Đặc điểm của chuỗi cung ứng thịt lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 26)

Mỗi chuỗi cung ứng khác nhau đáp ứng những nhu cầu khác nhau của thị trường nhưng bất kỳ chuỗi cung ứng nào các công ty trong đó cũng cần trả lời những câu hỏi cơ bản về sản xuất, hàng tồn kho, địa điểm, vận chuyển, thông tin. Đây được gọi là những yếu tố dẫn dắt chuỗi cung ứng nói chung và chuỗi cung ứng thịt lợn nói riêng

Về sản xuất: Thị trường cần có sản phẩm gì? Sản phẩm được sản xuất khi nào và số lượng bao nhiêủ

Về tồn kho: Hàng tồn kho nào sẽ được tồn trữ ở mỗi giai đoạn trong chuỗi cung ứng? Mức tồn kho là bao nhiêu nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm? Xác định mức độ tồn kho và điểm tái đặt hàng tốt nhất là bao nhiêủ

Về địa điểm: Nơi nào có điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tồn trữ hàng hóả Nơi nào có hiệu quả nhất về chi phí trong việc sản xuất và tồn trữ hàng hóả Nên sử dụng những điều kiện thuận lợi sẵn có hay tạo ra điều kiện thuận lợi mớỉ

Về vận chuyển: Vận chuyển sản phẩm bằng phương tiện nào là hợp nhất tùy theo từng điều kiện khác nhau về chủng loại hàng hóa, khối lượng vận chuyển, về địa điểm cần vận chuyển tới, thời gian vận chuyển?

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 16

Về thông tin: Nên thu thập những thông tin gì? Nên chia sẻ bao nhiêu thông tin? Thông tin càng nhanh và càng chính xác sẽ giúp cho các thành viên trong chuỗi đưa ra những quyết định phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhaụ

Trả lời những câu hỏi này, các tác nhân trong chuỗi cung ứng sẽ đưa ra những quyết định ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả của toàn chuỗị Tuy nhiên để trả lời những câu hỏi trên, các tác nhân tham gia chuỗi cung ứng phải ý thức rõ thị trường mà nó phục vụ cũng như đối tượng khách hàng mà họ hướng tớị Sự năng động của chuỗi cung ứng trong việc nắm bắt thị trường sẽ giúp cho việc thỏa mãn nhu cầu khách hàng nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn.

Trước hết, về mặt lý thuyết, chuỗi cung ứng hoạt động như một đơn vị cạnh tranh riêng biệt và cố hữu, thực hiện việc mà nhiều doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp hội nhập dọc cố gắng đạt được và đã thất bại trong việc thực hiện mục tiêu nàỵ Điểm khác biệt chính là các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng hoàn toàn tự do trong việc quyết định thâm nhập hoặc rời khỏi mối quan hệ chuỗi nếu mối quan hệ này không còn đem lại lợi ích cho họ. Đó chính là tổ chức thị trường tự do nhằm giúp đỡ chuỗi cung ứng vận hành một cách có hiệu quả hơn các khối liên kết dọc. Vì vậy, chuỗi cung ứng vận động và linh hoạt.

Thứ hai, tất cả sản phẩm đến tay người tiêu dùng thông qua một vài hình thức của chuỗi cung ứng, một số thì lớn hơn và một số thì phức tạp hơn rất nhiềụ Chúng ta nhận thấy rằng chỉ có một nguồn tạo ra lợi nhuận duy nhất cho toàn chuỗi đó là khách hàng cuối cùng. Khi các tác nhân trong chuỗi cung ứng ra các quyết định kinh doanh mà không quan tâm đến các thành viên khác trong chuỗi, điều này dẫn đến giá bán cho khách hàng cuối cùng là rất cao, mức phục vụ chuỗi cung ứng thấp và điều này làm cho nhu cầu khách hàng tiêu dùng cuối cùng trở nên thấp.

