Khung phân tích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 58)

Chuỗi cung ứng bắt đầu từ nhà cung cấp đầu vào gồm hai tác nhân chủ yếu là nhà cung cấp giống và nhà cung cấp thức ăn. Tiếp theo là các hộ nông dân chăn nuôi lợn thịt. Sau đó là các nhà thu mua, thu gom lợn thịt gồm các tác nhân người thu mua về tự thịt bán, người thu mua về bán cho các nhà thu mua khác, người thu mua về bán cho các lò mổ. Tiếp theo là các nhà bán lẻ trên địa bàn huyện. Cuối cùng là người tiêu dùng cuối cùng mua thịt lợn về để ăn.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 48

Sơ đồ 3.1 Khung phân tích chuỗi cung ứng

3.2.2 Thu thập số liệu

3.2.2.1 Thu thập số liệu, thông tin thứ cấp

Thập từ các tài liệu, các bài trong các tạp chí chuyên ngành, mạng internet, cùng các thông tin thứ cấp được công bố trên các báo cáo của UBND huyện Anh Sơn. Các nguồn thông tin này có liên quan tới cơ sở lý luận của chuỗi cung ứng sản phẩm, liên quan đến đặc điểm địa bàn của nghiên cứụ

3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Đề tài có sử dụng những các phiếu điều tra để phỏng vấn với các đối tượng tham gia chuỗi cung ứng thịt lợn.

Lý thuyết về chuỗi cung ứng Thực trạng sản xuất và tiêu thụ

lợn thịt

Phương pháp nghiên cứu

Chuỗi cung ứng thịt lợn Hoạt động chuỗi cung ứng Chi phí, lợi nhuận, giá trong chuỗi Giao dịch, vận chuyển Mối quan hệ giữa các tác nhân Dòng sản phẩm, thông tin, giá trị Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi Sơ đồ chuỗi cung ứng Nguồn gốc thông tin

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 49 Đề tài tiến hành điều tra, phỏng vấn các hộ nông dân ở 4 xã: Hoa Sơn, Long Sơn, Tường Sơn là 3 xã có thế mạnh cũng như quy mô về chăn nuôi lợn thịt. Do vậy, để đánh giá thực trạng chuỗi cung ứng lợn thịt trên địa bàn huyện, chúng tôi đã tiến hành điều tra các hộ phân theo các nhóm tham gia chuỗi cung ứng lợn thịt tại các xã đã chọn.

Căn cứ và tình hình sản xuất và tiêu thụ thực tế chúng tôi đã tiến hành điều tra 110 hộ nhằm thu thập số liệu và đánh giá các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả, dòng tiêu thụ trong chuỗi sản xuất lợn thịt. Tổng số hộ điều tra được phân bổ cho các xã như sau:

Bảng 3.4 Số lượng các tác nhân và người tiêu dùng điều tra

Diễn giải Số lượng ( người)

Hộ chăn nuôi lợn thịt 60 Hộ thu gom 4 Hộ giết mổ 9 Hộ bán lẻ 12 Hộ chế biến 5 Hộ tiêu dùng 20 Tổng cộng 110

Trong 60 hộ chăn nuôi lợn thịt điều tra 22 hộ nuôi dưới 20 con, 33 hộ nuôi từ 20 – 100 con và 5 hộ nuôi trên 100 con.

Để thu thập số liệu thứ cấp, chúng tôi phỏng vấn sâu, trao đổi với các nông hộ, các tác nhân khác về hoạt động của chuỗi cung ứng lợn thịt, tìm hiểu những khó khăn, thuận lợi trong từng khâu trong chuỗị

3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê, mô tả được sử dụng để miêu tả những đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội nổi bật ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động chăn nuôi lợn thịt, được sử dụng để phản ánh hoạt động của chuỗi cung ứng thịt lợn trên địa bàn huyện Anh Sơn

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 50

3.2.3.2 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp thống kê so sánh là phương pháp dùng để phân tích, đánh giá, so sánh sự thay đổi giá qua các tác nhân trong chuỗi cũng như so sánh giữa lợi ích, chi phí trong chuỗị Phân tích so sánh giữa các tác nhân có vai trò như nhau trong các kênh khác nhaụ

