Các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn huyện Anh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 119)

4.3.2.1 Các yếu tố chủ quan

- Nguồn đầu vào cho các hộ chăn nuôi

Câu nói “giống là tiền đề thức ăn là quyết định” nói lên vai trò quan trọng của việc chọn giống tốt nhằm mục đích nâng cao năng suất, chất lượng và thu nhập cho người nuôi lợn.

Ở Anh Sơn hiện nay thịnh hành nhất là giống lợn lai (giống Landrace hoặc Yorkshire) và giống lợn ngoại - siêu nạc. Lợn giống sản xuất trong huyện không đủ đáp ứng nhu cầu giống cho chăn nuôị Nguồn lợn giống chủ yếu huyện tự cung tự cấp vì trong huyện có rất nhiều hộ chăn nuôi 2- 3 lợn nái nhằm phục vụ giống cho chăn nuôi lợn cho hộ là chính và một phần bán cho người thân quen. Có những hộ nuôi tới 8 đến 10 con lợn nái nhằm cung cấp giống cho các hộ khác trong huyện. Hơn thế nữa xu hướng của người dân trong huyện đó là mua giống trong huyện sẽ yên tâm về chất lượng hơn và đã quen với điều kiện sống sẽ không sợ bị bỏ ăn hay ỉa chảy sau khi mua về. Mặt khác huyện có trại giống gồm 6 con đực giống tốt cung cấp đầy đủ lượng tinh để bán cho các hộ chăn nuôi lợn nái trên địa bàn huyện.

Trong chăn nuôi thức ăn chiếm tới 73% giá trị sản xuất , do đó chọn loại thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Nên chon các nhà cung cấp thức ăn có danh tiếng như AF, Champion…

- Đối với hộ chăn nuôi

Giá thành sản phẩm là yếu tố dẫn đến việc hộ chăn nuôi có lãi hay không, nhiều hay ít. Nhưng trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng thì giá thành phụ thuộc rất nhiều vào cho phí. Mà chi phí thức ăn chiếm 2/3 tổng chi phí chăn nuôị Như vậy chi phí thức ăn là yếu tố dẫn đến việc người chăn nuôi có tiếp tục và tăng quy mô nuôi nhằm cung ứng thị trường đủ và kịp thờị Các hộ chăn nuôi lợn vừa và nhỏ tận dụng lợi thế này để nâng cao sức cạnh tranh bằng việc mở rộng các lựa chọn thức ăn tự sản xuất hỗn hợp với cải thiện tiếp cận hệ thống khuyến nông để giảm giá thành sản phẩm. Bên cạnh chi phí thức ăn thì thay đổi phương thức nuôi và xây dựng chuồng trại đúng kỹ thuật cũng làm giảm giá thành sản phẩm.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 109 Nhận thức và kiến thức của các hộ chăn nuôi còn thấp. Chưa thấy được lợi ích cao hơn nếu thực hiện liên kết, ký hợp đồng với các tác nhân hộ thu gom, hộ giết mổ. Hộ chăn nuôi còn sản xuất mang tính nhỏ lẻ chưa tập trung, chưa mang tính hàng hóa caọ Mặt khác tâm lý của các hộ chăn nuôi là yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc quyết đình liên kết với các tác nhân sau đó vì hộ chăn nuôi sợ sự biến động về giá và sự không chắc chắn trong việc liên kết với nhaụ

Hộ chăn nuôi còn chưa nắm bắt và tìm hiểu thông tin từ phía thị trường phản ứng lạị Đây là yếu tố làm cho hộ chăn nuôi quyết định nuôi với khối lượng và quy mô như thế nào cho phù hợp với từng thời điểm.

- Đối với hộ thu gom

Nguồn hàng ảnh hưởng đến việc thu mua và cung ứng lợn ra thị trường. Đây là nhân tố quan trọng dẫn đến việc chuỗi hoạt động có trơn tru hay trục trặc. Thực tế cho ta thấy nguồn hàng ở đây chưa ổn định và còn thu mua theo hình thức tìm kiếm thu mua từng ngày, không có kế hoạnh về nguồn hàng và sản lượng từ trước. Chính vì vậy các hộ thu gom cần phải tìm kiếm nguồn hàng một cách ổn định bằng cách các tác nhân thu gom lập thành hiệp hội và tổ chức ký kết hợp đồng văn bản rõ ràng với các hộ chăn nuôi nhất là đối với nhóm hộ quy mô lớn và quy mô vừạ Mặt khác đối với nguồn đầu ra hộ thu gom cần ký kết và cung cấp nguồn đầu vào cho các hộ giết mổ trong huyện và thực hiện ký kết với các thu gom, lò giết mổ ở huyện khác.

Luồng thông tin mà các hộ thu gom cung cấp ngược lại cho các hộ chăn nuôi còn ít dẫn đến việc hộ chăn nuôi khó nắm bắt được khối lượng và chất lượng sản phẩm cần cung ứng ra thị trường vào từng thời điểm.