Sản lượng, kế hoạch, quảng bá, phân phối Nguyên liệu thô, bán thành phẩm, sản phẩm Ký gửi, thanh toán, hóa đơn (phiếu nhập) Thông tin Sản phẩm Tài chính Nhà cung cấp Nhà sản xuất Nhà bán lẻ Nhà phân phối Khách hàng

Lượng bán, đặt hang, tồn kho, chất lượng, quảng bá Trả lại, sửa chữa, bảo dưỡng, tái chế, loại bỏ

Thông tin Sản phẩm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 17

Sơ đồ 2.7 Dòng chảy trong chuỗi cung ứng

Nguồn: Lee, 2000

Chuỗi cung ứng là năng động và liên quan đến dòng thông tin nhất định, sản phẩm và tài chính giữa các giai đoạn khác nhaụ Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi cung ứng. Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt cho sự hiện hữu của bất kỳ chuỗi cung ứng nào là để thỏa mãn nhu cầu khách hàng, trong tiến trình tạo ra lợi nhuận cho chính nó. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn đặt hàng của khách hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ. Thuật ngữ chuỗi cung ứng gợi lên hình ảnh sản phẩm hoặc cung cấp dịch chuyển từ nhà cung cấp đến nhà sản xuất đến nhà phân phối đến nhà bán lẻ đến khách hàng dọc theo chuỗi cung ứng. Nhưng điều quan trọng là dòng thông tin, sản phẩm, tài chính dọc cả hai hướng của chuỗi nàỵ Trong thực tế, nhà sản xuất có thể nhận nguyên vật liệu của một vài nhà cung cấp và sau đó cung ứng đến nhà phân phốị Vì vậy, đa số các chuỗi cung ứng thực sự là các mạng lướị

Liên kết dọc chuyển sang “liên kết ảo” Công ty nguyên vật liệu Công ty vận tải Công ty sản xuất Nhà phân phối độc lập Nhà bán lẻ độc lập

Thị trường biến đổi nhanh, nhỏ lẻ Nguyên vật liệu Vận tải Sản xuất Phân phối Cửa hàng bán lẻ

Thị trường đại trà biến đổi chậm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 18

Sơ đồ 2.8 Liên kết dọc chuyển sang liên kết ảo

Nguồn: Nguyễn Kim Anh, 2006

Bất kỳ chuỗi cung ứng nào cũng cần cân nhắc đến tính đáp ứng nhanh và hiệu quả. Đặc biệt trong điều kiện hiện nay nếu chỉ tập trung vào tính hiệu quả mà bỏ qua tính đáp ứng nhanh các nhu cầu của khách hàng thì các công ty, các chuỗi cung ứng không thể thành công. Cùng sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, các công ty ngày càng chú trọng, chuyên môn hóa vào các sản phẩm mà nó thực hiện tốt nhất để cạnh tranh được các đối thủ khác. Chính điều này đã thúc đẩy các công ty khác nhau liên kết lại với nhau cùng thực hiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng như sự liên kết của các công ty chịu trách nhiệm sản xuất với các công ty chuyên về vận chuyển, phân phối, bán lẻ. Theo đó, mỗi công ty có thể theo kịp tỉ lệ thay đổi và học được những kỹ năng mới cần thiết để cạnh tranh trong kinh doanh.

Theo đó, chuỗi cung ứng cũng chuyển từ chiến lược liên kết dọc sang liên kết ảọ Liên kết ảo được hiểu là sự liên kết của các công ty độc lập với những năng lực cốt lõi (là sản xuất, phân phối, hay bán lẻ) khác nhau trong việc cung ứng sản phẩm tới khách hàng cuối cùng.

Các doanh nghiệp và công ty cần đầu tư, ứng vốn cho các trang trại chăn nuôi đạt chuẩn sau đó bao tiêu sản phẩm với giá thị trường cho đối tác, hợp tác với các doanh nghiệp hay công ty khác để có đủ nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đáp ứng cho chế biến và cung ứng thịt tươi sống. Doanh nghiệp cũng đầu tư để nâng tổng đàn cho chính doanh nghiệp chăn nuôi để tạo nguồn dự trữ như thế tạo được sản phẩm sách, an toàn “từ trang trại đến bàn ăn”.

Trong chuỗi cung ứng thịt lợn việc gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, chế biến và phân phối đã mang lại 4 cái lợi rất lớn. Đó là các doanh ngiệp chủ động được nguồn nguyên liệu không ăn đọng từng bữa; chủ động giá bán, không phải theo giá thị trường dễ mất khách hàng; giảm thiểu được những tác động từ nên kinh tế, giảm

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 19

các chi phí trong sản xuất và điều quan trọng hơn cả là kiểm soát được an toàn vệ sinh thực phẩm, bảo vệ người tiêu dùng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 26)