Đặc tính và đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn thịt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 34)

2.1.6.1 Một số đặc tính sinh học và sản xuất ở lợn

Lợn có khả năng sản xuất caọ Lợn loài động vật có tốc độ sinh trưởng và phát triển cao, ngày nay với sự phát triển của khoa học – công nghệ đã tạo ra những giống lợn công nghiệp có khả năng sản xuất rất caọ Chúng như những cổ máy chuyển hoá thức ăn có hiệu quả, có tốc độ sinh trưởng caọ Điều này đã rút ngắn thời gian nuôi và có nghĩa là hạn chế được rủi ro về kinh tế. Một con lợn nái có thể dễ dàng sản xuất 8 đến 12 lợn con/lứa sau khoảng thời gian có chửa là 114 ngày và trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì có thể có hai lứa/năm.

Lợn là động vật ăn tạp và chịu đựng kham khổ tốt. Lợn trong mọi giai đoạn khác nhau có thể thích hợp với nhiều loại thức ăn khác nhaụ Lợn là một trong những giống vật nuôi có khả năng thích nghi cao, nó rất năng động trong việc khám phá các môi trường mới và tìm kiếm các loại thức ăn mớị Lợn khá mắn đẻ và có khả năng sinh sản rất nhanh, đặc điểm này có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành bầy đàn mới cũng như sự tồn tại lâu dài của giống nòi trong các điều kiện môi trường mớị Lợn không những là động vật dễ nuôi mà còn là loài động vật dễ huấn luyện thông qua việc thiết lập các phản xạ có điều kiện.

Lợn có khả năng sản xuất phân bón tốt. Giống như các gia súc và gia cầm khác, lợn đóng góp một nguồn phân bón đáng kể cho trồng trọt. Một con lợn trưởng thành có thể sản xuất 600-730 kg phân bón/năm. Hàm lượng Nitơ trong phân tươi vào khoảng 0.5 đến 0.6%; phốt phát: 0.5%; và kali: 0.4%. Ở Việt Nam, phân lợn là nguồn phân hữu cơ chủ yếu cung cấp cho trồng trọt, đặc biệt là cho nghề trồng rau (Kỹ thuật chăn nuôi lợn, NXB Nông nghiệp).

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 24

2.6.1.2 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của chăn nuôi lợn Thương mại, thu nhập và phúc lợi từ chăn nuôi lợn.

Khi lợn bắt đầu có giá trị kinh tế. Việc bán lợn và các sản phẩm lợn cung cấp một nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân trên thế giớị Các sản phẩm này đã ảnh hưởng rộng đến các hoạt động kinh doanh khác như: Thương mại, vận chuyển, thị trường, giết mổ, chế biến thức ăn...Ngoài ra nó còn có tác dụng kích cầu đối với các ngành chế biến thức ăn, sản xuất con giống, tinh dịch, thuốc thú y và các thiết bị khác. Chúng là một hình thức tiết kiệm cho người dân, đó là hình thức dự trữ chờ khi điều kiện thị trường thuận lợi hoặc khi gia đình cần có một món tiền đột xuất. Một đàn lợn lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho tương lai khi các bất trắc xảy ra bằng cách chuyển các sản phẩm trung gian (ví dụ như sản phẩm của trồng trọt) sang dạng sản phẩm dự trữ lâu dài dưới dạng lợn.

Chăn nuôi lợn thịt là ngành kinh tế sản xuất hàng hóạ Sản phẩm chính của ngành là thịt lợn. Đây là sản phẩm được trao đổi trên thị trường là chủ yếu (phần được hộ chăn nuôi sử dụng là rất ít). Vì vậy, ngành sản xuất này được coi là sản xuất hàng hóạ Trên thế giới năm 2009 lượng nhập khẩu của 8 nước nhiều nhất thế giới là 3,973 triệu tấn, lượng xuất khẩu 8 nước nhiều nhất là 5,301triệu tấn (Đinh Xuân Tùng, 2009)

Ở nước ta, đây là ngành sản xuất hàng hóa đang phát triển mạnh với các phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi khác nhau, cụ thể:

Phương thức chăn nuôi

Phương thức chăn nuôi truyền thống là phương thức chăn nuôi được lưu truyền từ xã xưa, ngày nay vẫn còn tồn tại khá phổ biến, nhất là ở các vùng kinh tế khó khăn, ít có điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật Với yêu cầu chuồng trại đơn giản, nguồn thức ăn chủ yếu là tận dụng thức ăn dư thừa trong sinh hoạt (Nguyễn Thanh Tùng, 2007). Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là thời gian chăn nuôi kéo dài, năng suất chất lượng sản phẩm thấp, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng cả về số lượng và chất lượng.

