Doanh thu bảo lãnh vay thương mại tại Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đang có xu hướng thu hẹp lại, tập trung phục vụ việc nhập nguyên liệu gia công chế biến, tái xuất khẩu. Sự thu hẹp này không hẳn phản ánh sự đi xuống của các hoạt động bảo lãnh vay thương mại mà còn mang ý nghĩa chấn chỉnh lại hoạt động bảo lãnh trước đó đã phát triển tràn lan và nâng cao chất lượng giảm rủi ro cho hình thức bảo lãnh này. Tuy nhiên hoạt động bảo lãnh vay thương mại có những hạn chế:
- Do ảnh hưởng của sự can thiệp của Chính phủ vào công việc kinh doanh của Ngân hàng. Một số dự án Chính phủ chỉ thị cho Ngân hàng đứng ra
bảo lãnh mặc dù tính khả thi của dự án tương đối bấp bênh, khả năng hoàn vốn cho bên nước ngoài là khó khăn. Rủi ro đó Ngân hàng hoàn toàn gánh chịu. Do vậy, khi đưa ra quyết định Chính phủ cần cân nhắc nhiều mặt để đảm bảo cho hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng ngày càng có hiệu quả.
- Còn một vấn đề còn tồn đọng trong bảo lãnh vay thương mại là vấn đề trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ Ngân hàng. Đôi lúc đội ngũ cán bộ Ngân hàng còn tỏ ra non kém trong quá trình tiến hành các nghiệp vụ, thiếu hiểu biết về pháp luật và tập quán thương mại quốc tế, chưa đáp ứng được những thay đổi của thị trường.
- Bên cạnh đó còn nhiều yếu tố khách quan như sự thiếu đồng bộ trong chính sách thương mại, chính sách của nhà nước trong thời gian qua. Các cơ quan thẩm định dự án đầu tư, thẩm định chất lượng, giá cả của hàng nhập khẩu không quy rõ trách nhiệm rõ ràng về các kết quả thẩm định. Trong khi đó việc chấp nhận bảo lãnh của ngân hàng chủ yếu dựa vào kết quả phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền. Nếu có rủi ro thì cơ quan phê duyệt chỉ chịu trách nhiệm một phần trong khi đó ngân hàng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt tài chính
2.2.2.3 Bảo lãnh vay tài chính
Cho vay tài chính là việc các tổ chức trong và ngoài nước cho các doanh nghiệp vay vốn dưới dạng bằng tiền để dùng vào mục đích cụ thể. Để đảm bảo việc trả nợ, ngân hàng thường được yêu cầu bảo lãnh.
Nếu bên cho vay là nước ngoài thì thông thường ở những nước có chính sách tài trợ xuất khẩu, người ta có thể cấp tín dụng trực tiếp cho bên nhập khẩu để bên này có thể mua hàng của nước họ. Tuy nhiên ở Việt Nam do thị trường tín dụng quốc tế không mấy phát triển nên hình thức này thường không được lựa chọn. Thay vào đó các doanh nghiệp nước ngoài thường chọn
hình thức thanh toán trả chậm và yêu cầu ngân hàng của bên nhập khẩu phát hành thư bảo lãnh. Chính vì vậy, bảo lãnh vay tài chính ở Việt Nam không phát triển.
Ngoài ra có thể nêu một số lý do khiến các ngân hàng nước ngoài cho các doanh nghiệp trong nước vay tiền mặt. Đó là ở Việt Nam trong những năm gần đây các liên doanh giữa nước ngoài và Việt Nam được hình thành rất nhiều. Các bên góp vốn để hình thành liên doanh và vốn này được dùng để xây dựng nhà xưởng và nhập máy móc thiết bị. Khi liên doanh đi vào hoạt động thì nảy sinh vấn đề thiếu vốn lưu động. Do đó họ cần có sự tác động của ngân hàng nước ta để vay vốn cho liên doanh. Ngân hàng nước ngoài yêu cầu Ngân hàng ngoại thương Hà Nội đứng ra bảo lãnh các khoản vay này song do nhiều nguyên nhân chủ yếu là do Ngân hàng không thể kiểm soát được việc sử dụng vốn. Chính vì vậy mà Ngân hàng ngoại thương Hà Nội không đứng ra bảo lãnh. Vì những nguyên nhân trên hoạt động bảo lãnh vay tài chính ở Ngân hàng ngoại thương Hà Nội không tồn tại.
2.2.2.4 Nhóm bảo lãnh cho một trách nhiệm cụ thể (bảo lãnh dưới dạng
phát hàng thư)
Nhóm bảo lãnh này có đặc điểm là hầu hết chúng được thực hiện thông qua hình thức phát hành thư bảo lãnh của Ngân hàng. Trong loại hình này bao gồm chủ yếu là bảo lãnh đầu thầu, bảo lãnh thực hiện hoạt động, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh bảo hành.