nuôi lợn ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp nên Nhà nước quan tâm nhiều sự quan tâm đặc biệt cho việc phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển ngành chăn nuôi – ngành sản xuất mang lại nhiều lợi nhuận cho người nông dân. Chính phủ Việt Nam đã ban hành hàng loạt các chủ trương chính sách nhằm định hướng và phát triển bền vững chăn nuôị Dưới đây là một số chính sách, có tác dụng đến phát triển chăn nuôi đã được Nhà nước ban hành.
Với mục tiêu phấn đấu đưa chăn nuôi phát triển nhanh và trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, những năm gần đây cùng với các chính sách đổi mới kinh tế nói chung, cũng đã có nhiều chủ trương chính sách nhắm phát triển chăn nuôi, trong đó có các chính sách liên quan đến phát triển chăn nuôi lợn.
- Nghị định 14/CP ngày 13/9/1996 về quản lý giống vật nuôị - Nghị định 15/CP ngày 13/9/1996 về quản lý thức ăn chăn nuôị
- Nghị quyết số 06 NQ/TW ngày 10/11/1998 của Bộ Chính trị đưa chăn nuôi thật sự trở thành ngành sản xuất chính trong nông nghiệp.
- Quyết định 225/1999/QĐ/TTg ngày 10/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình giống cây trồng, vật nuôị Trong đó có 12 dự án cấp Trung ương và 29 dự án cấp địa phương về lợn.
- Nghị quyết 03/2000/NQ CP ngày 2/2/2000 về phát triển kinh tế trang trại, trong đó có các trang trại chăn nuôi lợn.
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 39
trương chính sách về chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Nghị quyết đã xác định một số ngành hàng quan trọng trong đó có ngành hàng thịt lợn. Tập trung phát triển đàn lợn phù hợp nhu cầu thị trường trong nước. Phát triển chăn nuôi lợn có chất lượng cao theo hướng sản xuất công nghiệp, bảo đảm an toàn về dịch bệnh để xuất khẩu ở một số vùng có điều kiện. Đồng thời, nghị quyết còn đề cập đến một số chủ trương, chính sách để tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Thông tư liên tịch số 69/2000/TTLT/BNN TCTK ngày 23/6/2000 hướng dẫn tiêu chí xác định kinh tế trang trạị Thông tư qui định rõ chăn nuôi lợn sinh sản từ 20 con trở lên và chăn nuôi lợn thịt có thường xuyên từ 100 con trở lên (không kể lợn sữa) được xem là chăn nuôi lợn theo loại hình trang trạị
- Quyết định số 225/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/12/2000 về hỗ trợ giống cho chăn nuôi thời kỳ 2000 -2005.
- Quyết định số 166/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 26/10/2000 về một số biện pháp và chính sách nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001- 2010. Quyết định này nêu rõ “ Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập cho nông dân. Đến năm 2005 xuất khẩu 80.000 tấn/năm, tiến tới xuất khẩu trên 100.000 tấn thịt lợn các loại”. Quyết định này còn có tác dụng khuyến khích mọi tổ chức, hộ gia đình thuộc các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư phát triển chăn nuôi lợn giống đạt tiêu chuẩn xuất khẩụ
Khi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc diễn biến phức tạp và gây nhiều thiệt hại, Nhà nước đã ban hành các văn bản quy phạm về công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và cơ chế chính sách về kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
- Nghị định số 40/2009/NĐ-CP ngày 24/4/2009 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú ỵ Theo nghị định này mức tiền phạt tối đa đối với một hành vi vi phạm trong lĩnh vực thú y là 40 triệu đồng.
- Quyết định số 63/2005/QĐ-BNN ngày 13/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành quy định về tiêm phòng bắt buộc vắc xin cho gia súc gia
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 40
cầm. Trong đó qui định bắt buộc tiêm phòng bệnh lở mồm long móng cho lợn nái, lợn đực giống; tiêm phòng bệnh dịch tả lợn, bệnh tụ huyết trùng cho tất cả các loại lợn trong diện tiêm phòng.
- Quyết định số 4380/QĐ-UBND ngày 25/8/2009 của UBND Thành phố Hà Nội ban hành “ Quy định mức hỗ trợ kinh phí phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Trong bối cảnh nước ta đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới (WTO), các biện pháp phi thuế quan như hạn chế nhập khẩu, trợ cấp xuất khẩu trong lĩnh vực nông nghiệp không còn hợp lệ và cần phải xoá bỏ. Theo đó, thuế quan và hạn ngạch dần được thay thế bởi các biện pháp về hỗ trợ nghiên cứu phát triển, quảng bá sản phẩm, xúc tiến thương mại, hỗ trợ giải quyết các vấn đề môi trường, kiểm định và cấp chứng nhận chất lượng đối với hàng nông sản trong nước giúp tăng cường sức cạnh tranh của các sản phẩm nộị Hiện nay nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp an toàn, sản phẩm hữu cơ có chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm của thị trường, nhất là thị trường xuất khẩu ngày càng tăng lên.
Trong thời gian tới, các giải pháp, chính sách để phát triển ngành chăn nuôi nói chung và ngành chăn nuôi lợn nói riêng sẽ tập trung vào khuyến khích phát triển sản xuất như: chuyển dịch cơ cấu sản xuất; hỗ trợ việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; hỗ trợ lãi suất đầu tư cho các dự án phát triển sản xuất, bảo quản, chế biến; hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu khoa học, khuyến nông, chọn lọc, lai tạo và sản xuất giống, áp dụng khoa học công nghệ, giống mới vào sản xuất; hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại…