Sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện Anh Sơn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 69)

Qua sơ đồ 4.1 ta thấy được các kênh tiêu thụ khác nhau trên địa bàn huyện Anh Sơn. Đã có đầy đủ các tác nhân trong chuỗi cung ứng: hộ chăn nuôi, hộ thu gom, hộ giết mổ, hộ bán lẻ và hộ chế biến. Hộ thu gom là người trực tiếp thu mua lợn từ người chăn nuôi chuyển cho người giết mổ trong huyện và ngoài huyện. Nhưng tại huyện điểm này đang yếu vì người thu gom chỉ cung cấp cho các hộ thu gom và hộ giết mổ ngoài huyện mà chưa cung cấp cho các hộ giết mổ trong huyện. Lượng tiêu thụ sản phẩm lợn thịt trên địa bàn huyện chiếm phần lớn còn lại được đi tiêu thụ ra ngoài huyện, một số tiêu thụ đi lên các huyện miền trên như Con Cuông, Mường Xén và 1 số vận chuyển xuống cho các hộ thu gom ở Đô Lương, Yên Thành và vận chuyển đi ra phía Bắc. Các kênh tiêu thụ trên địa bàn huyện thể hiện trên sơ đồ 4.1.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 59

Sơ đồ 4.1 Sơ đồ tổng quan chuỗi cung ứng sản phẩm lợn thịt tại huyện Anh Sơn

Kênh tiêu thụ 1 Kênh thứ 1 Kênh tiêu thụ 2 Kênh tiêu thụ 3 Kênh tiêu thụ 4 Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ giết mổ, bán buôn Hộ bán lẻ Hộ tiêu dùng Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ giết mổ, bán buôn Hộ bán lẻ Hộ chế biến Hộ tiêu dùng Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ giết mổ, bán lẻ Hộ tiêu dùng Hộ chăn nuôi lợn thịt

Hộ thu gom Hộ thu gom, giết mổ

huyện, tỉnh khác Hộ chăn nuôi lợn thịt Hộ thu gom Hộ thu gom, lò giết mổ ngoài huyện, tỉnh Hộ giết mổ, bán buôn 16.223 Người tiêu dùng trong huyện Hộ bán lẻ Hộ chế biến 3.3923

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 60

Sơ đồ 4.2 Các kênh tiêu thụ trên địa bàn huyện Anh Sơn

Qua sơ đồ 4.2 ta thấy huyện có 4 kênh tiêu thụ lợn thịt. Trong đó kênh tiêu thụ thứ là 2 kênh tiêu thụ ít nhất chỉ chiếm khoảng 8,34% so với tổng số lượng tiêu thụ toàn huyện. Kênh tiêu thụ thứ 1 và thứ 3 là 2 kênh tiêu thụ trực tiếp trên địa bàn huyện, sản phẩm đi từ người sản xuất đến người tiêu dùng trong huyện 2 kênh này chiếm khoảng 60,32%. Còn kênh tiêu thụ thứ 4 là kênh tiêu thụ chiếm phần tương đối lớn hơn 30%, nhưng kênh này lại chuyển sản phẩm ra khỏi huyện và là kênh tiêu thụ ngắn nhất.

4.2.2 Hoạt động của từng tác nhân tham gia chuỗi cung ứng

4.2.2.1 Hoạt động của người cung cấp giống và thức ăn

Ở Anh Sơn hiện nay thịnh hành nhất là giống lợn lai (giống Landrace hoặc Yorkshire) và giống lợn ngoại- siêu nạc. Lợn giống sản xuất trong huyện không đủ đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôị Nguồn lợn giống chủ yếu huyện tự cung tự cấp vì trong huyện có rất nhiều hộ chăn nuôi 2- 3 lợn nái nhằm phục vụ giống cho chăn nuôi lợn cho hộ là chính và một phần bán cho người thân quen. Có những hộ nuôi tới 8 đến 10 con lợn nái nhằm cung cấp giống cho các hộ khác trong huyện. Hơn thế nữa xu hướng của người dân trong huyện đó là mua giống trong huyện sẽ yên tâm về chất lượng hơn và đã quen với điều kiện sống sẽ không sợ bị bỏ ăn hay ỉa chảy sau khi mua về. Mặt khác huyện có trại giống gồm 6 con đực giống tốt cung cấp đầy đủ lượng tinh để bán cho các hộ chăn nuôi lợn nái trên địa bàn huyện. Người chăn nuôi chuyên nghiệp có trại hiện đại, đạt các tiêu chuẩn cao và có kinh nghiệm chăn nuôi thường tập trung vào giống lợn ngoại vì các ưu điểm như tăng trọng cao, hệ số tiêu tốn thức ăn trên đơn vị tăng trọng thấp hơn so với các giống khác, giá bán thịt lợn hơi cao…