3.2.4 Phương pháp phân tích chuỗi cung ứng

Phương pháp này dựa trên phương pháp phân tích chuỗi giá trị để phân tích. Nội dung của phân tích là: con đường từ sản xuất đến tiêu dùng, là một chuỗi các tác nhân từ sản xuất đến tiêu dùng tập trung vào:

- Xác định chất lượng sản phẩm trong chuỗi

- Sơ đồ và quan hệ của hệ thống tác nhân trong chuỗi

- Sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân - Các cơ hội nâng cao giá trị ở từng khâu và toàn chuỗi

- Nhấn mạnh vai trò của thể chế quản trị trong và ngoài chuỗi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ hiểu được một cách có hệ thống về những mối liên kết này trong một mạng lưới, có thể đưa ra những kiến nghị chính sách tốt hơn, và hơn thế nữa, hiểu hơn về tác động ngược lại của chúng trong toàn chuỗị

Do vậy, trong đề tài này tôi sử dụng để tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng cũng như phân tích chi phí, lợi nhuận của các tác nhân và của toàn chuỗị Từ đó, tìm hiểu những tồn tại và nguyên nhân để đưa ra các giải pháp xác thực nhất thúc đẩy hiệu quả của toàn chuỗi cung ứng.

Do thịt lợn là một sản phẩm nông nghiệp nên trong đề tài sử dụng chủ yếu là khung phân tích ngành hàng để phân tích chuỗi cung ứng của nó.

Trong 8 công cụ sử dụng để phân tích chuỗi cung ứng, được chia thành 3 nhóm công cụ. Nhóm công cụ thứ nhất là nhóm các công cụ chung bao gồm lựa chọn chuỗi cung ứng ưu tiên để phân tích và lập sơ đồ chuỗi cung ứng. Nhóm thứ 2 là nhóm các công cụ phân tích định tính bao gồm: Các mối liên hệ, quan hệ xã hội và lòng tin; Quản trị: điều phối, quy định và chế tài kiểm soát. Nhóm thứ 3 là nhóm các công cụ phân tích định lượng bao gồm: Các sự lựa chọn để nâng cấp: kiến thức, kỹ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 51 năng, công nghệ và dịch vụ hỗ trợ; Phân tích chi phí và lợi nhuận; Phân tích phân phối thu nhập; Phân tích phân bổ lao động.

Trong nghiên cứu của mình, tôi sử dụng chủ yếu: Lập sơ đồ chuỗi cung ứng thịt lợn, tìm hiểu mối quan hệ giữa các tác nhân, sử dụng công nghệ kiến thức, phân tích chi phí lợi nhuận và thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗị

3.2.5 Phương pháp xác định liên kết

Chúng tôi sử dụng phương pháp này để xác định xem hình thức và các phương thức liên kết giữa các tác nhân với nhaụ Liên kết xét ở hai khía cạnh là liên kết dọc và liên kết ngang

Xác định liên kết dọc để xem các tác nhân trong mỗi kênh từ người cung cấp đầu cho người sản xuất kinh doanh đến người phân phối có sự liên kết như thế nào với nhau; dòng sản phẩm, thông tin, giá trị chảy qua các tác nhân như thế nàọ

Xác định liên kết ngang để xem các tác nhân cùng có một vai trò như nhau có sự liên kết với nhau để tạo nên lợi thế kinh tế qui mô.

3.2.6 Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

3.2.6.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thực trạng sản xuất – tiêu thụ sản phẩm thịt lợn của các tác nhân

- Số lứa nuôi của các hộ chăn nuôị

- Số lượng và khối lượng cung ứng của từng tác nhân - Phương tiện vận chuyển của các tác nhân

- Thời gian sản phẩm dừng lại từng tác nhân - Số lượng lao động sử dụng

- Giá bán bình quân: Nghìn đồng/100 kg lợn hơi - Thu nhập của từng tác nhân

3.2.6.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh đặc điểm tác nhân

- Tuổi, trình độ chủ hộ, cơ sở sản xuất - Trình độ văn hóa

- Lao động, số khẩu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 52 - Đặc điểm của từng tác nhân

3.2.6.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hoạt động của chuỗi cung ứng

- Hoạt động của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng : Khối lượng mua vào, tiêu thụ bán ra bao nhiêu ; thời gian như thế nào ; Số con nuôi/lứa, số lứa/năm, số đàn nuôi/lứạ

- Ảnh hưởng của từng tác nhân trong chuỗi cung ứng

- Mối quan hệ của các tác nhân trong chuỗi: thông qua hợp đồng văn bản, hợp đồng miệng, tự dọ Trao đổi thông tin và ký kết hợp đồng thường xuyên hay không, chặt chẽ hay không.

