Kinh nghiệm phát triển chuỗi cung ứng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Thứ nhất, quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, manh mún, chưa tạo ra được sản phẩm mang tính hàng hóa khiến cho việc thực hiện liên kết rất khó khăn. Do sản xuất nhỏ lẻ nên việc ký kết hợp đồng cung ứng vật tư đầu vào cho sản xuất nông nghiệp ít khả thị Doanh nghiệp chế biến hoặc bao tiêu sản phẩm khó có thể ký kết hợp đồng liên kết với hàng chục hộ nông dân với quy mô sản xuất, trình độ canh tác khác nhau phục vụ cho hoạt động của mình, chưa kể đến việc phải có được nguồn vốn tương xứng với quy mô ký kết trong tình trạng tín dụng đang bị thắt chặt như hiện naỵ Sản xuất nhỏ lẻ, manh mún làm hạn chế khả năng áp dụng khoa học và tiến bộ kỹ thuật nên khó có được chất lượng sản phẩm đồng đều, cũng như khó có thể có được giá thành sản phẩm thấp như mong muốn. Mặt khác, sản xuất nhỏ lẻ cũng làm hạn chế khả năng đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 37

nông nghiệp. Điều này cũng là một cản trở cho việc xúc tiến đầu tư, liên kết với nông dân trong chuỗi cung ứng sản xuất, chế biến nông sản.

Thứ hai, cần xác định đúng, đủ và hài hòa lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi liên kết làm cơ sở để phát triển sản xuất. Một khi chưa nhìn nhận đầy đủ các yếu tố tham gia vào chuỗi liên kết một cách khách quan thì khó có thể tạo ra được sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan trong chuỗị Trong các mô hình liên kết chuỗi cung ứng nông sản hiện đang triển khai, vai trò của người thu gom nguyên liệu rất ít được quan tâm và coi trọng (ngoại trừ mô hình liên kết trong sản xuất cà phê ở Đăk Lăk). Cùng với đó, vai trò của ngân hàng trong việc cung cấp vốn cho các bên thực hiện liên kết, vai trò của nhà khoa học, khuyến nông trong việc cung cấp các dịch vụ mang lại giá trị gia tăng cho sản xuất nông nghiệp, cho chế biến… cũng thực sự mờ nhạt khiến cho việc nhân rộng thành công của các mô hình đã có rất khó khăn. Một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản khó có thể ký kết hợp đồng liên kết cung cấp nguyên liệu với hàng trăm nông dân với các trình độ và phương thức canh tác khác nhau, nhưng hoàn toàn có khả năng ký và bảo đảm hợp đồng với 5-10 nhà cung ứng nguyên liệu (người thu gom nguyên liệu). Về phần mình, mỗi nhà thu gom nguyên liệu hoàn toàn có thể liên kết chặt chẽ và hài hòa lợi ích với 20-40 nông dân trong vùng để cung cấp nguyên liệu cho doanh nghiệp chế biến. Có thể nói người thu gom nguyên liệu chính là cầu nối hữu hiệu nhất giữa người sản xuất nguyên liệu và doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản. Thực tế cho thấy việc doanh nghiệp chế biến đứng ra chủ trì các chuỗi liên kết là rất khó khăn vì đa phần các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu nông sản hiện nay chưa thật sự là những tập đoàn mạnh về tiềm lực trên nhiều phương diện, nên chưa thể một mình bảo đảm cung ứng đầy đủ các mặt hàng vật tư hay ứng vốn sản xuất cho nông dân để phát triển, đầu tư mở rộng vùng nguyên liệụ Do vậy, mô hình liên kết vẫn còn đâu đó mang tính chất mô hình hợp tác sản xuất và chia sẻ chi phí đầu tư trong bối cảnh khó khăn nguồn vốn từ hai phía, nhất là chính sách thắt chặt tín dụng như hiện naỵ

Thứ ba, chưa có được một hệ thống chính sách đầy đủ và đồng bộ để thực hiện các chuỗi liên kết cung ứng nông sản và nhất là thiếu một chiến lược dài hạn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 38

để phát triển bền vững trong mối tương quan lợi ích của doanh nghiệp với người sản xuất và rộng hơn là sự cạnh tranh các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Trên thực tế việc liên kết với hợp đồng liên kết dẫu có được ký nhưng việc thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo hợp đồng đã được ký kết vẫn phụ thuộc chủ yếu vào ý thức tự nguyện của cả hai phía nông dân và doanh nghiệp, vì vậy, việc phá vỡ hợp đồng vẫn thường xuyên xảy rạ Mặt khác, nhiều điểm thỏa thuận giữa các thành viên trong chuỗi liên kết, trong các hợp đồng còn thiếu cơ sở, tính pháp lý, sự ràng buộc về mặt pháp luật, chế tài xử phạt... khiến các chuỗi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)