Hiện nay với lượng chăn nuôi lợn ngày càng lớn của huyện nhằm đáp ứng với nhu cầu đó thì có rất nhiều đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôi cho người chăn nuôi được mở ra với nhiều hãng khác nhaụ Theo thống kê của Phòng nông nghiệp năm 2010 mỗi xã có khoảng 7-8 đại lý cung cấp thức ăn chăn nuôị Trong đó có có những xã gần đường quốc lộ 7 thì có trên 12 đại lý. Đó là xã Lĩnh sơn, Xã Long

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 61 Sơn, Xã Hoa Sơn, Xã Tường Sơn, Xã Cẩm Sơn và Thị Trấn. Các hãng thức ăn hiện nay thường được sử dụng tại huyện là hãng Con heo vàng, Today, Champion và một số hãng khác. Các loại thức ăn được bán là thức ăn đậm đặc và thức ăn hỗn hợp. Người chăn nuôi sử dụng kết hợp cả hai để nhằm tăng hiệu quả trong chăn nuôi lợn.

Các đại lý bán thức ăn chăn nuôi ở đây thường nhập về và chấp nhận bỏ ra một lượng vốn để mua hàng. Nhưng với các ký kết hợp đồng với các nhà cung cấp nên các đại lý cũng đã đỡ phần gánh nặng trong việc cung lượng vốn ra để mua thức ăn. Đối với việc bán thức ăn cho người chăn nuôi các đại lý thường bán chịu cho người chăn nuôi đến khi nào người chăn nuôi bán lợn thì trả. Giữa người cung cấp cám và người chăn nuôi chủ yếu là hợp đồng miệng và tin tưởng nhau, chỉ có các 2 hộ sản xuất theo quy mô lớn là có ký kết hợp đồng với các đại lý cung cấp cám ổn định và với mức giá thấp hơn vì nhập nhiều cùng một lúc. Với hình thức bán chịu hiện nay đã tạo điều kiện cho người chăn nuôi có khả năng đầu tư tốt hơn và hiệu quả hơn ngay cả khi người chăn nuôi có ít vốn. Chính vì vậy mà trong thời gian vừa qua chăn nuôi lợn của huyện phát triển hơn so với các năm trước và giảm dần những hộ nuôi theo hình thức tận dụng và tăng dần lên những hộ nuôi theo hình thức bán công nghiệp và quy mô nuôi ngày càng lớn hơn.

4.2.2.2 Hoạt động cung ứng của hộ chăn nuôi lợn thịt

ạ Tình hình cơ bản của nhóm hộ điều tra

* Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Hầu hết các chủ hộ nuôi lợn đang ở độ tuổi trung niên, có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi với thời gian chăn nuôi trên dưới mười năm, và chúng tôi cũng gặp một số chủ hộ chăn nuôi còn rất trẻ ở tầm tuổi 30, có kiến thức về chăn nuôi và thú y, hầu hết họ là chủ các hộ chăn nuôi quy mô lớn chăn nuôi mới, thiết kế hiện đại và chuyên việt, chứng tỏ nghề chăn nuôi lợn hiện nay cũng khá hấp dẫn người trẻ tuổị Trong tổng số 60 hộ điều tra thì có 60% số chủ hộ có trình độ văn hóa cấp II, 40% cấp III trong đó có những người là bác sỹ thú y hoặc kỹ sư chăn nuôi nhờ đó việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất rất thuận lợi, không có hộ nào có trình độ cấp Ị Phần lớn các hộ có khoảng 4 khẩu trong đó có từ 2 lao động trở lên nên có

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 62 đủ lao động để tổ chức sản xuất, riêng đối với các hộ chăn nuôi lớn thì phải thuê thêm 1 đến 2 lao động để phụ việc chăn nuôị

Phần thu nhập từ sản xuất nông nghiệp (ngoài chăn nuôi lợn) của các hộ là 16,23 triệu đồng/năm. Điều đó cho thấy cơ cấu kinh tế ở Anh Sơn khá hiện đại, tỉ trọng thu nhập từ nông nghiệp trồng trọt đang giảm dần. Ngoài nông nghiệp người dân có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm từ ngành tiểu thủ công nghiệp và các khu công nghiệp, không ngừng tăng thu nhập làm cho đời sống ổn định và nâng cao chất lượng trong những năm gần đâỵ Các lao động tuổi từ 16 đến 35 không phân biệt trình độ văn hóa đều có thể tìm được việc ở các nhà máy trong huyện và đi làm các tỉnh khác với mức lương từ 1 đến 3 triệu đồng một tháng và khá ổn định.

