 2006- 2008. Tham gia mô hình có 42 hộ nông dân trồng cà phê. Mô hình đã tạo ra mối liên kết giữa người cung cấp nguyên liệu đầu vào cho sản xuất cà phê, người nông dân trồng cà phê, người thu mua trung gian và người tiêu thụ sản phẩm cuối cùng (nhà xuất khẩu cà phê nhân). Mô hình này đã cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất cho người nông dân, hài hòa lợi ích giữa người cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, người trồng cà phê, người thu gom cà phê và nhà xuất khẩu cà phê nhân. Mặc dù vậy, mô hình chịu nhiều ảnh hưởng từ nguồn vốn hỗ trợ của dự án thông qua Cơ quan Hợp tác kỹ thuật Đức (GTZ) nên khó có thể nhân rộng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 40)