Phương thức chăn nuôi công nghiệp là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh tăng năng suất sản phẩm, sử dụng các giống lợn cho năng suất, chất lượng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 25

tốt như giống lợn hướng nạc (Nguyễn Thanh Tùng, 2007). Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là yêu cầu vốn đầu tư lớn, chuồng trại phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật cơ giới hóa các khâu trong quy trình chăn nuôi, thức ăn hỗn hợp được chế biến theo quy trình công nghiệp, năng suất sản phẩm cao, thời gian của một chu kỳ chăn nuôi ngắn phù hợp với quy mô chăn nuôi lớn. Đây là phương thức chăn nuôi được áp dụng phổ biến đối với các nước có nền nông nghiệp, công nghiệp phát triển nhưng ở Việt Nam chưa được áp dụng rộng rãi trong quy mô nông hộ.

Phương thức chăn nuôi bán công nghiệp là phương thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống với áp dụng quy trình chăn nuôi tiên tiến. Sử dụng nguồn thức ăn có sẵn như cám, gạo, ngô, khoai, sắn,..kết hợp với thức ăn đậm đặc pha trộn đảm bảo chế độ dinh dưỡng cho lợn (Nguyễn Thanh Tùng, 2007). Giống lợn được sử dụng chủ yếu là lợn thịt hướng nạc, phương thức này phù hợp với hình thức chăn nuôi nông hộ ở nước ta hiện nay và là phương thức được người nông dân áp dụng phổ biến.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 26

Quy mô chăn nuôi

Khác với trước đây, mỗi hộ nông dân thường chỉ nuôi 1-2 con lợn với mục đích chủ yếu là tận dụng phế phụ phẩm của ngành trồng trọt. Hiện nay, khi nền kinh tế đã có những thay đổi cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, chăn nuôi theo hướng hàng hóa đã hình thành và phát triển. Tùy theo điều kiện của nông hộ (vốn, đất đai, lao động), điều kiện tự nhiên mà cơ cấu chăn nuôi khác nhaụ Tuy nhiên, phương hướng chung trong phát triển chăn nuôi lợn thịt là chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi theo hướng giảm tỷ trọng phương thức chăn nuôi truyền thống với quy mô nhỏ lẻ, tăng dần tỷ trọng phương thức chăn nuôi với quy mô phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt mang lại hiệu quả kinh tế caọ

2.1.6.3 Vai trò của ngành chăn nuôi lợn thịt trong nền kinh tế quốc dân

Trong những năm gần đây, kinh tế hộ nông dân đã có những bước phát triển đáng kể, tạo ra sức mạnh trong phát triển nông nghiệp và thu được những thành tích đáng kể. Sản xuất nông nghiệp bao gồm cả trồng trọt và chăn nuôi đều phát triển mạnh và vững chắc. Giá trị sản phẩm nông nghiệp không ngừng tăng lên. Nông nghiệp nước ta thực sự là cơ sở, là nền tảng cho sự nghiệp Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước. Tổng sản xuất nông nghiệp nước ta, ngành chăn nuôi đặc biệt là ngành chăn nuôi lợn giữ một vai trò quan trọng. Giá trị tổng sản phẩm chăn nuôi chiếm 24,5% trong tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp (Niên giám thống kê, 2010).

