Doanh thu của hoạt động bảo lãnh

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 53)

Bảng 2.5: Tình hình bảo lãnh một trách nhiệm cụ thể

Đơn vị tính: triệu USD

1 Dư nợ đầu kỳ 60.1 58.7 74.9 82.4 89.8 2 Nhận nợ 39.2 41.4 43.1 45.7 47.4 3 Trả nợ 40.6 25.2 35.6 38.3 72.1 4 Dư nợ cuối kỳ 58.7 74.9 82.4 89.8 65.1

Nguồn: Ngân hàng Ngoại thương Hà Nội Năm 2005

Có thể thấy doanh số ghi nhận nợ của loại hình phát hành thư bảo lãnh liên tục gia tăng. Sự gia tăng này là do sự ra đời của các văn bản pháp quy:

- Quy chế về quản lý đầu tư và xây dựng kèm theo nghị định của Chính phủ NĐ-52/CP ban hành ngày 8/7/1999 của Thủ tướng chính phủ.

- Quy chế đầu thầu theo Nghị định NĐ 88/CP ban hàng ngày 1/9/1999 Hai quy chế ra đời đã được xây dựng được khung pháp lý cho hoạt động bảo lãnh dự thầu, thực hiện hợp đồng… Trước đây các hoạt động dự thầu, thực hiện hợp đồng ngân hàng đứng ra bảo lãnh song đây là hoạt động hoàn toàn tự phát của các bên không có một khung pháp lý nào quy định rõ quyền lợi và trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia. Chính vì vậy nhiều doanh nghiệp đã chọn phương pháp đặt cọc hơn là bảo lãnh của ngân hàng. Một lần nữa chúng ta lại thấy việc điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ thông qua các văn bản pháp luật có tác động mạnh mẽ tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

b. Dư nợ quá hạn của nhóm bảo lãnh một trách nhiệm cụ thể

Dư nợ quá hạn của hình thức bảo lãnh là con số thể hiện mức độ thanh toán cho các bên nhận bảo lãnh của Ngân hàng. Đây là con số phần nào nói lên chất lượng của hoạt động bảo lãnh. Đối với hình thức này dư nợ quá hạn hầu như không có. Cụ thể:

Trong các vụ đấu thầu để đảm bảo cho người trúng thầu giữ nguyên cam kết của mình, các bên dự thầu phải có sự đảm bảo của ngân hàng. Trị giá của đơn bảo lãnh khoảng 5% tổng giá trị của hợp đồng. Trong hình thức này, ngân hàng thường yêu cầu người được bảo lãnh đặt cọc 100% số tiền được bảo lãnh Bởi vì ngân hàng khó đánh giá mức độ tin cậy của người dự thầu. Trong trường hợp này Ngân hàng ngoại thương Hà Nội sẽ không gặp một chút rủi ro nào. Với tỷ lệ đặt cọc là 100% số tiền bảo lãnh, hình thức này gần như mất đi tính chất “bảo lãnh” của nó và có lẽ chỉ như một hình thức dịch vụ đơn thuần. Song các nhà đầu tư dự thầu vẫn thường chấp nhận bảo lãnh của ngân hàng hơn là đem tiền đặt cọc tại chỗ cho người mở thầu. Bởi vì hầu hết các doanh nghiệp có tài khoản ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội, việc chuyển tiền tương đối đơn giản, hoàn toàn chỉ trên giấy tờ, do đó họ sẽ yên tâm hơn so với việc trao tiền cho người mở thầu. Vì vậy hình thức này vẫn có chỗ đứng. Với hình thức này, tỷ lệ đặt cọc là 100%, do vậy không có dư nợ quá hạn.

Bảo lãnh thanh toán

Hình thức này ra đời sớm hơn so với hình thức bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện. Đặc điểm của hình thức này thường có 2 loại đặt cọc:

- Đặt cọc 100% đối với các doanh nghiệp mà không Ngân hàng không đủ tin tưởng

- Đặt cọc 0-5% đối với các doanh nghiệp lớn, có khoản tiền lớn trong tài khoản ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội.

Chính vì những nguyên nhân trên số dư nợ quá hạn hầu như không có. Tuy nhiên nó cũng phản ánh một điều chưa thật hợp lý khi ngân hàng nhận 100% ký quỹ, thế chấp để đứng ra bảo lãnh thì lúc này các khâu như thẩm định không phải tiến hành nữa. Như vậy nghiệp vụ bảo lãnh không còn mang

tính chất trợ cấp tín dụng của nó nữa. Do đó, đối với các doanh nghiệp có dự án khả thi mà không đủ 100% tiền ký quỹ những vẫn muốn được Ngân hàng bảo lãnh thì Ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được.

Một phần của tài liệu Hoạt động bảo lãnh trong ngoại thương tại ngân hàng ngoại thương Hà Nộ (Trang 53)