Nhìn chung kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Anh Sơn nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện miền núi khác trong tỉnh. Điều này ảnh hưởng đến ngành thịt lợn với những thuận lợi và khó khăn nhất định. Thuận lợi là có điều kiện về nguồn vốn, nguồn thức ăn chăn nuôi nhưng khó khăn là thị trường tiêu thụ chưa ổn định và giá cả thường bị người thu gom và người thu mua nhỏ lẻ về giết mổ trong địa phương ép giá.

Bảng 4.6 Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Theo quy mô

Diễn giải ĐVT Tính

chung Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 1. Tổng số hộ điều tra hộ 60 5 33 22 2. Số hộ có chủ hộ là nữ hộ 28 1 15 12 3. Tuổi bình quân chủ hộ tuổi 45,65 44,00 46,30 45,05 4. Trình độ văn hóa

Cấp 2 % 60,00 0,00 63,64 68,18

Cấp 3 % 40,00 100,00 33,33 36,36

5. Số nhân khẩu/hộ người 4,45 4,40 4,15 4,91 6. Số lao động/hộ người 2,68 2,00 2,33 3,36 Hệ số nhân khẩu/lao động người 1,70 2,20 1,78 1,46

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 63 7. Thu nhập ngoài CN lợn/hộ Ngđ 16,23 22,12 17,85 12,47 * Từ ruộng, vườn, ao Ngđ 5,19 6,48 5,43 4,53 * Khác Ngđ 11,05 15,64 12,42 7,94

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 64 Qua bảng 4.6 trên ta có thể thấy được hiện này huyện có 3 quy mô chăn nuôi khác nhaụ Quy mô lớn có 5 hộ được điều tra với quy mô chăn nuôi trên 100 con. Nhóm hộ này 100% đã học hết cấp 3 và một số người đã tham gia nhiêu lớp và tập huấn và phát triển chăn nuôi được tổ chức trong huyện và nhóm người này thường xuyên đọc thêm sách và phương tiện thông tin chúng nhằm có kiến thức hơn để áp dụng vào sản xuất nông nghiệp nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng. Nhóm này cũng có thu nhập ngoài chăn nuôi lợn là lớn nhất vì ngoài chăn nuôi lợn các hộ chăn nuôi quy mô lớn còn phát triển chăn nuôi gà, cá và hơn nữa các hộ chăn nuôi quy mô lớn ở đây phát triển thêm các cây ăn quả rất tốt. Nhóm hộ thứ 2 là nhóm chăn nuôi với quy mô trên 20 con hiện nay nhóm này cũng đang phát triển mạnh ở huyện. Nhóm này kiến thức về chăn nuôi chủ yếu qua học hỏi kinh nghiệm và một phần cũng đã được tham gia các lớp tập huấn về chăn nuôị Thu nhập ngoài chăn nuôi của huyện tương đối cao 22,12 triệu/năm trong đó có 6,48 triệu thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi khác và 15,64 triệu thu nhập từ các nghành nghề khác. Nhóm hộ thứ 3 là nhóm có quy mô chăn nuôi nhỏ hơn 20 con, nhóm này chiếm 37% trong tổng số hộ điều trạ Nhóm này kiến thức về chăn nuôi là từ kinh nghiệm và học hỏi kinh nghiệm ít tham gia và áp dụng khoa học vào sản xuất.

* Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ điều tra

Ở huyện Anh Sơn hiện nay không còn nhiều hộ chăn nuôi kiểu nhỏ lẻ như trước kia, các hộ chăn nuôi qui mô lớn hơn, đầu tư chuồng trại kiên cố, trang thiết bị hiện đại hơn.