Trong điều kiện sản xuất của các nông hộ hiện nay, chăn nuôi lợn tận dụng được các điều kiện như kỹ thuật, sức lao động, thức ăn sẵn có của các hộ gia đình, đồng thời cung cấp các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị hàng hóa phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của xã hộị Chăn nuôi lợn còn tạo ra nguồn phân bón hữu cơ cho phát triển trồng trọt, cung cấp nguyên liệu cho một số ngành chế biến. Chăn nuôi lợn cũng là hướng để chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, tạo ra việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho người chăn nuôi và tăng sản phẩm có chất lượng. Sản phẩm ngành chăn nuôi ngoài việc thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng trong nước, còn là mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị làm tăng ngoại tệ để nhập khẩu các máy móc thiết bị. Chúng ta đã xuất khẩu thịt lợn sang thị

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 27

trường Đông Âu, Hồng Kông, Trung Quốc, Malayxia…và sẽ tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước khác trong thời gian tớị Năm 2006 Việt Nam đã xuất khẩu được 15 nghìn tấn thịt lợn, đến năm 2007 thì lượng thịt lợn xuất khẩu của Việt Nam là 18 nghìn tấn, tương ứng tăng 20%/năm. Như vậy, chăn nuôi lợn có vai trò quan trọng trong nông nghiệp nước tạ Phát triển chăn nuôi lợn sẽ góp phần tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nhằm thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước.

Phát triển chăn nuôi lợn nhằm góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hợp lý, đưa ngành chăn nuôi lợn lên là ngành sản xuất chính cân đối với ngành trồng trọt. Đồng thời, chăn nuôi lợn góp phần phát triển kinh tế hộ và trang trại, nâng cao thu nhập, góp phần khai thác sử dụng nguồn lực có hiệu quả nhất.

2.1.6.4 Những nhân tố ảnh hưởng tới chăn nuôi lợn thịt * Nhóm nhân tố tự nhiên

Đối với ngành chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu (nhiệt dộ, lượng mưa, độ ẩm) có tác động trực tiếp và gián tiếp tới vật nuôị Ở nhiệt độ từ 23-330C, lợn phát triển tốt nhất, ít mắc dịch bệnh và khả năng tăng trọng caọ Bên cạnh đó thì yếu tố đất đai, nguồn nước cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng và phát triển của lợn, đất đai là khâu then chốt cho sự mở rộng quy mô. Nguồn nước cũng ảnh hưởng lớn tới mức tăng trọng của lợn. Ngoài việc phục vụ cho nhu cầu hàng ngày, nước còn dùng để thường xuyên tắm chải cho lợn, vệ sinh dụng cụ, chuồng trạị Nguồn nước dùng cho lợn phải là nước sạch, nước ngọt nhằm hạn chế sự nhiễm dịch bệnh của lợn.

* Nhóm nhân tố kinh tế - xã hội Thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Thị trường có vai trò quan trọng đối với sản xuất kinh doanh và sự phát triển của nền kinh tế xã hộị Đây là khâu then chốt của sản xuất hàng hóa, thị trường chính là cầu nối giữa người sản xuất và người tiêu dùng. Nó cho chúng ta biết kết quả sản xuất của một chu kỳ kinh doanh. Ngày nay, khi đời sống kinh tế phát triển nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng cao đòi hỏi thị trường phải cung cấp sản phẩm thịt lợn có chất lượng caọ Đáp ứng nhu cầu đó, người chăn nuôi đã đầu tư

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 28

nuôi lợn thịt hướng nạc nhằm tăng tỷ lệ thịt nạc trong thành phần thịt xẻ, nâng cao chất lượng thịt và an toàn, song còn gặp phải khó khăn do dịch bệnh và có nhiều sản phẩm thay thế cho thịt lợn như thịt gà, thịt bò. Vì vậy, thị trường tiêu thụ có tác động tích cực đến chăn nuôi thịt lợn.

Vốn sản xuất:

Vốn là điều kiện tiên quyết để phát triển chăn nuôi lợn thịt. Vốn được sử dụng để xây dựng chuồng trại, mua con giống, đầu tư cho chăn nuôi, thuê lao động, mở rộng quy mô,…

Tuy nhiên, mặc dù vốn đầu tư ban đầu cho chăn nuôi lợn thịt tương đối lớn song thời gian thu hồi vốn lại khá chậm. Do đó, việc mở rộng quy mô chăn nuôi theo phương thức chăn nuôi công nghiệp của hộ chăn nuôi gặp không ít khó khăn.