- Nguồn thông tin và cách thức trao đổi thông tin của các tác nhân trong chuỗi

- Phương thức thanh toán: Số tiền đặt trước, ứng trước, trả sau, trả ngay khi mua - Giá bán, giá mua và chênh lệnh giá bán và giá mua

- Phân chia lợi ích giữa các tác nhân trong toàn chuỗi cung ứng. Doanh thu tính cho 100kg và doanh thu/ngày ; chi phí/100kg thịt lợn hơi, thu nhập/100kg thịt lợn hơi và tính theo ngàỵ

- Các kênh tiêu thụ chính của chuỗi cung ứng

- Tiêu chí lựa chọn bạn hàng : Chọn những tác nhân có đủ điều kiện để đáp ứng được sự chắc chắn về số lượng cũng như chất lượng, đảm bảo về sự liện kết chặt chẽ.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

PHẦN IV

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Tổng quan về chăn nuôi lợn thịt, chế biến, tiêu thụ thịt lợn ở huyện Anh Sơn

4.1.1 Tình hình chung về chăn nuôi lợn thịt trên địa bàn huyện

Nhìn chung tình hình chăn nuôi lợn thịt ở huyện trong những năm qua không có nhiều biến động nhưng phương thức chăn nuôi và quy mô chăn nuôi có nhiều thay đổị

Bảng 4.1 Số lượng lợn qua các năm của huyện

Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

09/08 10/09 BQ

Tổng 59178 58969 60769 99,65 103,05 101,34 Số nái 11831 11440 11693 96,70 102,21 99,42 Số lợn thịt 47304 47484 49031 100,38 103,26 101,81 Lợn đực giống 43 45 45 104,65 100,00 102,30

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Anh Sơn

Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình chăn nuôi lợn của huyện qua 3 năm tăng chậm chỉ tăng 1,34% và sự tăng này chủ yếu là do tăng số lượng lợn thịt và lợn được giống. Nguyên nhân của những năm này lượng lợn không tăng nhiều là do nhiều đợt dịch bệnh lợn như dịch tại xanh, tụ huyết trùng làm cho lượng lợn nuôi bị giảm xuống. Một phần do bệnh làm chết và một phần do bệnh dịch nên người chăn nuôi không dám mở rộng quy mô mà thậm chí nhiều hộ còn giảm quy mô chăn nuôi sau khi bị dịch. Ta có thể thấy được với lượng đực giống và số lợn nái như vậy đáp ứng đủ lượng lợn con để chăn nuôi trong huyện. Ở huyện lợn chủ yếu tất cả các hộ gia đình đều nuôị Có hộ chăn nuôi theo hình thức tận dụng những chăn nuôi tận dụng chủ yếu là chăn nuôi lợn náị Còn chăn nuôi lợn thịt thì có xu hướng quy mô lớn hơn và chăn nuôi theo hướng bán công nghiệp tăng dần.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 54

Bảng 4.2 Số lượng lợn thịt qua các năm

Tốc độ phát triển (%) Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 09/08 10/09 BQ Lợn thịt Con 47304 47484 49031 100,38 103,26 101,81 - Lợn lai Con 30747 29914 29418 97,29 98,34 97,81 - Lợn siêu nạc Con 16557 17570 19613 106,12 111,63 108,84 SL lợn thịt XC Tấn 1987,56 2059,42 2166,41 103,62 105,20 104,40