Bảng 4.7 Tài sản phục vụ chăn nuôi bình quân/ hộ điều tra Theo quy mô

Diễn giải ĐVT

Quy mô lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ

⃰ Về số lượng

- Diện tích chuồng trại m2 138,6 45,67 26,68 - Diện tích kho chứa m2 34,2 12 0

- Quạt điện Cái 3,2 0 0

⃰ Về giá trị đầu tư 1000đ 119996,7 37966,2 17594,3 - Chuồng trại 1000đ 97400,0 30588,2 16681,8 - Kho chứa 1000đ 21340,3 6430,6 0 - Máy bơm nước 1000đ 1247,8 947,4 912,5

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 65

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011

Qua bảng 4.7 cho ta thấy được tình hình đầu tư vào trang thiết bị cho chăn nuôi hiện nay đã hiện đại hơn so với trước đâỵ Đối với hộ chăn nuôi quy mô lớn diện tích chuồng trại bình quân là 138,6 m2 và diện tích kho chứa bình quân là 34,2m2. Số vốn đầu tư phục vụ cho chăn nuôi gần 120 triệu đồng trong đó đầu tư chuồng trại chiếm lớn nhất hơn 81% ứng với gần 98 triệu đồng. Nhóm hộ này là nhóm hộ duy nhất mới có hệ thống chuồng trại hiện đại hơn và có quạt gió. Hiện nay các hộ này đang có xu hướng mở rộng chuồng trại thêm và áp dụng công nghệ mới như xây theo hướng khép kín hoặc có hệ thống điện, quạt gió và nước hiện đạị Nhóm hộ theo quy mô vừa có diện tích chuồng trại bình quân hộ là 45,67 m2, nhóm này chỉ có khoảng 30% số hộ có kho chứa còn lại là dữ trữ thức ăn ngay trong nhà ở. Mức đầu tư của những hộ này bình quân gần 38 triệu đồng/hộ. Trong đó đầu tư chuồng trại bình quân là 30,6 triệu đồng/hộ, đầu tư cho kho chứa là 6,43 triệu đồng/hộ và đầu tư cho máy bơm nước bình quân là 0,94 triệu đồng.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra

Bảng 4.8 Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ điều tra

Theo quy mô Diễn giải ĐVT Tính chung Quy mô

lớn Quy mô vừa Quy mô nhỏ 1. Vay vốn ■ Có Hộ 24 5 10 9 ■ Không Hộ 36 0 23 13 2. Số tiền vay 1000đ 41542,8 120750,0 22047,6 19200,0 3. Nguồn vay ■ Nguồn chính thống 1000đ 30131,0 92000,0 13714,3 14000,0 ■ Nguồn vay không

chính thống 1000đ 11411,8 28750,0 8333,3 5200,0

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra năm 2011

Theo kết quả điều tra thì hầu hết các hộ chăn nuôi lớn, các hộ chăn nuôi quy mô lớn chăn nuôi đều thiếu vốn sản xuất và phải vay thêm vốn để hoạt động sản xuất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 66 kinh doanh. Nguồn vốn được huy động rất đa dạng, nguồn từ các ngân hàng chính sách, ngân hàng thương mại (chủ yếu nhất vẫn là Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, lãi suất cho vay phổ biến trong năm 2010 là 1,21%/tháng), các quỹ tín dụng nhân dân, nguồn vay của người thân, bạn bè (không phải trả lãi). Qui mô chăn nuôi càng lớn thì số vốn vay càng lớn có thể lên đến hàng trăm triệu đồng. Vốn vay chủ yếu dùng vào đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi và mua lợn giống.

Qua kết quả điều tra ta thấy 100% hộ chăn nuôi quy mô lớn đều vay với mức vay bình quân là 120,75 triệu đồng/hộ trong đó 92 triệu là vay ngân hàng và 28,75 triệu vay họ hàng, người quen. Đối với hai nhóm hộ quy mô còn lại mức vay ít nhóm quy mô vừa mức vay bình quân chỉ 22,05 triệu đồng/hộ và nhóm quy mô nhỏ chỉ 19,2 triệu đồng/hộ. Hai nhóm này vay vốn chỉ dùng nhiều mục đích khác nhaụ Hai nhóm này vẫn có nguồn vay ngân hàng chiếm trên 62% là nguồn vay chính. Nhóm quy mô vừa vẫn vay ngân hàng với mức lãi suất cao như hộ chăn nuôi quy mô lớn nhưng, nhóm quy mô nhỏ thường vay ngân hàng khi được ưu đãi nên chịu lãi suất thấp hơn. Ngoài ra các chương trình cho vay vốn hỗ trợ phát triển kinh tế thông qua các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội cựu chiến binh… cũng giải quyết vấn đề vốn của các hộ rất nhiềụ

Trong chăn nuôi, chi phí mua thức ăn chăn nuôi (TACN) là rất lớn nhưng các hộ chăn nuôi có 2 sự lựa chọn là mua TACN trả tiền ngay hoặc mua trả sau với mức giá cao hơn bình quân 15000đ/1 bao cám hỗn hợp 25kg hoặc cám đậm đặc. Nên bài

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 69)