Lao động

Lao động trong chăn nuôi lợn thịt phải là lao động có trình độ nhất định. Do đó, để phát triển chăn nuôi lợn thịt cần phải đào tạo được một đội ngũ lao động có trình độ, có hiểu biết sâu sắc về đối tượng phục vụ nàỵ Ngoài ra, trong chăn nuôi lợn thịt có những công việc mang tính chất thủ công nên có thể tận dụng lao động bình thường, nhàn rỗị Lao động có ảnh hưởng lớn tới kết quả và hiệu quả chăn nuôị

Các chính sách kinh tế xã hội của Nhà Nước

Trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý nền kinh tế hành chính bao cấp sang nền kinh tế thị trường, sự điều tiết vĩ mô của Nhà Nước là hết sức quan trọng. Nó có thể khuyến khích sự phát triển của một ngành sản xuất nào đó hoặc ngược lại, kìm hãm sự phát triển của ngành đó. Chăn nuôi lợn thịt tuy đã có nhiều chuyển biến song vẫn rất cần sự can thiệp của Nhà nước theo hướng thúc đẩy phát triển.

Ở nước ta, theo cấp quốc gia hoạt động chăn nuôi lợn thịt được giao cho Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Cục Nông nghiệp đã được thành lập năm 2003 theo sự cải tổ của Bộ, chịu trách nhiệm khởi thảo các chính sách về ngành chăn nuôị Theo các địa phương (cấp tỉnh và thấp hơn), nhờ quá trình phân cấp quản lý, các tỉnh có thể ban hành chỉ thị và quyết định về hoạt động chăn nuôi lợn thịt được thực hiên trong phạm vi của tỉnh.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 29

Nhân tố kỹ thuật

Chăn nuôi lợn thịt con giống được coi là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển. Do đó, nó đòi hỏi phải được chọn lọc sao cho phù hợp với mục đích sản xuất. Thức ăn là nền tảng cho phát triển chăn nuôị Với lợn thịt, thức ăn là yếu tố cơ bản để tăng chất lượng thịt, tăng tỷ lệ thịt nạc trong thịt xẻ, do đó nếu thức ăn không đủ chất dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển và ảnh hưởng cả đến quá trình sản xuất về saụ Quá trình chăm sóc và nuôi dưỡng cũng có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của lợn, từ đó quyết định đến hiệu quả của chăn nuôi lợn. Công tác thú y rất quan trọng ảnh hưởng tới sự phát triển của đàn lợn.

Nhân tố tổ chức sản xuất

Lựa chọn một mô hình tổ chức hợp lý sẽ tạo thế mạnh cho phát triển chăn nuôị Trước kia, nước ta chỉ có hai hình thức sản xuất được tổ chức chủ yếu, đó là quốc doanh và tập thể. Chăn nuôi trong nông hộ chỉ được coi là sản xuất phụ, không được chú ý đầu tư thâm chí còn bị kìm hãm. Đến năm 1986, hộ gia đình được khẳng định như là một đơn vị kinh tế tự chủ, có điều kiện phát huy thế mạnh của mình nhằm khai thác triệt để các tiềm năng về đất đai, lao động, tiền vốn, tạo cho nông nghiệp nước ta một bước tiến vượt bậc. Chăn nuôi nước ta hiện nay tuy chỉ còn hai hình thức chăn nuôi cơ bản là quốc doanh và hộ gia đình, song chăn nuôi trông các hộ đã thực sự làm thay đổi về cơ cấu sản phẩm nông nghiệp một cách rõ rệt, đã được khẳng định ưu thế của mình trong mối quan hệ với chăn nuôi quốc doanh cũng như các ngành sản xuất khác.

2.2 Cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu

2.2.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ lợn thịt trên thế giới và Việt Nam

2.2.1.1 Tình hình chung về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn trên thế giới

Theo thống kê của FAO (2008) tổng đàn lợn toàn thế giới năm 2000 là 895733,4 nghìn con, đến năm 2007 là 918278,5 nghìn con. Trong đó phân bố không đều giữa các châu lục.

Châu Á luôn luôn là châu lục có số lượng đàn lợn cao nhất thế giớị Theo thống kê của Tổ chức lương thực thế giới (FAO) năm 2007 Châu Á có 535076,8 nghìn con, châu Âu đứng ở vị trí thứ hai với khoảng 198039,7 nghìn con, ít nhất là

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 30

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 34)