- Hộ giết mổ

Nguồn đầu vào còn nhiều bất cập, không ổn định. Hộ còn tự đi tìm kiếm nguồn đầu vào theo ngày dẫn đến việc cung cấp đầu ra cung không ổn định và có những lúc không kịp tìm và thu mua lợn dẫn đến việc không đủ nguồn hàng để cưng ứng cho các tác nhân sau đó. Nguồn hàng còn trực tiếp mua từ hộ chăn nuôi mà việc thu thập thông tin từ phía thị trường phản ứng lại để cung cấp cho hộ chăn nuôi còn rất ít và chưa được coi trọng. Đây là là một trong nhưng yếu tố làm cho hộ

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 110 giết mổ không có được nguồn hàng đáp ứng đúng lúc đúng thời điểm như thị trường mong muốn.

- Hộ bán lẻ

Chất lượng về thông tin khối lượng và chất lượng sản phẩm từ tác nhân này ảnh hưởng rất lớn đến việc mức cung ứng sản phẩm ra thị trường. Nhưng thực tế điều tra cho thấy việc thu thập và tiếp nhận thông tin từ người tiêu dùng để phản ánh lại chính xác cho các tác nhân trước đó là còn kém và chưa chính xác dẫn đến chuỗi cung ứng hoạt động chưa hiệu quả.

- Nhu cầu người tiêu dùng

Ngày nay vấn đề mà người tiêu dùng quan tâm nhất là giá và an toàn thực phẩm. Những thay đổi về sở thích của người tiêu dùng cũng làm thay đổi quá trình chế biến và bán lẻ nông sản - thực phẩm.

Dù đủ chất dinh dưỡng, mỗi người được ăn trung bình 20g đạm động vât/ngày hoặc 7,3 kg/năm, tương đương với 33 kg thịt nạc, hoặc 45 kg cá, hoặc 60kg trứng. Nguồn cung cấp thịt chủ yếu từ chăn nuôi các động vật nông nghiệp trong đó lợn là nguồn cung cấp lớn nhất.

Việc tiêu thụ thịt còn phụ thuộc vào văn hóa, sở thích, niềm tin.. của người tiêu dùng. Hiện nay mức tiêu thụ bình quân 42kg/năm, chỉ tiêu này vẫn không ngừng tăng lên và rất chênh lệch giữa các vùng khu vực.

4.3.2.2 Các yếu tố khách quan

Giá cả: Đây là yếu tố chính dẫn đến hiệu quả của hoạt động chuỗi cung ứng. Khi giá cả biến động làm cho nguồn đầu vào cho các hộ chăn nuôi biến động ngay thời điểm đó nhưng nguồn cung ứng ra thị trường lại sau đó ít nhất 2 tháng vì đây là sản phẩm nông nghiệp mang tính cung chậm muộn. Khi giá cao thì các hộ chăn nuôi đầu tư và chăn nuôi rất nhiều làm cho nguồn cung ra thị trường thời gian sau đó lớn có thể gây ra dư thừa cục bộ lại bị tác động ngược lại bị các tác nhân hộ thu gom, hộ giết mổ ép giá dẫn đến có thể ra thua lỗ cho người chăn nuôị Ngược lại khi giá thấp hộ chăn nuôi lại bỏ trống chuồng trại không chăn nuôi dẫn đến nguồn cung ra thị trường bị giảm xuống. Khi giá cả thay đổi có thể làm cho hợp đồng dễ bị phá vỡ giữa các tác nhân nhất là giữa hộ chăn nuôi với các tác nhân khác.

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ………. 111 Dịch bệnh: Trong các năm trở lại đây có rất nhiều bệnh dịch lớn xảy ra với lợn như dịch tai xanh, tụ huyết trùng. Những khi xảy ra bệnh dịch như vậy có những hộ chỉ bị thiệt hại một khối lượng ít và cũng có những hộ bị thiệt hại rất lớn. Không những thiệt hại về đàn lợn nhưng lúc như vậy kể cả lợn không bị bệnh cũng không tiêu thụ được. Chính vì vậy bệnh dịch gây thiệt hại rất lớn đến người chăn nuôị

Theo thống kê của Cụ chăn nuôi Việt Nam phản ứng của người tiêu dùng khi có dịch bệnh, giảm lượng tiêu dùng 20-30%, chuyển sang mua của các nhà cung cấp uy tín như mua của người quen hoặc kênh phân phối chính thống hoặc chuyển sản tiêu dùng sản phẩm thay thế. Dẫn đến giá thịt lơn hơi giảm xuống, người chăn nuôi bị thiệt hại lớn nhất.

Cơ sở hạ tầng: Ảnh hưởng rất lớn đến cho việc vận chuyển sản phẩm từ người sản xuất đến người tiêu dùng. Đây là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến việc tốc độ vận chuyển sản phẩm giữa các tác nhân, thời gian sản phẩm dừng lại ở các tác nhân. Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung và hỗ trợ về vốn cho các hộ chăn nuôi có thể phát triển. Thực tế tại huyện cho thấy cơ sở hạ tầng tương đối tốt và thuận lợi cho việc vận chuyển của các tác nhân. Cơ bản đường đã được bê tông hóa vào tận các thôn xóm. Hơn nữa huyện có đường quốc lộ 7 đi qua giữa huyện.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi cung ứng sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện anh sơn, tỉnh nghệ an (Trang 119)