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Anh Sơn

Trong ngành chăn nuôi lợn, mục tiêu chung là cung cấp thịt lợn cho thị trường tiêu dùng, trong tổng số lượng đàn lợn thì lợn nuôi lấy thịt chiếm hơn 90%. Hiện nay, người dân chăn nuôi chủ yếu hai loại lợn là lợn siêu nạc và lợn lai kinh tế, giống lợn nội thuần như lợn ỉ rất hiếm. Lợn siêu nạc như tên của nó, là giống lợn cho tỉ lệ nạc rất cao, tỉ lệ thịt móc hàm cao hơn lợn lai vì thế giá bán thịt lợn hơi cao hơn. Tuy nhiên, theo những người sành ăn thì thịt lợn giống cũ chất lượng ngon hơn, đậm đà hơn thịt lợn siêu nạc. Cụ thể qua bảng số liệu trên cho ta thấy tình hình chăn nuôi lợn thịt của huyện qua 3 năm qua mức tăng lên chỉ 1,81% nhưng mức tăng này cũng là một nỗ lực lớn vì 3 năm qua có 2 đợt dịch lớn đã làm lượng lợn chết trong huyện rất nhiềụ Năm 2010 có mức tăng 3,26% nhiều hơn so với các năm trước. Nguyên nhân là có một số hộ chăn nuôi với quy mô lớn bắt đầu đầu tư lại sau đợt dịch và người dân đã chăn nuôi với quy mô lớn hơn khoảng 68% các hộ chăn nuôi trên 10 con và hình thức nuôi cũng đã thay đổi dần theo hướng bán công nghiệp. Trong huyện đã có nhiều đại lý bán thức ăn chăn nuôi không như trước đây chỉ là cám đậm đặc mà trong từ năm 2010 trong huyện đã có nhiều đại lý bán cả thức ăn hỗn hợp giúp chi nhiêu gia đình không làm nông nghiệp mà lại ít lao động sử dụng loại thức ăn này để cho chăn nuôị Qua bảng trên ta thấy được huyện chủ yếu chỉ có 2 loại lợn thịt là lợn lai và lợn siêu nạc. Ta thấy lợn siêu nạc tăng bình quân qua 3 năm là 8,84% còn lợn siêu nạc giảm 2,19%. Xu hướng các hộ chăn nuôi là nuôi lợn siêu nạc do 2 nguyên nhân chính là lợn siêu nạc có khả năng nuôi đến

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 55 100kg và người thu gom muốn mua lợn siêu nạc hơn. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng qua 3 năm tăng bình quân tăng 4,40% trong đó năm 2009 tăng 3,62% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 5,20% so với năm 2009.

4.1.2 Tình hình chế biến, tiêu thụ thịt lợn trên địa bàn huyện

* Chế biến

Bảng 4.3 Tình hình chế biến thịt lợn trên địa bàn huyện

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Ị Tổng số cơ sở chế biến hộ 4 6 8

1. Phân theo phương thức sản xuất

- Bán công nghiệp hộ 0 1 2

- Thủ công hộ 4 5 6

2. Phân theo sản phẩm

- Hộ chế biến giò chả hộ 4 5 6

- Hộ chế biến ruốc thịt hộ 0 1 2

IỊ KL sản phẩm chế biến (giò, ruốc) Tấn 43,2 66,8 89,5

Nguồn: Phòng Thống kê huyện Anh Sơn

Chế biến của các hộ trên địa bàn huyện Anh Sơn chủ yếu là làm giò, làm ruốc. Các hộ chế biến tập trung chủ yếu ở Thị trấn Anh Sơn, xã Đỉnh Sơn, và xã Long Sơn. Trên địa bàn huyện chưa có cơ sở lớn hay nhà máy chế biến thịt công nghiệp, chỉ có các hộ chế biến theo các phương pháp truyền thống nhưng rất ít hộ làm thủ công hoàn toàn, hầu hết họ kết hợp với sử dụng các máy móc trong các khâu nặng nhọc, các hộ làm ruốc sử dụng đánh thịt, giã thịt; các hộ làm giò, chả dùng máy xay thịt, ép thịt nên năng suất lao động cao, giảm chi phí nhân công đáng kể. Hàng năm sản lượng thịt lợn chế biến thành giò, chả, ruốc tăng cao vào hai mùa cưới trong năm và dịp tết Nguyên đán, những ngày thường sản phẩm được chế biến phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 4.3 ta thấy rằng chế biến thịt lợn trên địa bàn huyện Anh Sơn còn rất thủ công và đơn điệu về sản phẩm. Trong khi xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu về các thực phẩm chế biến sẵn ngày càng cao, yêu cầu sản phẩm chất lượng

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 56 cao, mẫu mã phong phú, tiện dụng thì người chế biến thịt ở Anh Sơn vẫn rất đơn điệu với các sản phẩm giò, ruốc. Công nghệ thủ công, không tem nhãn, không đăng ký kinh doanh, không công bố chất lượng sản phẩm… Những sản phẩm này chỉ có

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 58)